Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Lần đầu tiên biên soạn Bách khoa Toàn thư về Du lịch

25/01/2018 | 15:13

Ngày 25/1, tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Ban biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Khoa học Nghiên cứu, Xây dựng cấu trúc vĩ mô, biên soạn mục từ Bách khoa Toàn thư chuyên ngành Du lịch.

Tham dự Hội thảo có bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đại diện các vụ chức năng của Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội, các nguyên lãnh đạo Tổng cục Du lịch cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực Du lịch.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình- Trưởng nhóm Du lịch của Ban biên soạn BKTT Việt Nam 

 

Ngày 15/2/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 238/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là Chủ tịch Hội đồng. Tiếp đó, Chủ tịch Hội đồng đã ký quyết định thành lập Ban chủ nhiệm Đề án và Quyết định bổ nhiệm 37 Trưởng ban biên soạn Chuyên ngành.

Ngày 05/12/2016, Ban chủ nhiệm đề án đã có quyết định số 2483/QĐ-BCNĐA phê duyệt nhân sự Ban biên soạn BKTT chuyên ngành Du lịch, Thể dục Thể thao, Ẩm thực và Trang phục (Quyển 35), bao gồm GS.TS Nguyễn Văn Đính là Trưởng ban. Ban biên soạn BKTT chuyên ngành Du lịch có ba thành viên chính là: ông Vũ Thế Bình, TS Nguyễn Anh Tuấn, Th.S Vũ Quốc Trí và các thành viên là các nhà nghiên cứu, giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực du lịch.

Theo ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, du lịch hiện nay là một ngành kinh tế hàng đầu của thế giới. Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), năm 2016, thế giới đã có 1236 triệu người đi du lịch, doanh thu xuất khẩu của ngành Du lịch đã đạt 14.000 tỷ USD, trở thành ngành kinh tế thứ 3 thế giới (chỉ sau Dầu khí và Hóa chất). Ở nước ta, trong những năm qua Du lịch đã vươn lên thành một điểm sáng của kinh tế đất nước, được nhà nước quan tâm phát triển, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, ngành Du lịch còn nhiều điểm yếu, trong đó nhận thức về Du lịch của cả xã hội còn  thấp, hệ thống nhân lực của ngành còn yếu, tri thức về du lịch còn chưa được hệ thống, thiếu cập nhật và mức độ phổ cập thấp. Do vậy, việc biên soạn BKTT chuyên ngành Du lịch là rất cần thiết.

Toàn cảnh Hội thảo

Ông Bình khẳng định, việc xây dựng BKTT chuyên ngành Du lịch nhằm mục đích: Chuẩn hóa tri thức cơ bản về ngành Du lịch, trong đó có hội nhập với tri thức Du lịch quốc tế, đảm bảo cho Du lịch Việt Nam hội tụ điều kiện để phát triển nhanh và bền vững; Cung cấp công cụ nhận thức chuyên ngành du lịch cho đội ngũ lao động trong ngành Du lịch và những người liên quan đến Du lịch; Phổ cập tri thức chuyên ngành du lịch cho cộng đồng dân cư và cho toàn xã hội.

Theo đề án, chương trình biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam sẽ được thực hiện trong 5 năm (2017-2021). Kế hoạch năm 2017 là các Ban biên soạn hoàn thành xây dựng đề cương quyển chuyên ngành và nội dung cơ bản của đề cương là cấu trúc vĩ mô – xây dựng Bảng mục từ của quyển chuyên ngành.

Ông Bình khẳng định, tuy là ngành kinh tế nhưng hoạt động của ngành Du lịch liên quan đến nhiều yếu tố xã hội, pháp luật, quan hệ quốc tế, an ninh, giao thông, thương mại, tài chính, tài nguyên môi trường, liên quan đến các loại hình dịch vụ như: lữ hành, lưu trú, vận chuyển, ẩm thực, văn nghệ…. Do vậy, khi xây dựng Luật Du lịch 2005, 2017, các khái niệm về Du lịch và các dạng hoạt động du lịch, các mối quan hệ trong hoạt động du lịch đã được sắp xếp theo  trình tự tương đối khoa học. Do vậy, cấu trúc vĩ mô của BKTT chuyên ngành Du lịch, Ban soạn thảo đã thiết kế dựa trên cấu trúc của Luật Du lịch để đảm bảo không bỏ sót bất cứ hoạt động quan trọng nào.

Về số lượng mục từ trong BKTT các chuyên ngành Du lịch, theo dự kiến của Ban biên soạn sẽ có khoảng 500-600 mục từ. Số lượng này là ít đối với ngành du lịch, bởi lẽ riêng giới thiệu các điểm đến tiêu biểu của Du lịch Việt Nam đã có hàng nghìn. Do vậy, trong quá trình biên soạn nội dung của từng mục từ, có thể đưa ra các mục từ ngắn, có nội dung gần với nhau vào một mục từ dài có tính tổng hợp. Nguyên tắc xây dựng Bảng mục từ là chính xác, toàn diện, cập nhật, hiện đại, chuẩn mực, dân tộc, quốc tế và cần yếu (cần thiết và quan trọng).

GS.TS Nguyễn Văn Đính – Trưởng ban biên soạn Quyển 35 cho biết, Du lịch có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, để hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn về Du lịch là hết sức quan trọng. Chính vì vậy mà việc biên soạn cuốn BKTT về Du lịch là cần thiết. Đây là công việc không hề dễ dàng, đòi hỏi tốn nhiều công sức và thời gian vì đây là lần đầu tiên Việt Nam biên soạn Bộ BKTT nói chung và Bách khoa toàn thư về Du lịch nói riêng. Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn nhà khoa học đã được mời tham gia biên soạn. Riêng Quyển 35 đã có gần 20 nhà khoa học trực tiếp tham gia, ngoài ra còn có sự tham gia góp ý của nhiều nhà khoa học và chuyên gia khác./.

Lâm Minh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×