Đặt câu hỏi, góp ý

+ Đặt câu hỏi

Danh sách câu hỏi và câu trả lời

Độc giả: Trần Anh Huy - Đồng Tháp
18/06/2020

Căn cứ Kế hoạch tuyển dụng viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện, ngoài tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn phù hợp, có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo quy định thì còn có chứng chỉ bồi dưỡng Hạng chức danh nghề nghiệp (ví dụ như: chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Huấn luyện viên Hạng III, hướng dẫn viên hạng IV, kế toán viên, ...), mà chứng chỉ này hiện nay chưa được đào tạo phổ biến, đặc biệt sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Vậy cho tôi hỏi: Trong tuyển dụng viên chức có bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn Hạng chức danh nghề nghiệp hay không? Nếu không có thì có cho nợ và bổ sung sau khi trúng tuyển hay không? Tôi đang có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên viên và chứng chỉ bồi dưỡng nâng cao kiến thức huấn luyện viên thể thao (do trường Đại học TDTT TPHCM cấp) thì có được xem xét để thay thế chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Huấn luyện viên Hạng III hay không? Rất mong quý cơ quan giải đáp, hướng dẫn. Xin cám ơn quý cơ quan!

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn Trần Anh Huy, ngày 15 tháng 6 năm 2020 Tổng cục Thể dục thể thao có văn bản số 720/TCTDTT - TCCB  trả lời như sau:

1. Trong tuyển dụng viên chức, điều kiện phải có chứng chỉ bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với một số chức danh cụ thể, được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng. Đối với viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao, cụ thể là chức danh nghề nghiệp Huấn luyện viên (Hạng III) được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số13/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 17/10/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh viên chức ngành Thể dục thể thao, về tiêu chuẩn đào tạo, trình độ bồi dưỡng như sau: "Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chức danh huấn luyện viên (hạng III) (trừ trường hợp là cử nhân chuyên ngành huấn luyện thể thao)". Do vậy, trong tuyển dụng chức danh huấn luyện viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chức danh huấn luyện viên (Hạng III).

2. Căn cứ Kế hoạch tuyển dụng viên chức của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức sẽ cho phép thí sinh tham gia thi tuyển có được quyền nợ chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hay không và thí sinh sẽ phải cam kết hoàn thiện chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn Hạng chức danh nghề nghiệp trong thời gian tập sự nếu trúng tuyển.

3. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV về tiêu chuẩn đào tạo, trình độ bồi dưỡng đã nêu ở trên, chứng chỉ bồi dưỡng chuyên viên và chứng chỉ bồi dưỡng nâng cao kiến thức huấn luyện viên thể thao (do trường Đại học TDTT TPHCM cấp) không được xem xét để thay thế chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Huấn luyện viên (HạngIII).

Ngày 23/11/2016, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4062/QĐ-BVHTTDL về việc giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, theo đó hiện nay có 03 đơn vị là: Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng và Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh được giao nhiệm vụ tổ chức giảng dạy và cấp chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao (gồm Huấn luyện viên Hạng I, II, III và Hướng dẫn viên Hạng IV) theo nội dung chương trình bồi dưỡng đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

Trân trọng./.

18/06/2020 10:50

Độc giả: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận - 86 Trần Hưng Đạo Tp Phan Thiết Tỉnh Bình Thuận
10/02/2020

Về việc có ý kiến về thời gian giải quyết TTHC theo Quyết định số 991/QĐ-BVHTTDL ngày 19/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thể dục, thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Trả lời:

Trả lời phản ánh, kiến nghị của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, Tổng cục Thể dục, Thể thao có văn bản số 596/TCTDTT-VP trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 38 Luật Thể dục, thể thao (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao), "Giải thi đấu, trận thi đấu do liên đoàn thể thao quốc gia hoặc liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức hoặc đăng cai tổ chức" thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trình tự, thủ tục đăng cai tổ chức giải thể thao được quy định tại Điều 40 Luật Thể dục, thể thao (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao).

