Đặt câu hỏi, góp ý

+ Đặt câu hỏi

Danh sách câu hỏi và câu trả lời

Độc giả: Nguyễn Thị Dung - Trường Tiểu học Lê Hồng phong tptb Thái Bình
02/01/2025

Kính thưa Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Thể thao! Tôi tên Nguyee Thị Dung hiện đang công tác tại thư viện trường học ở tỉnh Thái Bình.Tôi có 2 điều muốn xin hỏi đến Bộ trưởng. Thứ nhất: Căn cứ Thông tư số: 26/2006/TT-BVHTT, ngày 21 tháng 2 năm 2006 hướng dẫn thực hiện phụ cấp, chế độ độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ công chưc, viên chức ngành văn hóa thông tin. Như vậy theo nội dung trên thì nhân viên thư viện phải được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo định mức quy định áp dụng đối với người làm công tác kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ. Thế nhưng hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều không được nhận chế độ bồi dưỡng hiện vật. Kính trình lên Bộ trưởng có biện pháp gì để các địa phương áp dụng cho chúng tôi, những nhân viên thư viện được hưởng chế độ đó ạ. Thứ hai: Cũng là nhân viên trường học như nhau nhưng tại sao nhân viên y tế lại được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 20 phần trăm, điều này là một sự thiệt thòi cho các nhân viên trường học khác như: thư viện, kế toán, văn thư, thiết bị... Theo thông tin mới nhất tôi cập nhật thì báo Lao Động online ngày 03/12/2024 có bài viết: "Dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi nhân viên y tế trường học", chúng tôi cảm thấy tủi thân khi là con đẻ của ngành Văn hóa nhưng không được quan tâm sâu sắc như ngành y tế quan tâm đến những đứa con của họ. Làm trong môi trường Giáo dục nhưng không được hưởng bất kì một khoản phụ cấp nào ngoài lương cơ bản. Kính trình lên Bộ trưởng Văn hóa xin hãy quan tâm đến những đứa con ngành thư viện đang công tác tại các trường học trên toàn quốc, họ rất thiệt thòi mà khối lượng công việc quá tải so với sức của họ mà không có một chế độ chính sách ưu đãi nào cả. Đọc bài viết của báo Lao Động về việc Bộ y tế đề xuất cho nhân viên y tế trường học tăng thêm 10 phần trăm, nghĩa là họ dc đề xuất 30 phần trăm phụ cấp ưu đãi nghề mà thấy chạnh lòng cho số phận ngành thư viện. Chúng tôi cầu xin Bộ trưởng Bộ Văn hóa hãy góp tiếng nói lên trên để chúng tôi được cảm thấy quan tâm đúng mực, xin đừng làm ngơ những đứa con đẻ bị bỏ rơi bao nhiêu năm qua...

Trả lời:

Vụ Tổ chức cán bộ trả lời như sau:

1. Về chế độ phụ cấp độc hại: Theo quy định tại Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin (Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT), người làm công tác thư viên trực tiếp làm các công việc kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo trong kho lưu trữ của thư viện được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm hệ số 0,2; được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Việc chi trả phụ câp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan, đơn vị được thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Về phụ cấp ưu đãi nghề: Chính sách về hưởng ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm công tác thư viện đã được quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật Thư viện và cụ thể hóa tại các Điều 9, Điều 14 và Điều 19 của Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/12/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Công tác tổ chức triển khai thực hiện đã được các cấp các ngành quan tâm.

Thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số đơn vị của các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính đã nhận được tâm thư của người làm công tác thư viện trường học từ một số địa phương đề xuất, nguyện vọng và kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết để được hưởng chế độ chính sách (phụ cấp độc hại, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên nghề, thăng hạng viên chức…), trong đó có nội dung giống với đề nghị của bạn đọc. Sau khi có phản ánh của người làm công tác thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã rà soát và đề xuất các nội dung thuộc thẩm quyền đưa vào trong chính sách về tiền lương mới theo lộ trình; đối với các nội dung không thuộc thẩm quyền, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản hướng dẫn các cá nhân gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Đến nay, 02 cơ quan có thẩm quyền là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính đã có văn bản (Công văn số 7055/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 18/12/3023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 6404/BTC-HCSN ngày 21/6/2024 của Bộ Tài chính) gửi Bộ Nội vụ - cơ quan được giao chủ trì xây dựng chính sách tiền lương, vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Thời gian tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành có liên quan trong quá trình xây dựng chính sách, giải quyết các vấn đề về liên quan đến chế độ lương và phụ cấp cho người làm công tác thư viện trường học.

