Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Khôi phục và giữ gìn giá trị nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hà Giang

05/10/2021 | 15:00

Với mục đích sưu tầm, khôi phục và gìn giữ, bảo tồn, giá trị nhân văn trong nghi lễ tín ngưỡng, phát huy tính năng tốt đẹp riêng có của nó trong cộng đồng các dân tộc như: Pu Péo, Mông, Tày, Dao, La Chí... Góp phần thiết thực vào việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững văn hoá các dân tộc Hà Giang. Đồng thời nhằm khơi dậy phát huy nghi lễ truyền thống các dân tộc.

Khôi phục và giữ gìn giá trị nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hà Giang - Ảnh 1.

Trao truyền kỹ thuật thể hiện bộ môn nghệ thuật truyền thống cho thế hệ trẻ là việc làm cần được phát huy trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Ảnh: An An

Trong năm qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc - Bộ VH,TT&DL, UBND các huyện, thành phố tổ chức mở lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể của dân tộc Pu Péo, Mông, Tày, Dao, La Chí. Tham gia truyền dạy là các nghệ nhân dân tộc Pu Péo, Mông, Tày, Dao, La Chí là những người am hiểu về phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, nhạc cụ truyền thống của các dân tộc. Tham gia lớp truyền dạy gồm nhiều lứa tuổi khác nhau. Ban tổ chức lớp đã bố trí thời gian chương trình một cách khoa học, phù hợp với hình thức truyền dạy để đạt kết quả cao. Giúp cho các học viên nắm rõ vai trò, ý nghĩa của các làn điệu dân ca và các nghi lễ tín ngưỡng đối với đồng bào các dân tộc mà ông cha để lại được đúc kết hình thành theo tiến trình lịch sử của dân tộc qua từng thời kỳ. Bên cạnh đó lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể truyền thống giúp cho học viên nắm chắc các kỹ thuật hát, cộng âm và nội dung thang bậc của các bài hát trong các nghi lễ tín ngưỡng, phong tục tập quán truyền thống của các dân tộc trên địa bàn Hà Giang. Giúp cho các học viên hiểu sâu sắc về tính đa dạng của các làn điệu dân ca để thể hiện các bài hát mới hiện đại sáng tác theo giai điệu dân ca như bài: Mừng Đảng, mừng xuân, mừng Thọ, mừng nhà mới... Hướng dẫn cho các học viên biết cách tổ chức và khép nối với các điệu múa mới và dựng một số điệu múa đơn giản. Tập sáng tác các bài hát ca ngợi về Đảng, Bác Hồ và quê hương đất nước. Đồng thời qua đây cũng giúp cho các học viên nhận thức rõ hơn về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc phát huy, bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng. Đặc biệt lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể truyền thống được lãnh đạo các cấp các ngành, nhân dân đồng tình ủng hộ.

Tuy nhiên, việc truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể của dân tộc còn gặp một số khó khăn nhất định. Đại đa số các học viên và nghệ nhân trên địa bàn đều biết về các bài dân ca một cách chưa đầy đủ, dẫn đến hiện tượng mỗi vùng miền, địa phương không đồng nhất về đặc tính truyền thống văn hóa trong cùng một dân tộc. Ý thức của lớp trẻ hiện nay ít để ý đến việc học hay thiếu sự say mê đối với loại hình nghệ thuật truyền thống. Việc sử dụng nhạc cụ của dân tộc đã bị mai một qua thời gian, nên trong quá trình truyền dạy nghệ nhân phải vừa sưu tầm vừa truyền dạy, trong thời gian ngắn học viên khó có thể nắm bắt được hết những kỹ năng cơ bản. Đa số lứa tuổi thanh niên trong các thôn, bản chỉ biết hát một số bài hiện đại, hiểu biết về ý nghĩa vai trò của các nghi lễ truyền thống để phục vụ đời sống sinh hoạt trong cộng đồng các dân tộc chưa nhiều và không dành niềm đam mê với loại hình nghệ thuật truyền thống.

Việc mở các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể và các loại nhạc cụ văn nghệ dân gian của các dân tộc rất cần thiết và cấp bách. Góp phần nâng cao hiệu quả trong việc bảo tồn giá trị nhân văn trong nghi lễ tín ngưỡng, phát huy tính năng tốt đẹp riêng có của nó trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Theo Sở VHTTDL Hà Giang

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×