Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộc họp về hoạt động của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam
09/04/2013 | 15:30(VP) - Ngày 08/4, Bộ VHTTDL đã có văn bản số 1216/TB-BVHTTDL thông báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộc họp về hoạt động của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (ngày 11/3/2013).
Sau khi nghe lãnh đạo Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam báo cáo tổng thể công tác và hoạt động của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, ý kiến của các thành viên dự họp, Bộ trưởng hoan nghênh những cố gắng, nỗ lực của Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam trong việc thực hiện các kết luận, chỉ dạo của Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ:
Đến nay đã hoàn thành 50/54 làng các dân tộc; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thu hút khách đến tham quan, bước đầu khai thác cục bộ Khu các làng dân tộc. Trong quá trình xây dựng, các dự án thuộc Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam được quản lý, triển khai theo quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, được thanh tra, kiểm toán theo quy định, thường xuyên chú ý đến chất lượng công trình, đến nay, chưa phát hiện sai phạm, thực hiện tốt công tác tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Lãnh đạo Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam có bộ máy ổn định, các Ban, đơn vị hoạt động nề nếp, Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiều hoạt động thiết thực góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Nội bộ của Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, biểu dương.
Phương hướng, nhiệm vụ sắp tới của Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư, kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa, tổ chức các hoạt động hướng theo chủ đề “Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam – điểm đến hấp dẫn du khách trong nucớ và quốc tế”, phấn đấu tăng trường 250.000 – 300.000 khách/năm. Phát huy sức mạnh tổng hợp, phối hợp chặt chẽ với các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ để thực hiện các nhiệm vụ được giao với kết quả và chất lượng cao nhất.
Có đánh giá quá trình đầu tư, sử dụng ngân sách nhà nước để có kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả hơn, tăng cường thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho các khu chức năng. Chú ý chất lượng các công trình, tiến độ, quá trình đầu tư xây dựng đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định. Tổ chức tốt các hoạt động phối hợp với các địa phương thu hút đồng bào các dân tộc luân phiên tái hiện hoạt động tại “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, nâng cấp việc tổ chức các sự kiện.
Thống nhất mô hình cơ chế của Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam có hiệu quả, tiếp tục duy trì, phát huy, thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mô hình, cơ chế, kế hoạch như hiện tại, lưu ý tổ chức làm việc với Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ để thực hiện tốt công tác chung, có quy chế phối hợp trong triển khai nhiệm vụ.
HCTC
Đến nay đã hoàn thành 50/54 làng các dân tộc; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thu hút khách đến tham quan, bước đầu khai thác cục bộ Khu các làng dân tộc. Trong quá trình xây dựng, các dự án thuộc Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam được quản lý, triển khai theo quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, được thanh tra, kiểm toán theo quy định, thường xuyên chú ý đến chất lượng công trình, đến nay, chưa phát hiện sai phạm, thực hiện tốt công tác tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Lãnh đạo Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam có bộ máy ổn định, các Ban, đơn vị hoạt động nề nếp, Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiều hoạt động thiết thực góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Nội bộ của Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, biểu dương.
Phương hướng, nhiệm vụ sắp tới của Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư, kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa, tổ chức các hoạt động hướng theo chủ đề “Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam – điểm đến hấp dẫn du khách trong nucớ và quốc tế”, phấn đấu tăng trường 250.000 – 300.000 khách/năm. Phát huy sức mạnh tổng hợp, phối hợp chặt chẽ với các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ để thực hiện các nhiệm vụ được giao với kết quả và chất lượng cao nhất.
Có đánh giá quá trình đầu tư, sử dụng ngân sách nhà nước để có kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả hơn, tăng cường thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho các khu chức năng. Chú ý chất lượng các công trình, tiến độ, quá trình đầu tư xây dựng đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định. Tổ chức tốt các hoạt động phối hợp với các địa phương thu hút đồng bào các dân tộc luân phiên tái hiện hoạt động tại “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, nâng cấp việc tổ chức các sự kiện.
Thống nhất mô hình cơ chế của Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam có hiệu quả, tiếp tục duy trì, phát huy, thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mô hình, cơ chế, kế hoạch như hiện tại, lưu ý tổ chức làm việc với Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ để thực hiện tốt công tác chung, có quy chế phối hợp trong triển khai nhiệm vụ.
HCTC