Luật Du lịch (sửa đổi): Bỏ phân biệt khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa
16/08/2016 | 13:47Phiên họp thứ hai Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Luật Du lịch (sửa đổi) vừa diễn ra ngày 15.8, tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, Trưởng ban Soạn thảo chủ trì phiên họp.
Tham dự còn có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cùng đại diện lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL, TCDL với vai trò thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập.
Tại phiên họp, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng TCDL, thay mặt Tổ biên tập trình bày Tờ trình Chính phủ Về Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) sau khi đã tiếp thu rất nhiều ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp…
Sau khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ VHTTDL, TCDL và gửi văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành, tỉnh/ thành phố, Bộ VHTTDL đã nhận được 73 ý kiến đóng góp về dự án Luật Du lịch (sửa đổi). Trong đó có 13 ý kiến của Bộ, cơ quan ngang Bộ; 5 cơ quan thuộc Chính phủ; 40/63 ý kiến của UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương; ý kiến của UB TƯMTTQ Việt Nam; Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam; bạn đọc trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ; ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp…
Những nội dung góp ý chủ yếu tập trung vào: Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; Xếp hạng khu du lịch, điểm du lịch; tuyến du lịch, đô thị du lịch; kinh doanh lữ hành; hướng dẫn viên; cơ sở lưu trú; Thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài; Thanh tra Du lịch…
Tại phiên họp lần hai này, đại diện các Bộ, ngành thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập vẫn tiếp tục đóng góp các ý kiến xây dựng dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), trên cơ sở lĩnh vực ngành, cơ quan mình quản lý, hoạt động.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, sau phiên họp này, Bộ VHTTDL sẽ gấp rút hoàn chỉnh dự án để trình Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội khóa XIV xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ hai./.
Tại phiên họp, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng TCDL, thay mặt Tổ biên tập trình bày Tờ trình Chính phủ Về Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) sau khi đã tiếp thu rất nhiều ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp…
Sau khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ VHTTDL, TCDL và gửi văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành, tỉnh/ thành phố, Bộ VHTTDL đã nhận được 73 ý kiến đóng góp về dự án Luật Du lịch (sửa đổi). Trong đó có 13 ý kiến của Bộ, cơ quan ngang Bộ; 5 cơ quan thuộc Chính phủ; 40/63 ý kiến của UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương; ý kiến của UB TƯMTTQ Việt Nam; Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam; bạn đọc trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ; ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp…
Những nội dung góp ý chủ yếu tập trung vào: Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; Xếp hạng khu du lịch, điểm du lịch; tuyến du lịch, đô thị du lịch; kinh doanh lữ hành; hướng dẫn viên; cơ sở lưu trú; Thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài; Thanh tra Du lịch…
Tại phiên họp lần hai này, đại diện các Bộ, ngành thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập vẫn tiếp tục đóng góp các ý kiến xây dựng dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), trên cơ sở lĩnh vực ngành, cơ quan mình quản lý, hoạt động.
Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) gồm 9 chương, 74 điều được bố cục hợp lý hơn so với Luật hiện hành. Đặc biệt, trong số những nội dung sửa đổi, bổ sung cơ bản Luật Du lịch (sửa đổi) bổ sung đối tượng áp dụng là tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động du lịch ở nước ngoài. Sở dĩ có điều này là vì ngày càng có nhiều người Việt Nam có nhu cầu đi du lịch nước ngoài. Hoạt động du lịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài cần được điều chỉnh bởi Luật Du lịch (sửa đổi) để đảm bảo quyền lợi của khách du lịch; bảo vệ, giữ gìn hình ảnh, bản sắc của dân tộc Việt Nam. Đã xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp du lịch bị lợi dụng hoặc lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người ra nước ngoài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh quốc gia. Vì thế, hành vi lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người ra nước ngoài hoặc vào Việt Nam bất hợp pháp sẽ được bổ sung quy định của điều “Các hành vi bị nghiêm cấm” trong Luật Du lịch (sửa đổi) để Luật điều chỉnh.
Luật Du lịch (sửa đổi) cũng có bước sửa đổi rất quan trọng là loại bỏ sự phân biệt khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Khách du lịch đến Việt Nam và ra nước ngoài đều được đối xử bình đẳng, được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Nâng cao vai trò của hoạt động bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, Luật Du lịch (sửa đổi) đã đưa quy định về giải quyết kiến nghị của khách du lịch từ Chương X Luật Du lịch 2005 lên Chương II, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận, xử lý kiến nghị của khách du lịch, đảm bảo tính khả thi.
Luật Du lịch (sửa đổi) cũng có bước sửa đổi rất quan trọng là loại bỏ sự phân biệt khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Khách du lịch đến Việt Nam và ra nước ngoài đều được đối xử bình đẳng, được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Nâng cao vai trò của hoạt động bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, Luật Du lịch (sửa đổi) đã đưa quy định về giải quyết kiến nghị của khách du lịch từ Chương X Luật Du lịch 2005 lên Chương II, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận, xử lý kiến nghị của khách du lịch, đảm bảo tính khả thi.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, sau phiên họp này, Bộ VHTTDL sẽ gấp rút hoàn chỉnh dự án để trình Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội khóa XIV xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ hai./.
(Nguồn: Báo Văn hóa)