Tại Quyết định số 991/QĐ-BVHTTDL ngày 19/3/2019 về việc công bố thủ tục hành chính mới được ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thể dục, thể thao thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được xây dựng trên cơ sở Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao, theo đó tại Phần II mục B thủ tục hành chính cấp tỉnh đã quy định: "Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định tổ chức giải thể thao; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do".

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa (bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính), ban hành quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thống nhất thực hiện tại địa phương.

Trân trọng./.

10/02/2020 15:29

Độc giả: Phạm Văn Hiệp - Tổ 15 Hòa Quý Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng Phường Hoà Quý Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
16/01/2020

Về giấy tờ mà hướng dẫn viên phải mang theo khi hành nghề hướng dẫn viên du lịch?

Trả lời:

Trả lời phản ánh, kiến nghị của Ông Phạm Văn Hiệp về giấy tờ mà hướng dẫn viên phải mang theo khi hành nghề hướng dẫn, Tổng cục Du lịch có văn bản số 1747/TCDL-LH trả lời như sau:

1. Về các loại giấy tờ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo khi hành nghề hướng dẫn du lịch

Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch, điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

- Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

- Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

- Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 65 Luật Du lịch, hướng dẫn viên du lịch có nghĩa vụ sau: "Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài".

Như vậy, khi hành nghề hướng dẫn du lịch, hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa (không phân biệt hướng dẫn viên có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hay với doanh nghiệp dung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch) phải mang theo: (1) Giấy tờ phân công nhiệm vụ; (2) Chương trình du lịch.

2. Về hình thức các loại văn bản, giấy tờ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo khi hành nghề hướng dẫn du lịch

Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại: "Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật";

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thương mại: "Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử";

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giao dịch điện tử: "Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết".

Như vậy, giấy tờ hướng dẫn viên phải mang theo có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như bản viết, bản in, điện báo telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Luật Du lịch không quy định văn bản, giấy tờ mang theo phải đóng dấu đỏ. Tuy nhiên, hướng dẫn viên phải chứng minh giấy tờ mang theo là của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch.

Trân trọng./.

16/01/2020 09:26

Độc giả: Nhóm bạn trẻ Vietnam Animal Eyes - Nha Trang Khánh Hòa
07/01/2020

Về việc kêu gọi thay đổi nghi lễ chém lợn trong lễ hội làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Trả lời:

Trả lời kiến nghị của nhóm các bạn trẻ trong cộng đồng về việc kêu gọi thay đổi nghi lễ chém lợn trong lễ hội làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được Phiếu chuyển số 799/PC-TTĐT ngày 29/11/2019 của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về việc trả lời công dân.

Cổng Thông tin điện tử của Bộ trích đăng toàn văn phần trả lời của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo Công văn số 5295/BVHTTDL-VP ngày 31 tháng 12 năm 2019 về nội dung kiến nghị của nhóm các bạn trẻ trong cộng đồng về hoạt động lễ hội làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, như sau:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng cảm ơn nhóm các bạn trẻ trong cộng đồng đã quan tâm và ủng hộ đối với công tác quản lý Nhà nước về hoạt động lễ hội nói chung và lễ hội làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

Trong những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về công tác quản lý lễ hội, tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, văn bản chỉ đạo các địa phương tổ chức lễ hội phải đảm bảo các nguyên tắc: nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam… Các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều được các địa phương kịp thời triển khai thực hiện nghiêm và đã có sự chuyển biến tích cực; các lễ hội có tập tục mang yếu tố bạo lực, không phù hợp với xu thế thời đại đã chuyển đổi hình thức thực hành nghi lễ, trong đó có Lễ hội làng Ném Thương, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đến nay đã 04 năm không thực hành nghi lễ chém lợn, được cộng đồng địa phương hưởng ứng. Một lần nữa, chúng tôi cảm ơn nhóm các bạn trẻ trong cộng đồng có ý kiến trao đổi giúp cho công tác quản lý và tổ chức lễ hội ngày càng hiệu quả, văn minh.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng gửi Nhóm bạn trẻ Vietnam Animal Eyes biết./.

