Văn hóa

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết về nhiệm vụ chuyên môn của bảo tàng

09/04/2025 | 16:55

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết về nhiệm vụ chuyên môn của bảo tàng; gửi, lưu giữ hiện vật, tài liệu về di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu; hoạt động nghiên cứu, sưu tầm và tư liệu hoá di sản văn hoá phi vật thể cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân người nước ngoài và hoạt động nghiên cứu, sưu tầm di sản tư liệu; chương trình, tài liệu, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho nhân lực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Tính đến hết tháng 12/2024, Việt Nam hiện có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước được kiểm kê, trong đó có 34 di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh (gồm 08 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 16 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và 10 di sản tư liệu được Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO ghi danh); 139 di tích quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng, 3.653 di tích quốc gia, 620 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; có 327 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia; hệ thống bảo tàng đã phát triển gồm 204 bảo tàng, trong đó 127 bảo tàng công lập, 77 bảo tàng ngoài công lập, đang lưu giữ, phát huy giá trị trên 4 triệu hiện vật. Do đó, cần phải có những quy định cụ thể để tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Theo đó, Dự thảo Thông tư quy định chi tiết về nhiệm vụ chuyên môn của bảo tàng; gửi, lưu giữ hiện vật, tài liệu về di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu; hoạt động nghiên cứu, sưu tầm và tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân người nước ngoài và hoạt động nghiên cứu, sưu tầm di sản tư liệu; chương trình, tài liệu, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho nhân lực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa không quy định mới TTHC so với các TTHC liên quan đã được quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi một số điều của Luật Di sản văn hóa.

Dự thảo cũng quy định cụ thể thủ tục gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu vào bảo tàng công lập hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chỉ nhằm bảo vệ, gìn giữ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Quy định cụ thể thủ tục đề nghị nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân người nước ngoài và hoạt động nghiên cứu, sưu tầm di sản tư liệu là cần thiết nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan.

Để lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đăng tải toàn văn Dự thảo Thông tư nêu trên.

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 và Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thời gian lấy ý kiến Dự thảo 10 ngày kể từ ngày 09/04/2025 đến hết ngày 18/4/2025.

Xem chi tiết nội dung dự thảo tại đây

PV

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×