Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của ngành VHTTDL
13/06/2012 | 10:02(VP) – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 1965/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam (SKSS) giai đoạn 2011-2020 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Nhằm nâng cao chất luợng dân số, cải hiện tình trạng SKSS, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bổ dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng dịch vụ sàng lọc trước sinh và sau sinh; tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; không kết hôn sớm và không kết hôn cận huyết thống; tuyên truyền nâng cao nhận thức về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, việc không thực hiện các hành vi lựa chọn giới tính, góp phần giảm tối đa tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh.
Kế hoạch đã đề ra mục tiêu là huy động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS- KHHGĐ) của Đảng và Nhà nước; chỉ đạo các cơ quan quản lý văn hóa, thể thao và du lịch các cấp phối hợp với cơ quan quản lý DS-KHHGĐ cùng cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền góp phần duy trì mức sinh thấp hợp lý, duy trì tốc độ gia tăng tỷ lệ giới tính hợp lý khi sinh nâng cao, chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các mục tiêu cụ thể, như: 100% các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ xác định và đưa công tác DS-KHHGĐ-SKSS trở thành nhiệm vụ thường xuyên trong kế hoạch công tác hàng năm và là một nội dung trong phong trào thi đua của đơn vị.
Huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền DS-KHHGĐ-SKSS ở tất cả các cấp, đảm bảo trên 90% nhân dân được tiếp cận với thông tin, truyền thông về DS-KHHGĐ-SKSS, nâng cao hiểu biết về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực DS-KHHGĐ-SKSS.
100% nhà văn hóa, thư viện, trung tâm văn hóa cấp tỉnh và 70% nhà văn hóa, thư viện, trung tâm văn hóa cấp huyện có tài liệu về DS-KHHGĐ-SKSS, có góc truyền thông về DS-KHHDGG-SKSS.
100% Nhà hát, Đoàn nghệ thuật, Đội tuyên truyền lưu động, Đội chiếu bóng lưu động, lồng ghép nội dung DS-KHHGĐ/SKSS vào các hoạt động thường xuyên.
100% cơ quan báo chí của ngành có chuyên mục, chuyên trang về thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ-SKSS.
Kế hoạch nêu rõ các nội dung chính như: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về công tác DS-KHHGĐ-SKSS và các quan điểm, mục tiêu, biện pháp đã được đề ra trong Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Phổ biến kịp thời các biện pháp thực hiện công tác DS-KHHGĐ-SKSS, đồng thời thông qua công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức, hiểu biết và vận động nhân dân tích cực thực hiện tốt công tác DS-KHHCĐ-SKSS.
Cung cấp và thông tin thường xuyên các tài liệu mới về công tác DS-KHHGĐ-SKSS; phổ biến các thành tựu của y học và các kết quả nghiên cứu khoa học về DS-KHHGĐ-SKSS trong nuớc và trên thế giới.
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng các hình thức, nội dung phù hợp cho từng đối tượng tại các vùng núi; kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ-SKSS cũng như tác hại và hậu quả của việc không thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ-SKSS đến từng người dân, từng hộ gia đình.
Biểu dương và khen thưởng các địa phuơng, đơn vị tổ chức cá nhân làm tốt công tác DS-KHHGĐ-SKSS. Tổ chức hội nghị báo cáo điển hình phổ biến, trao đổi những kinh nghiệm tốt trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ-SKSS và nhân rộng điển hình, bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác này.
Kết hợp chặt chẽ công tác thông tin, tuyên truyền DS-KHHGĐ-SKSS trên các phương tiện thông tin đại chúng với công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, xây dựng làng, bản, ấp văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa, gia đình văn hóa, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa.
Các giải pháp được đưa ra nhằm thực hiện hiệu quả Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Ngành, cụ thể: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền đối với công tác DS-KHHGĐ-SKSS; Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và truyền thông; Tăng số lượng và nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền; Giải pháp về nguồn lực và hợp tác quốc tế.
