Phát ngôn của Bộ

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

01/12/2010 | 10:46

(VP)- Chiều 30/11, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức họp báo công bố việc “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Ông Tô Văn Động- Chánh Văn phòng Bộ- Người phát ngôn của Bộ VHTTDL; bà Lê Thị Minh Lý- Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa và ông Nguyễn Chí Bền- Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam cùng chủ trì buổi họp báo.

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Chí Bền, viện trưởng Viện văn học nghệ thuật Việt Nam, đã khái quát lại quá trình đánh giá, thẩm định cũng như việc lập hồ sơ trình UNESCO cho đến ngày 16/11/2010. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam đã được hội đồng UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Đợt xem xét hồ sơ năm 2010, Ủy ban liên chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO đã nhận được 147  hồ sơ từ 32 quốc gia trong  113 quốc gia là thành viên của UNESCO. Vòng thẩm định nghiêm ngặt của các chuyên gia của UNESCO và Ủy ban liên chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO đã chọn ra 54  hồ sơ, trong số 147 hồ sơ của các quốc gia gửi đến UNESCO để thẩm định,đánh giá ở  vòng hai.


Một cảnh lễ của Hội Gióng

Tháng 6/2010, Ủy ban liên chính phủ lại quyết định 7 hồ sơ không đưa ra xem xét trong kỳ họp tại Nairobi từ 15/11 - 19/11/2010, còn lại có 46 hồ sơ được đưa ra xem xét,đánh giá.

Tại phiên họp ngày 16/11/2010 của Ủy ban liên chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO đã công nhận 46 di sản văn hóa phi vật thể của các quốc gia để ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trong đó có Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc  của Việt Nam.  

Trong số 46 di sản được công nhận năm nay của 29 quốc gia thành viên có 6 di sản là nghề thủ công truyền thống; 12 di sản là lễ hội; 6 di sản là tri thức dân gian; 20 di sản là nghệ thuật biểu diễn; 3 di sản là ẩm thực dân gian. Đợt công nhận này của Ủy ban liên chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO đã nâng tổng số di sản văn hóa phi vật thể của thế giới được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại  là 212. Trong số này có 4 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại  ở Việt Nam là: Nhã nhạc cung đình Huế; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca quan họ Bắc Ninh và Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.

Cũng trong buổi họp báo, bà Lê Thị Minh Lý, Phó cục trưởng Cục di sản văn hoá cho biết sẽ tuyên truyền quảng bá rộng rãi về Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc nói riêng, Hội Gióng ở các làng xã khác nói chung với tư cách là một di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị di sản, từ đó tự hào và quyết tâm bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể vô giá này.

Đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về Hội Gióng ở các làng liên quan phục vụ công cuộc nghiên cứu, bảo tồn. Bên cạnh đó là việc bảo tồn, tôn tạo những di sản vật thể ở đền Phù Đổng và đền Sóc, giếng Mẫu, miếu Ban làng Đổng Viên, xã Đặng Xá và các di tích liên quan đến Thánh Gióng thuộc TP. Hà Nội.


Toàn cảnh buổi họp báo

Để phát triển du lịch gắn tới Hội Gióng, được biết trong thời gian tới sẽ có một trang web riêng về Hội Gióng đồng thời cung cấp những sản phẩm văn hoá về Hội Gióng dưới hình thức như đĩa CD, VCD, ĐV, sách, tờ gấp…

Bên cạnh đó, Cục di sản văn hóa, Viện VHNT Việt Nam (Bộ VHTTTDL) phối hợp với Vụ Phổ thông, vụ Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cải tiến nâng cao chất lượng về giờ dạy về truyền thuyết Thánh Gióng, gắn kết với Hội Gióng của chương trình môn Ngữ văn các cấp II và đại học; Xây dựng chuyên đề Hội Gióng để đưa vào giảng dạy ở nhà trường cấp II,III, nhất là các trường trên địa bàn các huyện liên quan đến Hội Gióng.....

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×