Lễ kỷ niệm 54 năm thành lập ngành Du lịch Việt Nam
08/07/2014 | 09:16Sáng ngày 7/7/2014, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 54 năm thành lập ngành Du lịch Việt Nam.
Cách đây 54 năm, ngày 9/7/1960, ngành Du lịch được thành lập theo Nghị định số 26/CP của Hội đồng Chính phủ, đánh dấu sự khởi đầu của một ngành kinh tế được định hướng phát triển trên cơ sở khai thác, phát huy các giá trị tài nguyên của đất nước. Trải qua 54 năm hình thành và phát triển, ngành Du lịch đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế của một ngành kinh tế đóng góp có hiệu quả cho công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.
Nếu lấy năm 1990 là thời điểm khởi đầu của thời kỳ đổi mới, ngành Du lịch mới đón tiếp và phục vụ được 250 nghìn lượt khách quốc tế thì đến năm 2013, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trên 30 lần, đạt 7,57 triệu lượt khách. Trong thời gian đó, lượng khách du lịch nội địa cũng tăng trưởng mạnh mẽ, từ 1 triệu lượt khách năm 1990 đến 35 triệu lượt khách năm 2013. Sự tăng trưởng không ngừng về lượng khách đã thúc đẩy nhanh chóng hiệu quả kinh tế đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước. Tổng thu từ khách du lịch năm 2013 đạt 200 nghìn tỷ đồng (tương đương 9,7 tỷ USD), chiếm khoảng 6% GDP. Sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp du lịch lữ hành, khách sạn, vận chuyển và nhiều khu du lịch, tổ hợp dịch vụ đã hình thành và khẳng định quy mô, năng lực cung cấp dịch vụ của ngành Du lịch trong những bước phát triển vượt bậc, thu hẹp khoảng cách với khu vực và quốc tế. Hiện nay, cả nước có 1.383 doanh nghiệp lữ hành quốc tế được cấp phép và hàng chục nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa. Về cơ sở lưu trú du lịch, hiện có 15.998 cơ sở lưu trú du lịch với trên 331.538 buồng. Lực lượng lao động ngành Du lịch cũng không ngừng lớn mạnh, đến nay đã có trên 570.000 lao động trực tiếp trong tổng số 1,8 triệu lao động du lịch.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, ngành Du lịch cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là trước sự tác động của tình hình căng thẳng trên biển Đông do Trung Quốc gây nên. Nhằm duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế cũng như khách nội địa, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã triển khai một số giải pháp, trong đó chương trình kích cầu du lịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.
Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm
Nhân dịp này, Tổng cục Du lịch đã phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Chương trình sẽ tập trung đẩy mạnh tăng trưởng du lịch nội địa tại các vùng ven biển, hải đảo, vùng núi có tiềm năng phát triển du lịch; khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương; quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện, mến khách. Chương trình sẽ được triển khai trên cả nước để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng liên tục của ngành Du lịch, đóng góp ngày càng hiệu quả cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường, xóa đói giảm nghèo.
Đoàn xe đạp diễu hành trên đường Thanh Niên
Nhằm phát động chiến dịch kích cầu du lịch nội địa của Tổng cục Du lịch với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, hơn 300 sinh viên từ Viện Đại học Mở Hà Nội, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội với trang phục, cờ phướn mang biểu tượng và khẩu hiệu “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” đạp xe diễu hành qua một số tuyến phố lớn của Hà Nội: khu phố cổ, hồ Hoàn Kiếm, đường Thanh Niên, lăng Bác, Văn Miếu – Quốc Tử Giám...
TTĐT
Nếu lấy năm 1990 là thời điểm khởi đầu của thời kỳ đổi mới, ngành Du lịch mới đón tiếp và phục vụ được 250 nghìn lượt khách quốc tế thì đến năm 2013, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trên 30 lần, đạt 7,57 triệu lượt khách. Trong thời gian đó, lượng khách du lịch nội địa cũng tăng trưởng mạnh mẽ, từ 1 triệu lượt khách năm 1990 đến 35 triệu lượt khách năm 2013. Sự tăng trưởng không ngừng về lượng khách đã thúc đẩy nhanh chóng hiệu quả kinh tế đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước. Tổng thu từ khách du lịch năm 2013 đạt 200 nghìn tỷ đồng (tương đương 9,7 tỷ USD), chiếm khoảng 6% GDP. Sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp du lịch lữ hành, khách sạn, vận chuyển và nhiều khu du lịch, tổ hợp dịch vụ đã hình thành và khẳng định quy mô, năng lực cung cấp dịch vụ của ngành Du lịch trong những bước phát triển vượt bậc, thu hẹp khoảng cách với khu vực và quốc tế. Hiện nay, cả nước có 1.383 doanh nghiệp lữ hành quốc tế được cấp phép và hàng chục nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa. Về cơ sở lưu trú du lịch, hiện có 15.998 cơ sở lưu trú du lịch với trên 331.538 buồng. Lực lượng lao động ngành Du lịch cũng không ngừng lớn mạnh, đến nay đã có trên 570.000 lao động trực tiếp trong tổng số 1,8 triệu lao động du lịch.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, ngành Du lịch cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là trước sự tác động của tình hình căng thẳng trên biển Đông do Trung Quốc gây nên. Nhằm duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế cũng như khách nội địa, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã triển khai một số giải pháp, trong đó chương trình kích cầu du lịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.
Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm
Đoàn xe đạp diễu hành trên đường Thanh Niên
Nhằm phát động chiến dịch kích cầu du lịch nội địa của Tổng cục Du lịch với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, hơn 300 sinh viên từ Viện Đại học Mở Hà Nội, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội với trang phục, cờ phướn mang biểu tượng và khẩu hiệu “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” và “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” đạp xe diễu hành qua một số tuyến phố lớn của Hà Nội: khu phố cổ, hồ Hoàn Kiếm, đường Thanh Niên, lăng Bác, Văn Miếu – Quốc Tử Giám...
Cố vấn trưởng Dự án EU Mary McKeon trao Bộ tài liệu hướng dẫn về vận hành
Trung tâm Thông tin Du lịch cho Phó Tổng cục trưởng TCDL Hoàng Thị Điệp.
Cũng tại lễ kỷ niệm, bà Mary McKeon - đại diện của Dự án EU - Trưởng nhóm Tư vấn của Dự án đã trao Bộ tài liệu Hướng dẫn vận hành Trung tâm Thông tin Du lịch của các địa phương do Dự án xây dựng cho Tổng cục Du lịch và cam kết sẽ hỗ trợ đào tạo nhằm phát triển năng lực xây dựng và quản lý các Trung tâm này tại các địa phương trên toàn quốc.Trung tâm Thông tin Du lịch cho Phó Tổng cục trưởng TCDL Hoàng Thị Điệp.
TTĐT