07/01/2020 15:15

Độc giả: Nguyễn Thế Anh - Số 66 Ngõ Núi Trúc Kim Mã Ba Đình Hà Nội
07/01/2020

Xin hỏi, Tôi tốt nghiệp đại học ngành: Công trình thủy, đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Như vậy theo quy định tại Nghị định số: 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 Quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sủ- văn hóa, danh nam thắng cảnh, tôi có được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích không? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, Cục Di sản văn hóa có công văn số 986/DSVH - DT trả lời như sau:

- Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP quy định Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích: " a) Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng; b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức về tu bổ di tích theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.".

- Đối với chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 Luật xây dựng năm 2014 chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là: "văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề".

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được chia thành nhiều loại cụ thể khác nhau. Mỗi loại chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động riêng. Để được cấp các chứng chỉ này, cá nhân cần đáp ứng những điều kiện khác nhau. Cụ thể, các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình được quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng như sau: Thiết kế kiến trúc công trình; Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; Thiết kế cơ - điện công trình; Thiết kế cấp - thoát nước công trình; Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật. Như vậy, căn cứ điểm a Nghị định số 61/2016/NĐ-CP và các quy định của Luật Xây dựng về chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng và các chuyên ngành xây dựng, đối chiếu với chuyên ngành đã học, bạn đọc có thể xác định mình đã đáp ứng các điều kiện để được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích chưa.

Trân trọng./.

07/01/2020 08:39

Độc giả: Hà Huy Văn - Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chư Prông 17 Trần Phú thị trấn Chư Prông huyện Chư Prông
29/08/2019

Huyện tôi (Chư Prông) đang có ý định tổ chức Lễ hội Hoa Muồng vàng, nhằm quảng bá về du lịch. UBND huyện xây dựng kế hoạch với tên gọi là: Lễ hội Hoa Muồng vàng. Nhưng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai lại đề nghị đổi là: Ngày hội Hoa Muồng Vàng. Tôi thấy tên gọi này không phù hợp (trước khi xây dựng kế hoạch tôi đã tham khảo về Nghị định 110/2018/NĐ-CP và các Lễ hội Hoa của các địa phương, như: Lễ hội Hoa Phượng đỏ, Lễ hội Hoa Anh đào...; tìm khái niệm trên mạng về Lễ hội, nhưng khái niệm về Ngày hội lại không thấy) thì thấy đặt tên Lễ hội phù hợp hơn là Ngày hội. Vậy quý vị cho tôi hỏi: nên đặt tên Lễ hội Hoa Muồng vàng hay Ngày hội Hoa Muồng Vàng? Đúng, sai thế nào? Rất mong được giải đáp. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Ngày 27 tháng 8 năm 2019, Cục Văn hóa cơ sở có công văn số 585/VHCS - NSVH trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Việc đặt tên cho các hoạt động văn hóa do đơn vị chủ trì tổ chức quyết định, trên cơ sở mục đích, ý nghĩa và chương trình cụ thể. Tuy nhiên, khi tổ chức Lễ hội tại địa phương phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ - CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.

Trân trọng!

29/08/2019 16:28

Độc giả: Nguyễn Việt Hà - Số 188 nguyễn văn cừ p an hòa q ninh kiều tp cần thơ
04/06/2019

Căn cứ Nghị định số 145/2013/NĐ-CP, ngày 29 tháng 10 năm 2013, của Chính phủ, quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài, Tại Nghị định, quy định Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, vào năm lẻ và năm khác, tổ chức Lễ kỷ niệm tại Hà Nội. Vậy ở địa phương (các tỉnh, thành khác) sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm hay chỉ tổ chức họp mặt. Kính mong Quý Bộ trả lời để địa phương thực hiện. Xin cám ơn./.

