Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về Đề án phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam

09/11/2010 | 08:39

(VP)- Ngày 06/10, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp về Đề án phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Tham dự cuộc họp có đại diện các Bộ: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Văn phòng Chính phủ.

Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo về “Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam từ năm 2010 đến 2030”, ý kiến đóng góp của đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân có ý kiến chỉ đạo như sau:

“Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam từ năm 2010 đến 2030” có nội dung khung tương đối tổng quát. Để đảm bảo tính khoa học và tính khả thi trong triển khai thực hiện mục tiêu phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các Bộ xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 năm 2010 “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030” với các chương trình, thành phần có nội dung cơ bản như đề xuất trong 04 đề án của “Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam từ 2010 đến 2030”; điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Đề án, cụ thể như sau:

Bổ sung vào Đề án đối tượng bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi. Bộ Y tế chủ trì xây dựng các nội dung liên quan đến những đối tượng nêu trên, lưu ý đưa việc kết hợp, lồng ghép với các chương trình, đề án do Bộ Y tế đã và đang chủ trì thực hiện vào nội dung Đề án; xây dựng hệ thống chi tiêu, chỉ số đánh giá hiệu quả các chương trình của Đề án; xác định các tiêu chí phát triển thể lực, tầm vóc bảo đảm căn cứ khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội của nước ta. Nêu rõ hơn vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao ý thức của nhân dân nhằm hình thành phong trào phấn đấu cải thiện, nâng cao thể lực, tầm vóc trong cộng đồng xã hội, đề cao vai trò và trách nhiệm của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các mục tiêu của Đề án.

Bên cạnh đó, làm rõ vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu của Đề án ở địa phương mình, nhất là đối với các địa phương được chọn làm thí điểm; đề xuất cơ chế sử dụng các công trình thể dục thể thao trên địa bàn phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất trường học (chính khóa và ngoại khóa); bổ sung chức năng hỗ trợ giáo dục thể chất trường học cho các cơ sở tập luyện, thi đấu của ngành thể dục, thể thao ở các cấp làm căn cứ xây dựng Quy hoạch phát triển cơ sở vật chất ngành thể dục thể thao đến năm 2020.

Về tổ chức thực hiện Đề án: Hàng năm tổ chức, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện các chương trình thành phần và tổng kết công tác triển khai thực hiện Đề án 5 năm/ 1lần; xác định tiêu chí lựa chọn các tỉnh, thành phố để chỉ đạo thí điểm thực hiện Đề án, trong đó lưu ý đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng, miền; mỗi vùng, miền nên chọn nhiều nhất 3 đơn vị thí điểm.

HCTC
(Nguồn Thông báo số 292/TB-VPCP)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×