Kế hoạch cũng đã khẳng định được vai trò quan trọng của công tác DS-KHHGĐ-SKSS trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội.
Ngày 14/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2013/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Chiến lược đã đề cập những nội dung của công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản trong giai đoạn 10 năm tiếp theo với mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, phân bổ dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
HCTC
Kế hoạch đã đề ra mục tiêu là huy động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS- KHHGĐ) của Đảng và Nhà nước; chỉ đạo các cơ quan quản lý văn hóa, thể thao và du lịch các cấp phối hợp với cơ quan quản lý DS-KHHGĐ cùng cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền góp phần duy trì mức sinh thấp hợp lý, duy trì tốc độ gia tăng tỷ lệ giới tính hợp lý khi sinh nâng cao, chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các mục tiêu cụ thể, như: 100% các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ xác định và đưa công tác DS-KHHGĐ-SKSS trở thành nhiệm vụ thường xuyên trong kế hoạch công tác hàng năm và là một nội dung trong phong trào thi đua của đơn vị.
Huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền DS-KHHGĐ-SKSS ở tất cả các cấp, đảm bảo trên 90% nhân dân được tiếp cận với thông tin, truyền thông về DS-KHHGĐ-SKSS, nâng cao hiểu biết về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực DS-KHHGĐ-SKSS.
100% nhà văn hóa, thư viện, trung tâm văn hóa cấp tỉnh và 70% nhà văn hóa, thư viện, trung tâm văn hóa cấp huyện có tài liệu về DS-KHHGĐ-SKSS, có góc truyền thông về DS-KHHDGG-SKSS.
100% Nhà hát, Đoàn nghệ thuật, Đội tuyên truyền lưu động, Đội chiếu bóng lưu động, lồng ghép nội dung DS-KHHGĐ/SKSS vào các hoạt động thường xuyên.
100% cơ quan báo chí của ngành có chuyên mục, chuyên trang về thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ-SKSS.
Kế hoạch nêu rõ các nội dung chính như: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về công tác DS-KHHGĐ-SKSS và các quan điểm, mục tiêu, biện pháp đã được đề ra trong Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Phổ biến kịp thời các biện pháp thực hiện công tác DS-KHHGĐ-SKSS, đồng thời thông qua công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức, hiểu biết và vận động nhân dân tích cực thực hiện tốt công tác DS-KHHCĐ-SKSS.
Cung cấp và thông tin thường xuyên các tài liệu mới về công tác DS-KHHGĐ-SKSS; phổ biến các thành tựu của y học và các kết quả nghiên cứu khoa học về DS-KHHGĐ-SKSS trong nuớc và trên thế giới.
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng các hình thức, nội dung phù hợp cho từng đối tượng tại các vùng núi; kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ-SKSS cũng như tác hại và hậu quả của việc không thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ-SKSS đến từng người dân, từng hộ gia đình.
Biểu dương và khen thưởng các địa phuơng, đơn vị tổ chức cá nhân làm tốt công tác DS-KHHGĐ-SKSS. Tổ chức hội nghị báo cáo điển hình phổ biến, trao đổi những kinh nghiệm tốt trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ-SKSS và nhân rộng điển hình, bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác này.
Kết hợp chặt chẽ công tác thông tin, tuyên truyền DS-KHHGĐ-SKSS trên các phương tiện thông tin đại chúng với công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, xây dựng làng, bản, ấp văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa, gia đình văn hóa, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa.
Các giải pháp được đưa ra nhằm thực hiện hiệu quả Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Ngành, cụ thể: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền đối với công tác DS-KHHGĐ-SKSS; Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và truyền thông; Tăng số lượng và nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền; Giải pháp về nguồn lực và hợp tác quốc tế.
Kế hoạch cũng đã khẳng định được vai trò quan trọng của công tác DS-KHHGĐ-SKSS trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội.
Ngày 14/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2013/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Chiến lược đã đề cập những nội dung của công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản trong giai đoạn 10 năm tiếp theo với mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, phân bổ dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
HCTC