Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại Hội nghị gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín của 5 dân tộc thiểu số

13/03/2015 | 16:22

Ngày 03/3, Bộ VHTTDL đã có Thông báo số 659/TB-BVHTTDL thông báo kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại Hội nghị gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín của 5 dân tộc thiểu số có số dân dưới 1.000 người bàn về các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Sau khi nghe các đại biểu thảo luận về các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc của 5 dân tộc thiểu số có số dân dưới 1.000 người, Thứ trưởng kết luận:

Về thực trạng đời sống văn hóa:

Văn hoá truyền thống của đồng bào phong phú nhưng chưa được bảo tồn, phát huy đúng mức và đang đứng trước nguy cơ bị phai nhạt, mất dần bản sắc văn hoá tộc người, cá biệt có dân tộc đã không còn tồn tại mô hình cư trú, làng bản truyền thống, các giá trị văn hoá của các dân tộc rất ít người đứng trước nguy cơ mai một cao.

Việc tổ chức các lễ, tết trong cộng đồng các dân tộc góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, tri thức dân gian trong ứng xử giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Tuy nhiên, hiện nay các lễ hội tiêu biểu, đặc sắc với những giá trị nhân văn, giáo dục sâu sắc của các dân tộc ngày càng ít được tổ chức và bị mai một dần. Một số cộng đồng các dân tộc thiếu số rất ít người tại các thôn, bản không còn lưu giữ được các lễ, hội truyền thống của dân tộc mình. Nhiều di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách bài bản khoa học.

Sự giao thoa, ảnh hưởng về văn hoá từ các dân tộc đa số, dân tộc thiểu số đến các dân tộc thiểu số rất ít người đang diễn ra ngày càng sâu sắc trên các phương diện văn hóa vật thể (nhà ở, ăn uống...) và phi vật thể (ngôn ngữ, trang phục, lễ hội...).

Nhà nước đã có hệ thống các chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, chính sách định canh định cư, chính sách hỗ trợ các dân tộc đặc biệt khó khăn. Các chính sách này thường tập trung vào các vấn đề phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất mà thiếu lồng ghép với các đề án về bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc thiếu số. Các chính sách, đề án về văn hóa, văn hoá các dân tộc thiểu số vẫn thường đứng biệt lập, ít gắn kết với các chương trình, đề án phát triển về kinh tế, bảo vệ môi trường... nên hiệu quả chưa cao.

Hệ thống các thiết chế và cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá nhìn chung vẫn ở tình trạng xuống cấp, chắp vá, thiếu đồng bộ và hiệu quả sử dụng còn thấp, một số nơi công trình chưa phù hợp với hình thức và tập quán sinh hoạt của đồng bào.

Vấn đề con người đóng vai trò hệ trọng trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc của 5 dân tộc thiểu số có số dân dưới 1.000 người. Người có uy tín và các nghệ nhân người dân tộc thiểu số ngày càng ít dân. Vai trò của chủ thể, của người dân, của cộng đồng chưa được phát huy và đặt đúng vị trí trong việc lập kế hoạch, xây dựng dự án cũng như triển khai, tổ chức quản lý, giám sát các dự án từ cơ sở đối với các dự án nói chung và các chương trình, dự án về văn hoá, ảnh hưởng tới chất lượng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc thiếu số.

Về một số giải pháp   

Tiếp tục triển khai Dự án “Bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số” được phê duvệt tại Quỵết định số 3508/QĐ-BVHTTDL ngày 10/10/2013 Bộ trưởng Bộ VHTTDL thuộc Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Huy động nguồn lực, phát huy tối đa vai trò của các tổ chức xã hội trong bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc gắn với an sinh xã hội, phát triển du lịch.

Phát huy vai trò của cộng đồng, già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín chủ động lựa chọn và tham gia bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, bảo tồn từ cộng đồng là chính, nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện, không làm thay.

Tăng cường sự liên thông, đồng bộ giữa các đề án, dự án về văn hóa, kinh tế, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, với sự tham gia trực tiếp của các chủ thể văn hóa, đại diện già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín của 5 dân tộc thiểu số có số dân dưới 1.000 người.

Giao Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án, Dự án nghiên cứu về bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc của từng dân tộc Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu (nghiên cứu cụ thể, xác định thứ tự ưu tiên bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, phối hợp liên ngành, lộ trình, kế hoạch cụ thể... ) có sự phối hợp của các địa phương và đại diện 5 dân tộc thiểu số có số dân dưới 1.000 người, báo cáo lãnh đạo Bộ trong quý II/2015.

Giao Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích tăng dân số, phát triển các thành viên gia đình, mô hình gia đình phù hợp của từng dân tộc Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu để góp phần duy trì nòi giống, bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người cần đồng bộ với chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, kinh tế, việc làm.

Giao Cục Di sản văn hóa tăng cường hướng dẫn các địa phương kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và có giải pháp thiết thực hỗ trợ bảo tôn di sản văn hóa của 5 dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người.

Về một số kiến nghị, đề xuất

Giao Cục Văn hóa cơ sở rà soát, hướng dẫn các địa phương xây dựng các nhà văn hóa thôn bản, nhà sinh hoạt cộng đồng phải phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào, có sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt chú ý tính đặc thù của vùng, miền, dân tộc.

CTTĐT

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×