Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tạo hành lang pháp lý để lĩnh vực quảng cáo phát triển

25/09/2024 | 19:00

Sáng 25/9, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã có buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tạo hành lang pháp lý để lĩnh vực quảng cáo phát triển - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Nhật Linh

Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm và đại diện các Cục, Vụ liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông đã báo cáo, làm rõ một số vấn đề trong thực tiễn thi hành chính sách, pháp luật về quảng cáo, nhất là những khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước đối với quảng cáo trên mạng. Đây là lĩnh vực mới, phức tạp, chưa được quy định trong Luật Quảng cáo hiện hành.

Bên cạnh đó là các nội dung như: quy trình tổ chức, tiếp nhận, rà soát, xử lý vi phạm về quảng cáo trên mạng hiện nay; căn cứ, tiêu chí, cơ sở phân loại để đưa vào các trang blacklist, whitelist; cơ chế phân phối quảng cáo phụ thuộc vào thuật toán tự động của các nền tảng mạng xã hội; tình trạng sai phạm khi đại lý quảng cáo bán lại cho bên thứ 3 không tuân thủ pháp luật Việt Nam và giải pháp chính sách để khắc phục tình trạng này.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cũng giải thích, làm rõ kiến nghị của một số cơ quan báo chí, doanh nghiệp, đại lý quảng cáo, như việc bổ sung quy định miễn trừ trách nhiệm đối với hoạt động quảng cáo vi phạm lồng ghép vào chương trình mua bản quyền và tiếp sóng chương trình truyền hình nguyên vẹn từ nước ngoài; quy định trách nhiệm của các bên (nhãn hàng, nhà sản xuất nội dung quảng cáo, đại lý quảng cáo, mạng xã hội/cơ quan báo chí đăng tải nội dung quảng cáo); quy định cụ thể cơ chế, thời gian cho các đại lý quảng cáo tiếp nhận, phản hồi, điều kiện để gỡ bỏ nội dung quảng cáo…

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo được đánh giá là phức tạp, nhất là với quảng cáo trên mạng - nội dung cốt lõi trong sửa đổi Luật Quảng cáo lần này. 

Chính vì vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Triệu Thế Hùng cho rằng, những thông tin về thực tiễn thi hành chính sách, pháp luật về quảng cáo sẽ là cơ sở quan trọng cho quá trình thẩm tra và góp ý Dự án Luật, nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tạo hành lang pháp lý để lĩnh vực quảng cáo phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với một số nội dung đề xuất bổ sung, ông Triệu Thế Hùng nhấn mạnh quan điểm, nội dung nào đã ổn định, đánh giá kỹ tác động thì đưa vào luật; nội dung nào chưa có tổng kết, đánh giá thì tiếp tục nghiên cứu, chỉ quy định có tính nguyên tắc.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám. Dự án Luật này vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 37. Theo dự kiến, ngày 27/9 sẽ diễn ra Phiên họp toàn thể của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo./.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, Luật Quảng cáo được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012, là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo, tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch và bình đẳng, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật Quảng cáo cũng đã bắt đầu bộc lộ một số bất cập, hạn chế trong công tác quản lý nội dung, phương tiện quảng cáo; các yêu cầu, điều kiện đối với hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên mạng và hoạt động quảng cáo ngoài trời.

Vì vậy, để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan đến văn hóa, công nghiệp văn hóa và xây dựng pháp luật; đồng thời, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Quảng cáo hiện hành; xây dựng thị trường quảng cáo ở Việt Nam phát triển lành mạnh, vì lợi ích chung của xã hội thì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Ddự án Luật đã bám sát mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa nội dung 3 Chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật được Chính phủ và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Thế Công

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×