Nghị định quy định về tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài và Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ
22/02/2014 | 16:17B Ộ V Ă N H O Á , T H Ể T H A O V À D U L Ị C H --------------------------------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2013
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Nghị định quy định về tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng,
đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài và Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ
Nghị định quy định về tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng,
đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài và Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ
I. NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC NGÀY KỶ NIỆM, NGHI THỨC TRAO TẶNG, ĐÓN NHẬN HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG, DANH HIỆU THI ĐUA; NGHI LỄ ĐỐI NGOẠI VÀ ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI
1. Sự cần thiết xây dựng Nghị định:
Trong thời gian vừa qua, việc tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, các hình thức khen thưởng cao, nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài được điều chỉnh bởi Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài (xin gọi tắt là Nghị định số 82/2001/NĐ-CP) và Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về nghi thức nhà nước trong tổ chức mít-tinh, lễ kỷ niệm trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ Thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Quy định số 60-QĐ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2003 của Bộ Chính trị về tổ chức các chuyến đi công tác cơ sở, tham dự các cuộc mít-tinh, lễ kỷ niệm, đại hội, hội nghị và tiếp các đoàn đại biểu trong nước của các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao.
Tuy nhiên, những quy định về nghi lễ nhà nước trong tổ chức các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP cần được sửa đổi, bổ sung đầy đủ và chi tiết hơn, để giúp cho việc thực hiện thống nhất, khoa học, tránh rườm rà, tốn kém từ Trung ương đến địa phương, phù hợp với truyền thống của dân tộc, pháp luật và thông lệ quốc tế. Các quy định về khách mời, hình thức tổ chức, chiêu đãi, tặng quà tại Nghị định số 154/2004/NĐ-CP cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chủ trương tổ chức trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, lãng phí. Thực tế tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, các hình thức khen thưởng cao, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều ưu điểm, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, sửa đổi cho phù hợp.
Xuất phát từ những lý do trên, việc xây dựng và ban hành Nghị định quy định về tổ chức các ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài là rất cần thiết. Ngày 29 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định ban hành Nghị định số 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức các ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài
Nghị định được xây dựng trên những quan điểm sau đây:
1. Tiếp tục thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Nghị định ban hành bảo đảm nguyên tắc, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, phát huy hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, có tác dụng điều chỉnh toàn diện việc tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua bằng những quy định cụ thể về quy mô, tần xuất, cấp độ, thời gian đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả thiết thực, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.
3. Hoạt động tổ chức lễ kỷ niệm phải mang ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng; gắn với các phong trào thi đua yêu nước và nhiệm vụ thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Thực hiện nếp sống văn minh, bảo tồn giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc.
4. Việc tổ chức nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài phải trọng thể, trọng thể, trọng thị, nghiêm trang, tiên tiến, thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển đất nước, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
II. Nội dung chính của Nghị định :
Nghị định gồm 14 Chương, 62 Điều:
Chương I. Quy định chung
Chương này gồm 03 điều (từ Điều 1 đến Điều 3) quy định những vấn đề có tính nguyên tắc chung, bao gồm: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; Yêu cầu của việc tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài; Giải thích từ ngữ.
Trong Chương này, Nghị định tập trung những vấn đề có tính nguyên tắc, tuy nhiên điểm mới chương này là đã quy định áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân khi tổ chức các ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài.
Chương II. Kỷ niệm những ngày lễ lớn trong nước
Chương II, gồm 10 điều (từ Điều 4 đến Điều 13) quy định những vấn đề liên quan đến việc kỷ niệm các ngày lễ lớn trong nước bao gồm: Ngày Tết Nguyên đán (01/01 Âm lịch); Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch); Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975); Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954); Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890); Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945). Ngoài ra, Nghị định còn quy định việc tổ chức diễu binh, diễu hành hành, duyệt binh trong lễ kỷ niệm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chương III. Kỷ niệm ngày sinh của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần; kỷ niệm năm mất của các danh nhân
Chương III, gồm 03 điều (từ Điều 14 đến Điều 16) quy định về thẩm quyền quyết định và tần suất, việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần và kỷ niệm năm mất của các danh nhân đã được Đảng, Nhà nước công nhận.