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, Cục Văn hóa cơ sở có văn bản số 339/VHCS - TTCĐ trả lời như sau:

Việc tổ chức kỷ niệm Ngày Cách mạng tháng Tám và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 11 Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

Trong đó, quy định rõ các hoạt động kỷ niệm được tổ chức vào năm lẻ 5, năm khác và năm tròn. Đồng thời, tại Điều 13 của Nghị định quy định: " Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, trang trí đường phố phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị, phù hợp với quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan". Năm 2015, vào dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm tròn), Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 17/4/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2015). Trong đó, hướng dẫn đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nêu: "Không tổ chức mít tinh, diễu binh, diễu hành tại địa phương, tùy tình hình cụ thể của địa phương, tổ chức kỷ niệm đối với các hình thức phù hợp hoặc tổ chức gặp mặt, tọa đàm … để ôn lại truyền thống yêu nước quật cường của nhân dân Việt Nam, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng" (tại khoản 1, mục III, phần C của Kế hoạch).

Trân trọng./.

04/06/2019 10:30

Độc giả: Phạm Thị Thanh Tâm - 91 Nguyễn Chí Thanh Hà Nội
09/05/2019

Hiện nay thư viện số Ấn Độ đang quan tâm và muốn phổ biến lịch sử văn hóa Việt Nam đến người dân Ấn Độ thông qua: ebook, sách scan, video, hình ảnh... về chủ đề lịch sử văn hóa của Việt Nam. Vì vậy, bộ văn hóa thể thao và du lịch có thể giúp đỡ để thư viện số Ấn Độ có thể tiếp cần dữ liệu số từ một số thư viện bảo tàng của Việt Nam được không? Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Về vấn đề bạn hỏi, Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản số 99/TL - TV ngày 08 tháng 5 năm 2019 trả lời như sau:

Việc Thư viện Ấn Độ đang quan tâm và muốn phổ biến lịch sử văn hóa Việt Nam đến người dân Ấn Độ thông qua eboook, sách scan, video hình ảnh... về chủ đề lịch sử văn hóa Việt Nam, theo Vụ Thư viện đây là ý tưởng tốt để quảng bá lịch sử văn hóa Việt Nam tới đông đảo người dân trên thế giới nói chung và người dân Ấn Độ nói riêng đúng với chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong việc mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Vì thế việc này cần thông qua các chương trình ký kết, hợp tác giao lưu về văn hóa giữa hai nước nói chung và ở lĩnh vực thư viện, Di sản nói riêng, thông qua việc ký kết hai bên có thể trao đổi tài liệu và cung cấp cho nhau thông tin về lịch sử, văn hóa của hai nước một cách chính thống để phục vụ bạn đọc. Hơn  nữa hiện nay công nghệ thông tin phát triển bạn đọc có thể tìm kiếm thông tin trên mạng bằng cách truy cập vào trang web của các thư viện để tìm kiếm thông tin có sẵn hoặc qua các địa chỉ liên kết, việc chia sẻ, sao chép thông tin tùy theo giá trị mức, độ của từng loại hình tài liệu theo quy định của các thư viện và phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, qua đây Vụ Thư viện cung cấp địa chỉ Web site của Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện các tỉnh, thành phố để bạn đọc có thể tham khảo.

Trân trọng./.