02/01/2025 10:19

Độc giả: Phan Thị Thu Luận - Huyện Quảng Trạch
02/01/2025

Kính thưa Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Thể thao! Tôi tên Lê Thị Xuân Châu, hiện đang công tác tại thư viện trường học ở tỉnh Khánh Hòa. Tôi có 2 điều muốn hỏi đến Bộ trưởng. Thứ nhất: Căn cứ Thông tư số: 26/2006/TT-BVHTT, ngày 21 tháng 2 năm 2006 hướng dẫn thực hiện phụ cấp, chế độ độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ công chưc, viên chức ngành văn hóa thông tin. Như vậy theo nội dung trên thì nhân viên thư viện phải được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo định mức quy định áp dụng đối với người làm công tác kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ. Thế nhưng hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều không được nhận chế độ bồi dưỡng hiện vật. Kính trình lên Bộ trưởng có biện pháp gì để các địa phương áp dụng cho chúng tôi, những nhân viên thư viện trường học được hưởng các chế độ đó ạ. Thứ hai: Cũng là nhân viên trường học như nhau nhưng tại sao nhân viên y tế lại được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 20 phần trăm, điều này là một sự thiệt thòi cho các nhân viên trường học khác như: thư viện, kế toán, văn thư, thiết bị... Theo thông tin mới nhất tôi cập nhật thì báo Lao Động online ngày 03/12/2024 có bài viết: "Dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi nhân viên y tế trường học", chúng tôi cảm thấy tủi thân khi là con đẻ của ngành Văn hóa nhưng không được quan tâm sâu sắc như ngành y tế quan tâm đến những đứa con của họ. Làm trong môi trường Giáo dục nhưng không được hưởng bất kì một khoản phụ cấp nào ngoài lương cơ bản. Kính trình lên Bộ trưởng Văn hóa xin hãy quan tâm đến những đứa con ngành thư viện đang công tác tại các trường học trên toàn quốc, họ rất thiệt thòi mà khối lượng công việc quá tải so với sức của họ mà không có một chế độ chính sách ưu đãi nào cả. Đọc bài viết của báo Lao Động về việc Bộ y tế đề xuất cho nhân viên y tế trường học tăng thêm 10 phần trăm, nghĩa là họ dc đề xuất 30 phần trăm phụ cấp ưu đãi nghề mà thấy chạnh lòng cho số phận ngành thư viện. Chúng tôi cầu xin Bộ trưởng Bộ Văn hóa hãy góp tiếng nói lên trên để chúng tôi được cảm thấy quan tâm đúng mực, xin đừng làm ngơ những đứa con đẻ bị bỏ rơi bao nhiêu năm qua...

Trả lời:

Vụ Tổ chức cán bộ trả lời như sau: 

1. Về chế độ phụ cấp độc hại: Theo quy định tại Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin (Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT), người làm công tác thư viên trực tiếp làm các công việc kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo trong kho lưu trữ của thư viện được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm hệ số 0,2; được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Việc chi trả phụ câp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan, đơn vị được thực hiện theo quy định hiện hành. 

2. Về phụ cấp ưu đãi nghề: Chính sách về hưởng ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm công tác thư viện đã được quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật Thư viện và cụ thể hóa tại các Điều 9, Điều 14 và Điều 19 của Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/12/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Công tác tổ chức triển khai thực hiện đã được các cấp các ngành quan tâm. 

Thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số đơn vị của các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính đã nhận được tâm thư của người làm công tác thư viện trường học từ một số địa phương đề xuất, nguyện vọng và kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết để được hưởng chế độ chính sách (phụ cấp độc hại, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên nghề, thăng hạng viên chức…), trong đó có nội dung giống với đề nghị của bạn đọc. Sau khi có phản ánh của người làm công tác thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã rà soát và đề xuất các nội dung thuộc thẩm quyền đưa vào trong chính sách về tiền lương mới theo lộ trình; đối với các nội dung không thuộc thẩm quyền, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản hướng dẫn các cá nhân gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Đến nay, 02 cơ quan có thẩm quyền là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính đã có văn bản (Công văn số 7055/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 18/12/3023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 6404/BTC-HCSN ngày 21/6/2024 của Bộ Tài chính) gửi Bộ Nội vụ - cơ quan được giao chủ trì xây dựng chính sách tiền lương, vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. 

