Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Nghiệm thu đề án phát triển du lịch Bình Gia đến năm 2025 định hướng đến 2030

17/06/2019 | 11:58

Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (Tổng Cục Du lịch – Bộ VHTTDL) đã có buổi làm việc với huyện Bình Gia, Lạng Sơn về báo cáo nghiệm thu đề án phát triển du lịch Bình Gia đến năm 2025 định hướng đến 2030 vào ngày 15/6, tại Lạng Sơn.

Tham dự buổi làm việc, về phía Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (VNCPTDL) có Viện trưởng Nguyễn Anh Tuấn, cùng các thành viên nhóm nghiên cứu. Về phía tỉnh Lạng Sơn có bà Bế Thị Thu Hiền – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng một số lãnh đạo huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

Nghiệm thu đề án phát triển du lịch Bình Gia đến năm 2025 định hướng đến 2030 - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi làm việc

Huyện Bình Gia là một trong những huyện miền núi thuộc tỉnh Lạng Sơn có nhiều tiềm năng về nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn và phong phú: Nhiều cảnh đẹp với núi non kỳ vĩ, nhiều hang động, suối ngàn, thác nước và lưu giữ nhiều sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Nùng-Tày, cũng như những di tích lịch sử khảo cổ, lịch sử cách mạng, trong đó 03 Di chỉ Khảo cổ học đã được xếp hạng di tích Quốc gia; Di tích bến đò Văn Mịch xã Hồng Phong gắn truyền thống Lễ hội Phài Lừa - Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc Gia, cùng với di tích Chiến thắng Cạm Bao, đèo Kéo Coong ... những địa danh đã ghi dấu ấn hào hùng của thời kỳ kháng chiến...

Bên cạnh những giá trị tự nhiên, lịch sử, hiện nay ở Bình Gia vẫn duy trì những bản, làng nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Nùng, Tày, cùng với các làn điệu hát Then, hát Sli, hát Lượn, hát Phong Slư và những sản vật, hoa trái nơi đây như: bánh Ngải, bánh gio, Khẩu sli, Pẻng khô, xôi Vang; thịt Trâu khô, thịt lợn quay, rượu men lá, Quýt vàng, mác Mật, chè dưới tán Hồi, những món đồ thủ công mỹ nghệ, vải nhuộm chàm, thổ cẩm...Mang đặc trưng của văn hóa Nùng – Tày, tạo nên không gian văn hóa đặc sắc.

Đề án được Viện NCPTDL triển khai nghiên cứu, tư vấn từ đầu năm 2018, việc nghiên cứu xây dựng đề án là nhiệm vụ quan trọng để tạo cơ sở cho việc quản lý, khai thác tối ưu và hiệu quả những tiềm năng du lịch, thu hút đầu tư phát triển du lịch nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bởi mặc dù huyện Bình Gia sẵn có những ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đặc sắc, nhưng đến thời điểm hiện tại, sản phẩm phẩm du lịch chưa có, cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch còn hạn chế….

Nghiệm thu đề án phát triển du lịch Bình Gia đến năm 2025 định hướng đến 2030 - Ảnh 2.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc

Các đại biểu tham dự buổi làm việc đều đánh giá cao kết quả nghiên cứu, tư vấn của Viện NCPTDL, đồng thời thảo luận, đóng góp ý kiến để hoàn thiện một số nội dung đề án như số liệu dự báo, tăng trưởng, quan điểm, mục tiêu chung cũng như mục tiêu cụ thể và bổ sung một số dự án đầu tư, giải pháp đầu tư, phát triển du lịch hướng tới bền vững đồng thời. Đã có 100% đại biểu tham dự đã nhất trí thông qua đề án. Hy vọng trong tương lai việc triển khai đề án sẽ mở ra hướng phát triển du lịch huyện Bình Gia, Lạng Sơn nói riêng và góp phần phát triển du lịch Việt Nam nói chung.

Nguyễn Thắng - Văn Luyện

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×