Kế hoạch triển khai Đề án Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
25/10/2011 | 10:01(VP)- Bộ VHTTDL vừa ban hành Chỉ thị số 194/CT-BVHTTDL về triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011.
Theo đó, Bộ VHTTDL yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu nội dung Đề án Bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 một cách toàn diện và sâu sắc; đặc biệt chú ý những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp chủ yếu để thực hiện Đề án.
Căn cứ yêu cầu tổ chức thực hiện Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể và các dự án thành phần của Đề án, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ quy định; bám sát nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu cụ thể trong giai đoạn từ năm 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020, lồng ghép với các nhiệm vụ khác để đưa vào kế hoạch hàng năm, 5 năm của cơ quan, đơn vị mình.
Các Tổng cục, Cục, Vụ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Dân tộc, Hội đồng dân tộc của Quốc hội và các Ban, Bộ, ngành, Hội liên quan xây dựng các chương trình, Dự án về các nội dung:
Xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số đến năm 2020. Tổng kiểm kê di sản văn hoá các dân tộc thiểu số; Hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá cơ sở vùng dân tộc thiểu số.
Đồng thời gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số; Giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, các di sản văn hoá tiêu biểu của các dân tộc thiểu số và đưa giáo dục văn hoá truyền thống của các dân tộc vào trường học; Tổ chức chương trình hoạt động, lễ hội và biểu diễn văn hoá, nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia giai đoạn 2011-2020.
Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2011-2015: Xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hoá dân tộc thiểu số đến năm 2020; Tổng kiểm kê các di sản văn hoá tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; Hỗ trợ bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc thiểu số có số dân dưới 5000 người; Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ là con em người dân tộc làm công tác văn hoá; hỗ trợ việc truyền dạy và phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống; Từng bước phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Bước đầu đưa giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc vào các trường học trên địa bàn.
Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục hoàn thiện các nhiệm vụ triển khai trong giai đoạn trước và triển khai mới các nhiệm vụ còn lại, cụ thể: Bảo tồn và phát triển đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số ít người (dưới 10.000 người); Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc góp phần phát triển kinh tế bền vững ở vùng dân tộc thiểu số. Giới thiệu quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật và các di sản văn hoá tiêu biểu của các dân tộc thiểu số.
Các tỉnh, thành phố miền núi, có miền núi và dân tộc thiểu số tổ chức thực hiện các dự án thành phần trên địa bàn quản lý; thành lập bộ phận thường trực triển khai Đề án của tỉnh do đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban; có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các Sở, ngành chuyên môn, Uỷ ban nhân dân các huyện, xã tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh theo nội dung đã được phê duyệt và trách nhiệm được giao.
Các Sở VHTTDL phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh chủ động tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tỉnh uỷ và Thành uỷ để ban hành những nghị quyết, quyết định, chỉ thị về chủ trương, chính sách cụ thể, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số hàng năm và giai đoạn 5 năm để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và đặc điểm từng vùng, từng địa phương, phù hợp với Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh công tác xã hội hoá, phối hợp đồng bộ với các Ban, ngành chức năng có liên quan ở địa phương nhằm đạt những mục tiêu đề án.
Các cơ quan thông tin, báo chí xây dựng kế hoạch quảng bá, giới thiệu giá trị văn hoá tiêu biểu các dân tộc thiểu số trên các phương tiện thông tin đại chúng; định kỳ có các chuyên trang, chuyên mục về việc triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”; giới thiệu các mô hình, các gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo tồn và phát triển văn hoá có hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số.
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” theo định kỳ 6 tháng và hằng năm về Bộ VHTTDL (Thời gian gửi báo cáo vào ngày 15/6 và ngày 15/12 hằng năm).
Tăng cường đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện Đề án ở địa phương đảm bảo hiệu quả, thiết thực, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo xát và đúc rút kinh nghiệm.
Vụ Văn hoá dân tộc chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo Bộ trưởng; xây dựng kế hoạch tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” vào cuối năm 2016 và tổng kết vào năm 2020.
HCTC
Căn cứ yêu cầu tổ chức thực hiện Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể và các dự án thành phần của Đề án, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ quy định; bám sát nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu cụ thể trong giai đoạn từ năm 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020, lồng ghép với các nhiệm vụ khác để đưa vào kế hoạch hàng năm, 5 năm của cơ quan, đơn vị mình.
Các Tổng cục, Cục, Vụ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Dân tộc, Hội đồng dân tộc của Quốc hội và các Ban, Bộ, ngành, Hội liên quan xây dựng các chương trình, Dự án về các nội dung:
Xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số đến năm 2020. Tổng kiểm kê di sản văn hoá các dân tộc thiểu số; Hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá cơ sở vùng dân tộc thiểu số.
Đồng thời gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số; Giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, các di sản văn hoá tiêu biểu của các dân tộc thiểu số và đưa giáo dục văn hoá truyền thống của các dân tộc vào trường học; Tổ chức chương trình hoạt động, lễ hội và biểu diễn văn hoá, nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia giai đoạn 2011-2020.
Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2011-2015: Xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hoá dân tộc thiểu số đến năm 2020; Tổng kiểm kê các di sản văn hoá tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; Hỗ trợ bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc thiểu số có số dân dưới 5000 người; Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ là con em người dân tộc làm công tác văn hoá; hỗ trợ việc truyền dạy và phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống; Từng bước phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Bước đầu đưa giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc vào các trường học trên địa bàn.
Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục hoàn thiện các nhiệm vụ triển khai trong giai đoạn trước và triển khai mới các nhiệm vụ còn lại, cụ thể: Bảo tồn và phát triển đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số ít người (dưới 10.000 người); Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc góp phần phát triển kinh tế bền vững ở vùng dân tộc thiểu số. Giới thiệu quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật và các di sản văn hoá tiêu biểu của các dân tộc thiểu số.
Các tỉnh, thành phố miền núi, có miền núi và dân tộc thiểu số tổ chức thực hiện các dự án thành phần trên địa bàn quản lý; thành lập bộ phận thường trực triển khai Đề án của tỉnh do đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban; có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các Sở, ngành chuyên môn, Uỷ ban nhân dân các huyện, xã tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh theo nội dung đã được phê duyệt và trách nhiệm được giao.
Các Sở VHTTDL phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh chủ động tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tỉnh uỷ và Thành uỷ để ban hành những nghị quyết, quyết định, chỉ thị về chủ trương, chính sách cụ thể, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số hàng năm và giai đoạn 5 năm để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và đặc điểm từng vùng, từng địa phương, phù hợp với Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh công tác xã hội hoá, phối hợp đồng bộ với các Ban, ngành chức năng có liên quan ở địa phương nhằm đạt những mục tiêu đề án.
Các cơ quan thông tin, báo chí xây dựng kế hoạch quảng bá, giới thiệu giá trị văn hoá tiêu biểu các dân tộc thiểu số trên các phương tiện thông tin đại chúng; định kỳ có các chuyên trang, chuyên mục về việc triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”; giới thiệu các mô hình, các gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo tồn và phát triển văn hoá có hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số.
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” theo định kỳ 6 tháng và hằng năm về Bộ VHTTDL (Thời gian gửi báo cáo vào ngày 15/6 và ngày 15/12 hằng năm).
Tăng cường đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện Đề án ở địa phương đảm bảo hiệu quả, thiết thực, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo xát và đúc rút kinh nghiệm.
Vụ Văn hoá dân tộc chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo Bộ trưởng; xây dựng kế hoạch tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” vào cuối năm 2016 và tổng kết vào năm 2020.
HCTC