Kiến nghị chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia Chương trình kích cầu du lịch nội địa
16/10/2014 | 17:40Để khích lệ các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ tham gia và triển khai hiệu quả Chương trình kích cầu du lịch nội địa, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 3674/BVHTTDL-TCDL gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị ban hành một số chính sách kích cầu du lịch.
Các kiến nghị tập trung vào các nội dung:
Miễn giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp
Hiện nay, ngành Du lịch vẫn gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và đặc biệt là chịu tác động của sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 tại vùng biển của nước ta vừa qua. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế và khu vực ngày càng gay gắt hiện nay, giá cả dịch vụ du lịch ở nước ta còn cao, trong khi các nước trong khu vực quảng bá mạnh mẽ và có nhiều chính sách kích cầu du lịch với giá dịch vụ du lịch cạnh tranh hơn đã làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và không kích thích phát triển ngành du lịch và dịch vụ trong nước.
Để kích cầu du lịch, cần có sự hỗ trợ cụ thể thông qua chính sách ưu đãi về thuế của Nhà nước, các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ mới có thể tham gia xây dựng các chương trình du lịch giảm giá, khuyến mại nhưng không giảm chất lượng. Vì vậy, để khích lệ các doanh nghiệp du lịch và thương mại dịch vụ hưởng ứng tham gia Chương trình kích cầu du lịch nội địa, Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Quốc hội cho phép giảm 50% thuế giá trị gia tăng và miễn hoặc giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 tháng cuối năm 2014 và cả năm 2015 cho các doanh nghiệp du lịch và thương mại, dịch vụ tham gia chương trình kích cầu du lịch nội địa. Chính sách này đã có tiền lệ khi ngành Du lịch triển khai Chương trình kích cầu du lịch mang tên “Ấn tượng Việt Nam” năm 2009 và được Thủ tướng Chính phủ cho phép giảm 50% thuế giá trị gia tăng và lùi thời hạn nộp thuế thu nhập 9 tháng cho các doanh nghiệp du lịch trong năm 2009.
Hỗ trợ và khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng sản phẩm và cung cấp dịch vụ du lịch ở các tỉnh miền núi, ven biển, đồng bằng có tiềm năng du lịch.
Tiềm năng du lịch của nước ta rất lớn, đặc biệt là ở các tỉnh vùng núi, ven biển, đồng bằng nhưng chưa được khai thác xứng với tiềm năng. Sản phẩm du lịch ở nhiều địa phương còn đơn điệu, thiếu đa dạng, ít được đổi mới nên chưa cuốn hút được khách du lịch nội địa. Để thúc đẩy du lịch ở các địa phương này phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu du lịch của người dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng sản phẩm và cung cấp dịch vụ du lịch ở các tỉnh còn khó khăn nhưng có tiềm năng du lịch, đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế sử dụng tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vì vậy, Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Tài chính và các Bộ liên quan ban hành các chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích các nhà đầu tư cung cấp các dịch vụ du lịch đa dạng, hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa.
Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối các điểm du lịch, tạo thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận và tham quan du lịch tại các điểm đến du lịch ở địa phương
Việc Nhà nước quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng đã góp phần tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện tại chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch còn chưa đồng bộ, thiếu tập trung nên chưa tạo được nhiều điểm đến du lịch có thương hiệu mạnh tiêu biểu tại các địa phương, chưa tạo điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ để kích thích chi tiêu của khách du lịch. Vì vậy, Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải đẩy mạnh đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng và kết cấu hạ tầng du lịch tại các địa phương có tiềm năng du lịch, nghiên cứu có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các trạm dừng chân cho khách du lịch dọc các tuyến đường dẫn đến các tring tâm du lịch và các địa điểm du lịch dọc các tuyến đường dẫn đến các trung tâm du lịch và cá điểm du lịch, tạo thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận và tham quan du lịch tới mọi vùng miền của Tổ quốc.
Về chính sách kích cầu du lịch, tăng cường quản bá điểm đến, xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, trật tự, tạo thuận lợi cho khách du lịch tham quan du lịch tại các địa phương có tiềm năng du lịch
Để triển khai hiệu quả Chương trình kích cầu du lịch nội địa tại các địa phương, đặc biệt các địa phương là trọng điểm du lịch, Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh/thành chủ động đưa ra những chính sách, biện pháp kích cầu du lịch nội địa trên địa bàn, tăng cường quảng bá về tiềm năng, chất lượng và thái độ phục vụ khách du lịch tại các điểm đến du lịch ở địa phương, giảm các phiền hà, tạo thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận và tham quan du lịch tại địa phương.
Đồng thời, để đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và trật tự vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch. Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh/thành tăng cường công tác quản lý, có các biện pháp kiên quyết xử lý các tình trạng chèo kéo, cướp giật, lừa đảo khách du lịch cũng như những vấn nạn xả rác, chất thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường cảnh quan, gây mất trật tự, an ninh, an toàn cho khách du lịch tại các điểm du lịch tại địa phương.
CTTĐT
Miễn giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp
Hiện nay, ngành Du lịch vẫn gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và đặc biệt là chịu tác động của sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 tại vùng biển của nước ta vừa qua. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế và khu vực ngày càng gay gắt hiện nay, giá cả dịch vụ du lịch ở nước ta còn cao, trong khi các nước trong khu vực quảng bá mạnh mẽ và có nhiều chính sách kích cầu du lịch với giá dịch vụ du lịch cạnh tranh hơn đã làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và không kích thích phát triển ngành du lịch và dịch vụ trong nước.