Chương IV. Kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống và các ngày kỷ niệm khác
Chương IV gồm 03 điều (từ Điều 17 đến Điều 19) quy định kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống và ngày kỷ niệm khác của ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài ra, Nghị định còn quy định việc tổ chức diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm chỉ được thực hiện khi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chương V. Kỷ niệm các ngày lễ quốc tế
Chương V gồm 02 điều (từ Điều 20 đến Điều 21) quy định kỷ niệm Ngày sinh của V.I.Lênin (22/4/1870), C.Mác (05/5/1818), Ph.Ăng-ghen (28/11/1820), Ngày Cách mạng Tháng Mười Nga (07/11/1917) và kỷ niệm các ngày lễ quốc tế khác.
Chương VI. Hình thức tổ chức buổi lễ
Chương VI gồm 03 điều (từ Điều 22 đến Điều 24) quy định việc trang trí buổi lễ trong hội trường, tổ chức ngoài trời, cờ truyền thống, trang phục của thành viên Ban tổ chức, đại biểu, khách mời và khối quần chúng dự lễ; quy định biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi.
Chương VII. Yêu cầu, trình tự tiến hành lễ kỷ niệm; nghi thức công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua
Chương VII gồm 04 điều (từ Điều 25 đến Điều 28) quy định các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua quy định tại Luật thi đua, khen thưởng. Chương này cũng quy định yêu cầu của việc tiến hành lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; trình tự tiến hành lễ kỷ niệm và Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng.
Chương VIII. Đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm chính thức
Chương VIII gồm 10 điều (từ Điều 29 đến Điều 38) quy định danh nghĩa các chuyến thăm cấp cáo; quy định việc đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia thăm cấp nhà nước; quy định việc đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước; quy định việc đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức; quy định việc đón, tiếp Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm chính thức; quy định việc đón, tiếp Người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức; quy định việc đón, tiếp Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức; quy định việc đón, tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức; quy định việc đón, tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền thăm chính thức; quy định việc đón, tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thăm chính thức.
Chương IX. Đón, tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc, thăm cá nhân, quá cảnh
Chương IX gồm 03 điều, từ Điều 39 đến Điều 41, quy định việc đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc; quy định việc đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm cá nhân; quy định việc đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài quá cảnh.
Chương X. Đón, tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và một số đoàn khác
Chương X gồm 02 điều (từ Điều 42 đến Điều 43), quy định việc đón, tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội hoặc cấp tương đương và quy định việc đón, tiếp một số khách khác.
Chương XI. Một số quy định khác về đón, tiếp các đoàn khách nước ngoài
Chương XI gồm 10 điều (từ điều 44 đến điều 53) quy định việc đón, tiếp các đoàn khách nước ngoài dự lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài Tưởng niệm; quy định người tháp tùng và vị trí của Đại sứ Việt Nam tại nước khách; quy định cách treo cờ và trang trí; quy định phòng khách danh dự, trải thảm đón, tiễn khách nước ngoài tại sân bay; quy định xe hộ tống, xe dẫn đường; quy định việc đài thọ, tặng phẩm; quy định việc đón, tiễn khách cấp cao nước ngoài đến và về bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy; quy định đón tiếp khách nước ngoài thăm địa phương và quy định việc đón, tiếp khách nước ngoài vào tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
Chương XII. Tiễn và đón Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài
Chương XII gồm 01 điều (Điều 51) quy định cụ thể thành phần Tiễn và đón Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài
Chương XIII. Nghi lễ đối ngoại đối với Đoàn Ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội
Chương XIII gồm 06 điều (từ Điều 55 đến Điều 60) quy định nghi lễ đại sứ trình Quốc thư lên Chủ tịch nước; quy định nghi lễ Đại sứ chào xã giao, từ biệt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; quy định nghi lễ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội; quy định nghi lễ dự chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh nước ngoài, kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao; quy định nghi lễ mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự các hoạt động; quy định thu xếp khách chào Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Chương XIV. Điều khoản thi hành
Chương XIV, gồm 02 điều, từ Điều 61 đến Điều 62, quy định về hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành.