Thời gian tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành có liên quan trong quá trình xây dựng chính sách, giải quyết các vấn đề về liên quan đến chế độ lương và phụ cấp cho người làm công tác thư viện trường học.

02/01/2025 10:19

Độc giả: Văn Minh Hoàng - Tp Hồ Chí Minh
17/12/2024

Buổi lễ tốt nghiệp cử nhân của em sẽ diễn ra vào tháng 8 năm 2025. Em dự định sẽ cầm cờ tổ quốc để đi lên nhận bằng tốt nghiệp có được không ạ? Em thấy anh Lê Quang Liêm cầm cờ tổ quốc trong buổi tốt nghiệp ĐH Webster (Mỹ), đó là hình ảnh rất đẹp. Không biết em có thể làm như vậy trong buổi lễ tốt nghiệp của mình không ạ. Mong Bộ trả lời, Em cảm ơn ạ.

Trả lời:

Sau khi nghiên cứu, Vụ Pháp chế có ý kiến như sau: Việc mang quốc kỳ thực hiện theo quy định tại khoản a mục A phần II Điều lệ số 974-TTg ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn sử dụng Quốc kỳ: “Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi có tổ chức mít tinh, biểu tình, động viên quần chúng đông đảo làm các công việc tập thể, như: phát động quần chúng cải cách ruộng đất, phát động thi đua sản xuất, đắp đê, làm đường, chống hạn …” đồng thời phải bảo đảm tính chất trang trọng, tuân thủ và phù hợp với quy định khác của pháp luật.

17/12/2024 08:32

Độc giả: Đỗ Thị Mỹ Hạnh - 17 Lạch Tray Ngô Quyền Hải Phòng
11/12/2024

Kính gửi: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Công ty của tôi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản tu bổ di tích vào ngày 18/6/2019 có giá trị đến 18/6/2024. Nhưng do một số vấn đề về giấy tờ, đến ngày 22/11/2024, Công ty của tôi mới gửi hồ sơ đề nghị CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN đã hết hạn ngày 18/6/2024. Tuy nhiên công ty đã bị từ chối cấp lại vì giấy chứng nhận đã hết hạn từ 5 tháng trước. Vậy trường hợp giấy chứng nhận đã hết hạn từ nhiều tháng trước sẽ phải thực hiện thủ tục CẤP LẠI hay CẤP MỚI. Nếu nộp hồ sơ cấp mới thì công ty có phải nộp lại giấy chứng nhận cũ đã cấp hay không. Nếu trường hợp chứng chỉ cá nhân của công ty chỉ còn thời hạn 2 năm thì giấy chứng nhận mới của chúng tôi sẽ là 2 năm (theo chứng chỉ cá nhân) hay 5 năm theo quy định. Rất mong sớm nhận được ý kiến giải đáp quý Bộ. Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Trả lời:

Cục Di sản văn hóa trả lời như sau:

 1. Điều 17 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là Nghị định số 61/2016/NĐ-CP) quy định rõ việc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận hành nghề) trong các trường hợp: "a) Bổ sung nội dung hành nghề; b) Hết hạn sử dụng; c) Bị mất hoặc bị hỏng". Theo nội dung hỏi của bạn Đỗ Thị Mỹ Hạnh, trường hợp Giấy chứng nhận hành nghề đã hết hạn (không bổ sung nội dung hành nghề, không bị hỏng) thì thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề theo quy định.

2. Quy định về Giấy chứng nhận hành nghề:

 - Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP quy định Giấy chứng nhận hành nghề được cấp cho tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 14 (được sửa đổi tại Điều 2 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Điều 15 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP quy định: "Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề đối với tổ chức hành nghề tu bổ di tích có trụ sở trên địa bàn". Khoản 4 Điều 16 quy định: "Giấy chứng nhận hành nghề có hiệu lực trong thời hạn 05 năm". Nghị định không quy định thời hạn có hiệu lực hành nghề của Giấy chứng nhận hành nghề với thời hạn có hiệu lực hành nghề của Chứng chỉ hành nghề trong hồ sơ đề nghị cấp.

- Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận hành nghề bao gồm: "a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Danh sách người được cấp Chứng chỉ hành nghề quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 14 Nghị định này kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề; c) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh". Theo đó, Nghị định số 61/2016/NĐ-CP không quy định nộp lại Giấy chứng nhận cũ đã được cấp khi cấp mới Giấy chứng nhận hành nghề.

11/12/2024 16:28

Độc giả: Nguyễn Điền Thủy Nguyệtgiấy
09/12/2024

Kính thưa bộ Văn hoá, em gặp vấn cần sự trợ giúp của bộ ạ. Khoảng hai tuần trước, em có đặt hàng hoá từ nước ngoài, cụ thể là gấu nhồi bông từ Nhật Bản. Khi về đến cảng Việt Nam, bên đơn vị vận chuyển DHL liên hệ em, bảo rằng hàng của em đủ điều kiện nhập khẩu nhưng chưa có giấy phép chính thức, và bên đơn vị bảo em phải mang thông tin hàng đến bộ Văn hoá để xin giấy phép nhập khẩu ạ. Em đã có file thông tin hàng, mong bộ xem qua và hỗ trợ em với trường hợp này với ạ. Giờ em phải làm gì ạ? Nộp thông tin ở đâu và cho ai ạ? Lúc nào được nhận giấy phép và có thêm thủ tục gì không ạ? Mong nhận được sự trợ giúp của bộ ạ. Em cảm ơn bộ nhiều ạ!

Trả lời:

1. Theo quy định pháp luật chuyên ngành, về nguyên tắc cơ quan văn hóa có thẩm quyền xem xét giải quyết, trả lời chính sách nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ VHTTDL căn cứ trên hồ sơ nhập khẩu hàng hóa hoặc/và kết hợp cùng với kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu do tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

Nội dung câu hỏi của bạn đọc Nguyễn Điền Thủy Nguyệt về thủ tục nhập khẩu hàng hóa đặt từ nước ngoài, cụ thể là "gấu nhồi bông" không cung cấp thông tin cụ thể như: hình thức nhập khẩu, mục đích nhập khẩu là kinh doanh hay không kinh doanh, không gửi tài liệu, thông tin mô tả chi tiết liên quan đến hàng hóa nhập khẩu (nếu là tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt), nội dung văn hóa của sản phẩm (nếu có) là gì, mã hàng hóa (mã HS) phân loại xác định theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam do cơ quan hải quan và tổ chức, cá nhân nhập khẩu (thương nhân) xác định…. Do đó, căn cứ quy định pháp luật hiện hành Vụ Kế hoạch, Tài chính không có đủ cơ sở thông tin để trả lời câu hỏi của bạn đọc.

2. Để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa đảm bảo theo đúng quy định pháp luật hiện hành, đề nghị bạn đọc nghiên cứu các văn bản pháp luật và kiểm tra, xác định kỹ mặt hàng nhập khẩu, cụ thể:

- Trường hợp nếu thương nhân và cơ quan hải quan xác định hàng hóa đề nghị nhập khẩu là văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 22/2022/NĐ-CP ngày 25/3/2022), đề nghị thương nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật này và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn có liên quan.

- Trường hợp nếu xác định là hàng hoá văn hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa nhập khẩu nhằm mục đích mua bán hàng hoá quốc tế/kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý ngoại thương, Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ VHTTDL (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 26/2018/TTBVHTTDL ngày 11/9/2018 của Bộ VHTTDL), Thông tư số 09/2023/TTBVHTTDL ngày 09/8/2023 ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Bộ VHTTDL xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, đề nghị thương nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật này và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn có liên quan.

Nếu xác định hàng hóa là đồ chơi trẻ em: Đề nghị thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL trên và tuân thủ tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật của đồ chơi trẻ em theo các văn bản do Bộ KHCN quy định. Theo đó, Bộ VHTTDL và các cơ quan văn hóa tại địa phương không cấp phép nhập khẩu đồ chơi trẻ em, thủ tục nhập khẩu giải quyết trực tiếp tại cơ quan hải quan.

