Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Lào Cai xây dựng điểm đến du lịch từ văn hóa truyền thống

22/07/2024 | 08:27

Một trong những thế mạnh của tỉnh Lào Cai là có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, là sự hội tụ của văn hóa truyền thống của 25 dân tộc anh em. Do đó, công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững luôn được tỉnh quan tâm và xác định là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Lào Cai xây dựng điểm đến du lịch từ văn hóa truyền thống - Ảnh 1.

Công tác phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững luôn được Lào Cai quan tâm

Chủ trương phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa được tỉnh Lào Cai cụ thể hóa bằng Đề án Phát triển Du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020 và Đề án Phát triển Văn hóa - Du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 – 2025.

Đặc biệt trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành riêng Nghị quyết chuyên đề số 11-NQ/TU. Theo đó, Lào Cai xác định “tầm nhìn” và “Khát vọng phát triển” xây dựng Lào Cai trở thành điểm đến du lịch thiên nhiên, thể thao mạo hiểm “xanh” và “thông minh” hàng đầu Việt Nam và khu vực gắn với bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng núi, nơi du khách sẽ có được những trải nghiệm khác biệt và đích thực vượt cả sự mong đợi với những cảm xúc đặc biệt trên mỗi hành trình”.

Đến nay, toàn tỉnh Lào Cai đã có hơn 54 di tích, di sản văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh, trong đó có 22 di tích, danh thắng cấp quốc gia, 32 di tích, danh thắng cấp tỉnh tạo nên những sắc màu văn hóa đa dạng, phong phú, độc đáo và hấp dẫn; trở thành điểm đến lý tưởng, thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước, quốc tế đến khám phá, trải nghiệm.

Cùng với đó, Lào Cai có 39 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, Xá Phó, Hà Nhì, Bố Y, Pa Dí, Thu Lao... Trong đó, di sản “Kéo co nghi lễ dân tộc Tày, Giáy” nằm trong hồ sơ liên quốc gia “Nghi lễ và trò chơi kéo co” (gồm 4 nước: Việt Nam, Campuchia, Philippines và Hàn Quốc) và hồ sơ “Nghi lễ Then dân tộc Tày” nằm trong Hồ sơ “Thực hành nghi lễ then Tày - Nùng - Thái” được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo Báo Văn hóa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×