II. TIÊU CHÍ VĂN HÓA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Thông báo số 120/TB-VPCP ngày 30/3/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác trật tự an toàn giao thông toàn quốc năm 2012, trong đó có nội dung giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng, công bố tiêu chí về “văn hóa giao thông”; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Kế hoạch xây dựng tiêu chí văn hóa giao thông, Phối hợp với Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Bộ Giao thông Vận tải tổ chức 02 cuộc hội thảo khu vực để thảo luận góp ý Tiêu chí Văn hóa giao thông (phía bắc tổ chức tại tỉnh Hải Dương ngày 19/7/2012 và khu vực phía Nam tổ chức tại tỉnh Tiền Giang ngày 31/7/2012).
Tại 02 cuộc Hội thảo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhận trên 100 ý kiến góp ý trực tiếp và góp ý bằng văn bản trên tổng số trên 300 đại biểu của Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông Vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành trên cả nước. Các ý kiến thảo luận tập trung nhấn mạnh vào các nội dung: Xây dựng tiêu chí đối với các loại hình giao thông: đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường không, nên chia tiêu chí thành các nhóm đối tượng thực hiện khác nhau. Tiêu chí cần ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ, nội dung cụ thể, phù hợp với các nhóm đối tượng tham gia giao thông. Sau khi tổng hợp các ý kiến đã góp ý tại hội thảo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận thấy: trong tất cả các loại hình giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không đều cần thiết phải ban hành tiêu chí văn hóa giao thông. Song trên thực tế, đối với loại hình giao thông đường thủy, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ban hành tiêu chí cơ bản của các mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy” tại Công văn hướng dẫn số 58/UBATGTQG ngày 28/02/2012. Trong thời điểm hiện nay, tai nạn giao thông đường bộ xảy ra với mức độ nghiêm trọng, nhiều tổn thất thiệt hại và gây bức xúc nhất, vì vậy, tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu và căn cứ vào tình hình thực tế, trước tiên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung xây dựng hoàn thiện Dự thảo Quyết định ban hành Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ và tiếp tục gửi Công văn số 421/VHCS-NSVH ngày 23/10/2012 tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông Vận tải 63 tỉnh/thành xin ý kiến góp ý. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhận được ý kiến góp ý bằng văn bản của các tỉnh/thành phố nhất trí với nội dung đã dự thảo.
Sau khi đã tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn chỉnh văn bản, 2 lần gửi xin ý kiến Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt - Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) và đã nhận được ý kiến đóng góp ý kiến cho dự thảo Tiêu chí của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Công an, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt - Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) và Bộ Giao thông Vận tải.
Tiếp thu ý kiến góp ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ.
Về Nội dung tiêu chí văn hóa giao thông: Quan điểm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhất trí với ý kiến góp ý xây dựng của các tỉnh, thành phố, của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Công an, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt - Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) và Bộ Giao thông Vận tải, nội dung tiêu chí bao gồm 2 phần:
1. Tiêu chí chung: Khái quát, đưa ra thông điệp chung về văn hóa giao thông đường bộ (gồm 9 tiêu chí).
1. Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông;
2. Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh;
3. Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông;
4. Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông;
5. Đi đúng làn đường, phần đường quy định;
6. Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép;
7. Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông;
8. Tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn;
9. Có ý thức văn hoá xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn.
2. Tiêu chí cụ thể riêng cho từng đối tượng và lĩnh vực cụ thể: để cụ thể hóa nội dung tiêu chí cho các đối tượng thực hiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng tiêu chí cụ thể phù hợp cho các nhóm đối tượng và lĩnh vực liên quan tham gia giao thông với những quy định cụ thể để thực hiện (gồm 5 nhóm tiêu chí của 5 nhóm đối tượng).
Nhóm 1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông
Nhóm 2. Đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Nhóm 3. Đối với người tham gia giao thông
Nhóm 4. Đối với cư dân sinh sống ven đường giao thông
Nhóm 5. Đối với chủ phương tiện tham gia giao thông./.