- Nếu xác định hàng hóa không thuộc trường hợp nào nêu trên (không thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa), đề nghị bạn đọc liên hệ với cơ quan hải quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý chuyên ngành của mặt hàng đó để được hướng dẫn thủ tục nhập khẩu theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Đề nghị bạn đọc Nguyễn Điền Thủy Nguyệt nghiên cứu các văn bản pháp luật trên, xác định loại hình, mục đích nhập khẩu của mặt hàng để thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

09/12/2024 08:44

Độc giả: PHAN LẬP ĐỨC
02/12/2024

Kính chào quý Bộ, Tôi thi tuyển vào vị trí Thư viện viên hạng IV, mã số CDNN là V.10.02.07. Tôi đã hoàn thành chế độ tập sự tại đơn vị (thời điểm hoàn thành 01/11/2023). Xin hỏi trường hợp tôi có bằng Đại học chuyên ngành thư viện thì được bổ nhiệm và xếp lương vào bậc 2/12 hay 3/12 của CDNN Thư viện viên hạng IV. Xin cảm ơn quý Bộ.

Trả lời:

Vụ Tổ chức cán bộ trả lời:

Về cách xếp lương viên chức sau khi hết thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 02/2022/TT-BVHTTDL ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2022/TT-BVHTTDL) áp dụng đối với trường hợp khi tuyển dụng viên chức giữ chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (trình độ đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ), thư viện viên hạng IV có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên (trình độ đào tạo trung cấp, cao đẳng) phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 115/2020/NĐCP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 115/2020/NĐ-CP).

Ngày 07/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 07/12/2023). Theo đó, căn cứ vào mức lương tại quyết định tuyển dụng đối với trường hợp phải thực hiện chế độ tập sự (khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP) hoặc trường hợp không phải thực hiện chế độ tập sự (khoản 5 Điều 21 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐCP), cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương cho viên chức được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.

02/12/2024 09:08

Độc giả: Ha nguyễn - Thành phố Lạng Sơn
26/11/2024

Kính gửi: Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Kính đề nghị Quý Bộ trả lời giúp tôi nội dung sau: Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư số 02/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau: "2. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau: a) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III: xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1; b) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo thạc sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III: xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, ngạch viên chức loại A1; c) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III: xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1; d) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV: xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B; đ) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV: xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B." Vậy xin hỏi, đối với trường hợp người trúng tuyển vào vị trí việc làm Thư viện viên hạng IV có trình độ Đại học thì được xếp lương như thế nào? Nếu áp dụng điểm c) khoản 2 Điều 9 thì có vi phạm nguyên tắc quy định tại Điều 8. Nguyên tắc xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành thư viện không? Xin cảm ơn quý Bộ!

Trả lời:

Về cách xếp lương viên chức sau khi hết thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 02/2022/TT-BVHTTDL ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2022/TT-BVHTTDL) áp dụng đối với trường hợp khi tuyển dụng viên chức giữ chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (trình độ đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ), thư viện viên hạng IV có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên (trình độ đào tạo trung cấp, cao đẳng) phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 115/2020/NĐCP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 115/2020/NĐ-CP).

Ngày 07/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 07/12/2023). Theo đó, căn cứ vào mức lương tại quyết định tuyển dụng đối với trường hợp phải thực hiện chế độ tập sự (khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP) hoặc trường hợp không phải thực hiện chế độ tập sự (khoản 5 Điều 21 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 85/2021/NĐCP), cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương cho viên chức được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.

26/11/2024 09:27

Độc giả: Lê Quang Huy - Tân Khánh Phú Bình Thái Nguyên
22/11/2024

Xin quý bộ trả lời giúp tôi câu hỏi như sau. Trong thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL có quy định tiêu chuẩn trình độ đào tạo bồi dưỡng là có bằng đại học trở lên chuyên ngành thông tin -thư viện mà tôi lại tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học thư viện của trường đại học văn hoá Hà Nội vậy ngành học của tôi có tương đương với ngành thông tin -thư viện và đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng của chức danh thư viện viên hạng III như trong thông tư quy định không? Cảm ơn quý bộ.

Trả lời:

Vụ Tổ chức cán bộ trả lời như sau:

Điểm a, điểm b, khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 02/2022/TTBVHTTDL ngày 01/7/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện đã quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Thư viện viên Hạng III phải "Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện".

Căn cứ các quy định nêu trên, đối với cá nhân tốt nghiệp đại học chuyên ngành Khoa học thư viện của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cơ quan quản lý của cá nhân đó sẽ căn cứ nội dung chương trình đào tạo của ngành Khoa học thư viện, bảng điểm chi tiết của cá nhân, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tại thời điểm tuyển dụng để xem xét, xác định bằng tốt nghiệp trên có đáp ứng được các yêu cầu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện đối với Thư viện viên hạng III hay không.

