Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Kết luận của Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình

03/02/2012 | 01:05

(VP) - Từ ngày 12 đến 15/01/2012, tại tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND các tỉnh về thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) và Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Công điện 162/CĐ-TTg ngày 09/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội và công tác quản lý nhà nước các lĩnh vực thuộc Bộ quản lý.

Sau khi kiểm tra thực tế việc quản lý di tích và công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội tại các di tích: Đền Trần, đền Tiên La (Thái Bình); đền Trần, Phủ Dầy (Nam Định) và nghe các đồng chí lãnh đạo các tỉnh báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Thứ trưởng có ý kiến như sau:

Về tình hình thực hiện công tác tổ chức lễ hội, Thứ trưởng ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng của từng Ban Quản lý di tích trong việc quan tâm đầu tư kinh phí tu bổ, tôn tạo để di tích ngày một khang trang, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan, sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài vùng; công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài khuôn viên di tích luôn được chú ý.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng đề nghị các tỉnh cần quan tâm thực hiện giữ được những yếu tố nguyên bản của lễ hội; tất cả các lễ hội, chính quyền phải tích cực tham gia để tổ chức, quản lý lễ hội đạt kết quả tốt. Trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn nhất là các Ban quản lý di tích cần chú ý: Tuyên truyền về di tích và lễ hội; Ban quản lý di tích, Ban Quản lý lễ hội phải ký cam kết với địa phương; kiểm tra và xử lý nghiêm các loại văn hoá phẩm độc hại và hiện tượng đốt đồ mã, xem bói, xóc thẻ, cờ bạc.

Việc hướng dẫn nhân dân đặt tiền lễ và quản lý tiền “giọt dầu”, tiền công đức của Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội chưa được chặt chẽ, cần tổ chức quản lý và sử dụng đúng mục đích, thực hiện theo ý kiễn của Ngân hàng Nhà nước; quy hoạch, sắp xếp hệ thống hàng quán, dịch vụ cho khoa học, gọn gàng, phù hợp với cảnh quan di tích; chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá tại lễ hội; đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn cho nhân dân trong lễ hội, có phương án phòng chống thảm hoạ xảy ra trong lễ hội. Thực hiện nếp sống văn minh, đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng các nhà vệ sinh công cộng, thu gom và xử lý rác thải kịp thời tại các lễ hội.

Sở VHTTDL chỉ đạo và tạo điều kiện để Thanh tra Sở tổ chức thanh tra diện rộng các lễ hội trên địa bàn đạt kết quả tốt. Đối với lễ hội tại đền Trần tỉnh Nam Định, UBND tỉnh cần có văn bản đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ VHTTDL tổ chức họp báo đầu xuân về tổ chức lễ khai ấn đền Trần theo đề án do UBND tỉnh phê duyệt. Đối với đền Trần tỉnh Thái Bình cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng đền thờ Mẫu theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Về một số kiến nghị của tỉnh, Thứ trưởng đề nghị các tỉnh cần tổng kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở kết quả của việc kiểm kê di tích, Bộ sẽ xem xét và bố trí nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia về tu bổ, tôn tạo di tích. Đối với tỉnh Thái Bình, UBND tỉnh chỉ đạo Sở VHTTDL phối hợp với Cục Di sản văn hoá kiểm tra hồ sơ khu Lăng Mộ Trần Thủ Độ để báo cáo Bộ VHTTDL kịp thời có ý kiến điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

HCTC
(Nguồn Thông báo số/TB-BVHTTDL)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×