Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại buổi làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương

08/01/2014 | 09:51

(VP) - Ngày 31/12, Bộ VHTTDL đã có văn bản số 4801/TB-BVHTTDL thông báo kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương về công tác văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn Tỉnh.

Sau khi nghe Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành tại địa phương trong năm 2013, kế hoạch năm 2014; công tác tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII tại Bình Dương, ý kiến của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và phát biểu của các thành viên dự họp, Thứ trưởng kết luận:

Thời gian qua, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Dương nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Trong sự nghiệp phát triển văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao tỉnh Bình Dương đã có những chuyển biến tích cực, tương đối toàn diện. Bộ VHTTDL ghi nhận việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong thời gian qua.

Để góp phần triển khai kết luận, kiến nghị của Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đề nghị tỉnh Bình Dương nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp phù hợp phát triển văn hóa trong bối cảnh địa phương có những biến đổi lớn về cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch của dân cư.

Để thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch trong thời gian tới, đề nghị tỉnh Bình Dương quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Về văn hoá, gia đình:

Quan tâm, dành nguồn lực tương xứng, hài hòa với sự phát triển kinh tế, để đầu tư phát triển văn hóa theo Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam tại địa phương và Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Xây dựng chương trình hành động của địa phương bảo vệ, phát huy một cách phù hợp di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ” đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, phối hợp với các địa phương tổ chức lễ đón nhận và chuẩn bị tham dự Festival “Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ”.

Tiếp tục triển khai các hoạt động kiểm kê thường niên di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình Bộ VHTTDL xem xét đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với những di sản có giá trị; quan tâm, có chính sách đãi ngộ, tôn vinh cũng nhưng nắm bắt hiện trạng thực hành, duy trì và truyền dạy của nghệ nhân thuộc các lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; sớm Quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn Tỉnh theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Tăng cường tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hóa nghệ thuật, đưa các chương trình nghệ thuật phục vụ công nhân các khu công nghiệp, phát huy các thiết chế văn hoá, thể thao tại khu công nghiệp, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.

Tiếp tục quan tâm tích cực huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào chủ trương xã hội hóa để thực hiện cải tạo, nâng cấp và đầu tư  các công trình văn hóa, thể thao và các dự án phát triển du lịch.

Tiến hành xây dựng Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất của địa phương mình phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đưa chương trình xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương để bố trí nguồn vốn.

Về Thể thao:


Tiếp tục quán triệt, triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản của Đảng, Chính phủ về công tác thể dục thể thao: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020; Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ; Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.

Tập trung triển khai thực hiện Đề án “Tuyển chọn và đào tạo vận động viên năng khiếu, trẻ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011- 2014 và định hướng đến năm 2018” và Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bình Dương đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.

Quan tâm đẩy mạnh phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, đặc biệt tổ chức tốt Đại hội thể dục thể thao Tỉnh, đồng thời chuẩn bị lực lượng VĐV tham dự Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014; tiếp tục đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Tiếp tục chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu tập luyện và tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế trên địa bàn.

Về Du lịch:

Duy trì, phát huy hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, tích cực chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.

Quan tâm triển khai Đề án “Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù Bình Dương đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” và Đề án “Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020” từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thời gian tới, rà soát, điều chỉnh phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch miền Đông Nam bộ giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tăng cường liên kết với các tỉnh miền Đông, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh trong sản phẩm, xúc tiến, quảng bá du lịch của miền Đông Nam bộ. Tập trung tổ chức Lễ hội “Lái Thiêu – Mùa trái chín năm 2014” dần hình thành thương hiệu phục vụ phát triển du lịch.

Về các kiến nghị, đề xuất của tỉnh Bình Dương:

Về nguyên tắc, Bộ VHTTDL đồng ý đề xuất của Tỉnh về tiếp tục hỗ trợ các dự án từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, giaoVụ Kế hoạch, Tài chính cân đối chung, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét.

Giao Tổng cục Du lịch: Chỉ đạo Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch phối hợp với các địa phương miền Đông Nam bộ, Bình Dương xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch miền Đông Nam bộ giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Đề cương được phê duyệt và tình hình thực tế.

Phối hợp chỉ đạo Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý các cơ sở lưu trú du lịch, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch; tăng cường cung cấp thông tin về tiềm năng, cơ hội, chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào du lịch.

Giao Cục Di sản văn hoá: Tiếp tục hỗ trợ chuyên môn cho Tỉnh thực hiện các dự án bảo tồn, trùng tu di tích trên địa bàn đã được hỗ trợ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá; hướng dẫn địa phương xây dựng chương trình hành động của địa phương bảo vệ, phát huy một cách phù hợp di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ”.

Giao Cục Văn hóa cơ sở: Chủ trì tổ chức hướng dẫn Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của  Thủ tướng Chính phủ; làm rõ mô hình quản lý, quy định về xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất.

Chủ trì tổng kết, đánh giá mô hình “Khu nhà trọ văn hóa” tại Bình Dương và các tỉnh/thành có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất để đề xuất, hướng dẫn các địa phương phù hợp, kịp thời.

Các đơn vị thuộc Bộ tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao tại Thông báo này, báo cáo kết quả qua Văn phòng Bộ để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ trước ngày 15/12/2014.

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×