Kế hoạch liên tịch thực hiện Năm gia đình Việt Nam giữa Bộ VHTTDL và Hội LHPN Việt Nam
25/03/2013 | 14:35(VP) – Ngày 12/3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thống nhất xây dựng Kế hoạch thực hiện “Năm gia đình Việt Nam” với chủ đề Kết nối yêu thương.
Nhằm đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về “Năm gia đình Việt Nam” nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng, đặc biệt của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong việc tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, góp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt hơn công tác xây dựng gia đình, đưa ra giải pháp hữu hiệu nhằm tạo sự chuyển biến tích cực giải quyết các vấn để bức xúc của gia đình hiện nay, hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, phát triển bền vững, thực sự là tổ ấm của mọi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng XI và các nội dung của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Theo Kế hoạch, nội dung cần tập trung chỉ đạo của cấp Trung ương gồm: Đẩy mạnh công tác phối hợp truyền thông về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; Chỉ đạo tổ chức các hoạt động/sự kiện tuyên truyền/hỗ trợ xây dựng gia đình: Hướng dẫn tổ chức “Ngày Hội gia đình hạnh phúc” vào dịp Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình nhân Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11);
Chỉ đạo, rà soát, đánh giá hỗ trợ xây dựng các mô hình Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững; chỉ đạo xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, phòng chống bạo lực gia đình, mô hình gia đình với bảo vệ môi trường và thực hiện an toàn giao thông tại các địa phương;
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các hoạt động đề xuất, tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng gia đình; thực hiện luật hôn nhân và gia đình; Luật chăm sóc bảo vệ trẻ em; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật bình đẳng giới; tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi, Luật đất đai sửa đổi các nội dung liên quan đến gia đình; vấn đề phụ nữ kết hôn với người nước ngoài; Tổng kết đánh giá kết quả hoạt động “Năm gia đình Việt Nam” vào cuối năm 2013.
Xây dựng các phóng sự, video clip để tuyên truyền về Năm Gia đình Việt Nam, đặc biệt vào các dịp Ngày gia đình Việt Nam (28/6), Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10) và Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11);
Đối với cấp địa phương cần tập trung chỉ đạo: đẩy mạnh truyền thông, vận động cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân, phụ nữ tham gia vào các hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững tại cộng đồng, khu dân cư;
Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông tại cộng đồng và hỗ trợ gia đình; Duy trì, nhân rộng, tổ chức hoạt động có hiệu quả các mô hình tại cộng đồng; Tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách liên quan đến gia đình để có cơ sở đề xuất giải pháp, chính sách phù hợp.
HCTC
(Nguồn văn bản số: 759/KH -BVHTTDL-HLHPNVN)
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt hơn công tác xây dựng gia đình, đưa ra giải pháp hữu hiệu nhằm tạo sự chuyển biến tích cực giải quyết các vấn để bức xúc của gia đình hiện nay, hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, phát triển bền vững, thực sự là tổ ấm của mọi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng XI và các nội dung của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Theo Kế hoạch, nội dung cần tập trung chỉ đạo của cấp Trung ương gồm: Đẩy mạnh công tác phối hợp truyền thông về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; Chỉ đạo tổ chức các hoạt động/sự kiện tuyên truyền/hỗ trợ xây dựng gia đình: Hướng dẫn tổ chức “Ngày Hội gia đình hạnh phúc” vào dịp Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình nhân Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11);
Chỉ đạo, rà soát, đánh giá hỗ trợ xây dựng các mô hình Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững; chỉ đạo xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, phòng chống bạo lực gia đình, mô hình gia đình với bảo vệ môi trường và thực hiện an toàn giao thông tại các địa phương;
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các hoạt động đề xuất, tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng gia đình; thực hiện luật hôn nhân và gia đình; Luật chăm sóc bảo vệ trẻ em; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật bình đẳng giới; tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi, Luật đất đai sửa đổi các nội dung liên quan đến gia đình; vấn đề phụ nữ kết hôn với người nước ngoài; Tổng kết đánh giá kết quả hoạt động “Năm gia đình Việt Nam” vào cuối năm 2013.
Xây dựng các phóng sự, video clip để tuyên truyền về Năm Gia đình Việt Nam, đặc biệt vào các dịp Ngày gia đình Việt Nam (28/6), Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10) và Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11);
Đối với cấp địa phương cần tập trung chỉ đạo: đẩy mạnh truyền thông, vận động cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân, phụ nữ tham gia vào các hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững tại cộng đồng, khu dân cư;
Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông tại cộng đồng và hỗ trợ gia đình; Duy trì, nhân rộng, tổ chức hoạt động có hiệu quả các mô hình tại cộng đồng; Tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách liên quan đến gia đình để có cơ sở đề xuất giải pháp, chính sách phù hợp.
HCTC
(Nguồn văn bản số: 759/KH -BVHTTDL-HLHPNVN)