Ngoài ra, cá nhân phải đảm bảo điều kiện có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện theo quy định đối với chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm Thư viện viên hạng III.

22/11/2024 09:39

Độc giả: Lê Vương
18/11/2024

Kính gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch! Hiện nay, đơn vị có 01 viên chức đang xếp ngạch Kỹ thuật viên hạng IV (V.05.02.08), đang công tác tại Phòng Quản lý di sản văn hóa, thực hiện các công việc liên quan đến hồ sơ di tích. nay em muốn chuyển viên chức đó sang ngạch Di sản viên hạng IV để dễ thăng hạng lên Di sản viên hạng III. Tuy nhiên theo quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thì di sản viên hạng III phải tốt nghiệp các ngành di sản văn hóa, trong khi viên chức này tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật công trình xây dựng. Vậy cho em hỏi là có thể chuyển qua ngạch di sản viên để thăng hạng được không ạ? Vì thực tế công việc của viên chức này cũng yêu cầu trình độ về kỹ thuật xây dựng. Em xin cảm ơn ạ!

Trả lời:

Căn cứ Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học, các ngành đào tạo đại học phù hợp nhất đối với lĩnh vực di sản văn hóa bao gồm: Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam; Hán Nôm; Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; Văn hóa học; Quản lý văn hóa, Bảo tàng học…

Tuy nhiên, lĩnh vực di sản văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, có tính chất đặc thù, mang tính liên ngành, đa lĩnh vực, từ di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu và bảo tàng. Do đặc thù liên ngành, đa lĩnh vực trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có tính chất chuyên môn sâu rộng, đòi hỏi tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức đến từ nhiều ngành, chuyên ngành khác nhau như văn hóa, kiến trúc, xây dựng, khảo cổ học, bảo tàng, văn hóa dân tộc, xã hội và nhân văn, luật, hành chính, tin học, nhân học… cho các lĩnh vực bảo tàng, di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu. Do vậy, Thông tư số 16/2021/TT-BVHTTDL ngày 21/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành di sản văn hoá theo hướng mở đối với tiêu chuẩn về trình độ đào tạo để cơ quan/đơn vị sử dụng lao động căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thực tiễn hoạt động của đơn vị có thể tuyển dụng được nhân sự phù hợp với yêu cầu, xác định vị trí việc làm tại các đơn vị (cụ thể: tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL ngày 21/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành di sản văn hoá quy định Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Di sản viên hạng III: "Có bằng đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa").

Về trường hợp bạn đọc Lê Vương đặt câu hỏi, đề nghị cơ quan/đơn vị rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của cơ quan/đơn vị và yêu cầu về trình độ đào tạo đối với vị trí việc làm của viên chức (theo Đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt) để có cơ sở xác định trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức có/không phù hợp với nhiệm vụ, công việc cụ thể của chức danh nghề nghiệp viên chức muốn chuyển ngạch sang (Di sản viên hạng IV) và chức danh nghề nghiệp hạng trên (Di sản viên hạng III).

18/11/2024 16:34

Độc giả: Nguyễn Ngọc Thanh
31/10/2024

Kính chào Quý Bộ, tôi xin phép được đặt câu hỏi: Nếu tôi bị lừa đảo liên quan đến ngành du lịch. Tôi có thu thập được rất nhiều bằng chứng liên quan, cũng như thông tin về các kẻ phạm tội. Thì tôi nên báo cho ai, ở đâu và như thế nào?

Trả lời:

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam trả lời như sau:

Tuỳ theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; do đó, thẩm quyền của cơ quan, đơn vị giải quyết vụ việc cũng khác nhau.

- Đối với vụ việc phải xử phạt vi phạm hành chính: Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, trong đó quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

 - Đối với vụ việc phải truy cứu trách nhiệm hình sự: Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội phạm và hình phạt; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2021 (Điều 144, 145, 146 quy định về trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết, thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố).

Do vậy, đề nghị bạn đọc xem xét tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, căn cứ các quy định tại Nghị định số 45/2019/NĐ-CP; Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định khác có liên quan để trình báo đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong quá trình xử lý vụ việc, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong phạm vi, quyền hạn của mình.

31/10/2024 16:35