Hội thảo Quốc tế về bảo tồn văn hoá cồng chiêng
15/11/2009 | 00:39(VP)- Sáng ngày 14/11/2009, tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã diễn ra hội thảo Quốc tế về “Sự thay đổi đời sống kinh tế, xã hội và bảo tồn văn hoá cồng chiêng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.”
Tham dự hội thảo có ông Trương Quang Được nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội. Ông Kso Phước Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội. Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lê Tiến Thọ, lãnh đạo tỉnh Gia Lai và các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Thay mặt lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và BTC Festival cồng chiêng Quốc tế , Thứ trưởng Lê Tiến Thọ đã đọc bài phát biểu khai mạc hội thảo.
Đây là hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về sự thay đổi của đời sống kinh tế xã hội với việc bảo tồn văn hoá cồng chiêng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Kể từ ngày Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được vinh danh là kiệt tác của nhân loại là dịp để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý Việt Nam và quốc tế cùng nhau đánh giá rõ hơn những giá trị của Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên cũng như văn hoá cồng chiêng các nước Đông Nam Á. Đồng thời kiểm điểm lại những gì đã làm được và chưa làm được trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên kể từ khi di sản này được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại năm 2005.
Các nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự hội thảo
Hội thảo cũng là cơ hội tập hợp các nhà khoa học trong và ngoài nước để thảo luận, thống nhất nhận thức, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nói chung, không gian văn hoá cồng chiêng nói riêng, từ đó làm rõ quan điểm chủ trương, đề xuất những phương thức, giải pháp nhằm làm tốt hơn công tác bảo tồn và phát huy giá trị Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
Phát biểu tại hội thảo Thứ trưởng Lê Tiến Thọ mong rằng :“ Qua hội thảo lần này hy vọng các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hoá trong nước và quốc tế sẽ có trách nhiệm đối với di sản văn hoá quý báu này, đề xuất được với Bộ những giải pháp mang tính tổng thể để bảo tồn và phát huy được giá trị của di sản này trong đời sống xã hội Việt Nam...Trong khuôn khổ Festival cồng chiêng quốc tế năm 2009 tại Gia Lai, các vị đại biểu, các nhà khoa học sẽ có dịp được tham dự các hoạt động về Festival. Qua đó, đóng góp những ý kiến thực tiễn cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoàn thiện hơn các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cồng chiêng, để văn hoá và âm nhạc cồng chiêng mãi mãi giữ được giá trị của nó.”
HCTC
Đây là hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về sự thay đổi của đời sống kinh tế xã hội với việc bảo tồn văn hoá cồng chiêng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Kể từ ngày Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được vinh danh là kiệt tác của nhân loại là dịp để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý Việt Nam và quốc tế cùng nhau đánh giá rõ hơn những giá trị của Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên cũng như văn hoá cồng chiêng các nước Đông Nam Á. Đồng thời kiểm điểm lại những gì đã làm được và chưa làm được trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên kể từ khi di sản này được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại năm 2005.
Các nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự hội thảo
Hội thảo cũng là cơ hội tập hợp các nhà khoa học trong và ngoài nước để thảo luận, thống nhất nhận thức, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nói chung, không gian văn hoá cồng chiêng nói riêng, từ đó làm rõ quan điểm chủ trương, đề xuất những phương thức, giải pháp nhằm làm tốt hơn công tác bảo tồn và phát huy giá trị Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
Phát biểu tại hội thảo Thứ trưởng Lê Tiến Thọ mong rằng :“ Qua hội thảo lần này hy vọng các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hoá trong nước và quốc tế sẽ có trách nhiệm đối với di sản văn hoá quý báu này, đề xuất được với Bộ những giải pháp mang tính tổng thể để bảo tồn và phát huy được giá trị của di sản này trong đời sống xã hội Việt Nam...Trong khuôn khổ Festival cồng chiêng quốc tế năm 2009 tại Gia Lai, các vị đại biểu, các nhà khoa học sẽ có dịp được tham dự các hoạt động về Festival. Qua đó, đóng góp những ý kiến thực tiễn cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoàn thiện hơn các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cồng chiêng, để văn hoá và âm nhạc cồng chiêng mãi mãi giữ được giá trị của nó.”
HCTC