Để kích cầu du lịch, cần có sự hỗ trợ cụ thể thông qua chính sách ưu đãi về thuế của Nhà nước, các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ mới có thể tham gia xây dựng các chương trình du lịch giảm giá, khuyến mại nhưng không giảm chất lượng. Vì vậy, để khích lệ các doanh nghiệp du lịch và thương mại dịch vụ hưởng ứng tham gia Chương trình kích cầu du lịch nội địa, Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Quốc hội cho phép giảm 50% thuế giá trị gia tăng và miễn hoặc giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 tháng cuối năm 2014 và cả năm 2015 cho các doanh nghiệp du lịch và thương mại, dịch vụ tham gia chương trình kích cầu du lịch nội địa. Chính sách này đã có tiền lệ khi ngành Du lịch triển khai Chương trình kích cầu du lịch mang tên “Ấn tượng Việt Nam” năm 2009 và được Thủ tướng Chính phủ cho phép giảm 50% thuế giá trị gia tăng và lùi thời hạn nộp thuế thu nhập 9 tháng cho các doanh nghiệp du lịch trong năm 2009.
Hỗ trợ và khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng sản phẩm và cung cấp dịch vụ du lịch ở các tỉnh miền núi, ven biển, đồng bằng có tiềm năng du lịch.
Tiềm năng du lịch của nước ta rất lớn, đặc biệt là ở các tỉnh vùng núi, ven biển, đồng bằng nhưng chưa được khai thác xứng với tiềm năng. Sản phẩm du lịch ở nhiều địa phương còn đơn điệu, thiếu đa dạng, ít được đổi mới nên chưa cuốn hút được khách du lịch nội địa. Để thúc đẩy du lịch ở các địa phương này phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu du lịch của người dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng sản phẩm và cung cấp dịch vụ du lịch ở các tỉnh còn khó khăn nhưng có tiềm năng du lịch, đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế sử dụng tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vì vậy, Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Tài chính và các Bộ liên quan ban hành các chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích các nhà đầu tư cung cấp các dịch vụ du lịch đa dạng, hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa.
Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối các điểm du lịch, tạo thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận và tham quan du lịch tại các điểm đến du lịch ở địa phương
Việc Nhà nước quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng đã góp phần tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện tại chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch còn chưa đồng bộ, thiếu tập trung nên chưa tạo được nhiều điểm đến du lịch có thương hiệu mạnh tiêu biểu tại các địa phương, chưa tạo điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ để kích thích chi tiêu của khách du lịch. Vì vậy, Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải đẩy mạnh đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng và kết cấu hạ tầng du lịch tại các địa phương có tiềm năng du lịch, nghiên cứu có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các trạm dừng chân cho khách du lịch dọc các tuyến đường dẫn đến các tring tâm du lịch và các địa điểm du lịch dọc các tuyến đường dẫn đến các trung tâm du lịch và cá điểm du lịch, tạo thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận và tham quan du lịch tới mọi vùng miền của Tổ quốc.
Về chính sách kích cầu du lịch, tăng cường quản bá điểm đến, xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, trật tự, tạo thuận lợi cho khách du lịch tham quan du lịch tại các địa phương có tiềm năng du lịch
Để triển khai hiệu quả Chương trình kích cầu du lịch nội địa tại các địa phương, đặc biệt các địa phương là trọng điểm du lịch, Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh/thành chủ động đưa ra những chính sách, biện pháp kích cầu du lịch nội địa trên địa bàn, tăng cường quảng bá về tiềm năng, chất lượng và thái độ phục vụ khách du lịch tại các điểm đến du lịch ở địa phương, giảm các phiền hà, tạo thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận và tham quan du lịch tại địa phương.
Đồng thời, để đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và trật tự vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch. Bộ VHTTDL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh/thành tăng cường công tác quản lý, có các biện pháp kiên quyết xử lý các tình trạng chèo kéo, cướp giật, lừa đảo khách du lịch cũng như những vấn nạn xả rác, chất thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường cảnh quan, gây mất trật tự, an ninh, an toàn cho khách du lịch tại các điểm du lịch tại địa phương.
Nhằm khắc phục sự suy giảm khách du lịch quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch nội địa, khích lệ người dân đi tham quan du lịch tới các vùng miền trong nước, qua đó nâng cao tình yêu quê hương đất nước và góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, Bộ VHTTDL đã ban hành Chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt Nam du lịch Việt Nam - Mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc” để triển khai trong những tháng cuối năm 2014 và năm 2015.
Chương trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ tập trung vào các nội dung: - Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế. - Đẩy mạnh nhu cầu du lịch nội địa nhân dịp các ngày nghỉ, ngày lễ lớn của dân tộc và các sự kiện của ngành Du lịch được tổ chức trong. - Phát động chiến dịch quảng bá tại chỗ đối với khách quốc tế đã đến Việt Nam và nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương. - Phát động Chiến dịch bán hàng giảm giá vào mùa thấp điểm. - Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. - Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá về Chương trình kích cầu du lịch. |
CTTĐT