     Danh sách website Thư viện Quốc gia và thư viện tỉnh, Thành phố đã có:



Đơn vị

      Link

Thư viện Quốc gia

      http://nlv.gov.vn/



Bắc Cạn


Bắc Giang

       thuvienbacgiang.vn

Cao Bầng

       http://thuviencaobang.blogspot.com/

Điện Biên

       http://thuviendienbien.gov.vn/Home.html

Hà Giang

       http://thuvientinh.hagiang.gov.vn/

Hoà Bình

       http://thuvienhoabinh.vn/

Lai Châu

       http://thuvien.laichau.gov.vn

Lạng Sơn

       thuvienlangson.vn

Lào Cai

       http://thuvientinhlaocai.vn/

Sơn La

       http://thuviensonla.com.vn/

TháI Nguyên

       http://thuvienthainguyen.vn/

Tuyên Quang


Yên Bái

       http://thuvientinhyenbai.gov.vn/



Bắc Ninh

       http://thuvientinh.bacninh.gov.vn/

HảI Dương

       http://thuvienhaiduong.gov.vn/

Hưng Yên

       http://www.thuvienhungyen.vn/

Phú Thọ

       http://thuvienphutho.gov.vn/

Vĩnh Phúc

       http://thuvien.vinhphuc.gov.vn/

Hà Nam

       http://thuvien.hanam.gov.vn/

Hà Nội

       http://www.thuvienhanoi.org.vn/

TP. HảI Phòng

       http://www.thuvienhaiphong.org.vn/Portal/Default.aspx

Nam Định

       http://thuviennamdinh.vn/

Ninh Bình

     https://www.facebook.com/Th%C6%B0-vi%E1%BB%87n-T%E1%BB%89nh-Ninh-B%C3%ACnh-1151798394911438/

Quảng Ninh

       http://www.thuvienquangninh.org.vn/

TháI Bình

       http://www.thuvienthaibinh.vn/



Hà Tĩnh

       http://www.thuvienhatinh.org/

Nghệ An

       https://www.facebook.com/thuvientonghopna

Quảng Bình

       http://thuvienquangbinh.gov.vn/tvqb/

Quảng Trị

       http://thuvienquangtri.gov.vn/gioithieu.aspx

Thanh Hoá

       http://thuvientinhthanhhoa.vn/

Thừa Thiên – Huế

       http://thuvien.hue.gov.vn/



Bình Định

        http://bpl.vn/

Đà Nẵng

        thuvien.danang.gov.vn

Đắc Lăk

        http://thuviendaklak.org.vn

Đắc Nông


Gia Lai

        thuvientinhgialai.vn

Khánh Hoà

        thuvienkhanhhoa.gov.vn

Kon Tum

        http://thuvienkontum.vn

Quảng Nam

        http//www.thuvienquangnam.org.vn

Quảng NgãI 

        thuvienquangngai.vn

Phú Yên

        www.thuvienhaiphu.com.vn



Bà Rịa – Vũng Tàu

        thuvienbrvt.com.vn

Bình Dương

       thuvienbinhduong.org.vn

Bình Phước

       thuvienbinhphuoc.org.vn

Bình Thuận

       thuvienbinhthuan.com.vn

Đồng Nai

       thuviendongnai.gov.vn

TP. Hồ Chí Minh

       thuvientphcm.gov.vn

Lâm Đồng

       thuvienlamdong.org.vn

Ninh Thuận

       http://sobn.ninhthuan.gov.vn/library

Tây Ninh




An Giang

       thuvienangiang.com

Bạc Liêu

       www.thuvienbaclieu.org.vn

Bến Tre

       thưvienbentre.gov.vn

Cà Mau

       www.thuvien.camau.gov.vn

TP. Cần Thơ

       www.cantholib.org.vn

Đồng Tháp

       http://www.thuviendongthap.com

Hậu Giang

       thuvienhaugiang.gov.vnthuvienhaugiang.org.vn

Kiên Giang

       thuvienkiengiang.vn

Long An


Sóc Trăng

        www.thuviensoctrang.org.vn

Tiền Giang


Trà Vinh

        http://thuvientravinh.org.vn/default.aspx

Vĩnh Long

        http://www.thuvientinh.vinhlong.gov.vn


09/05/2019 15:17

Độc giả: Nguyễn Phúc Thịnh - 507 Phung VAn Cung street ward 7 Phu Nhuan district
09/05/2019

Thưa Bộ, em có một vấn đề thắc mắc Đó là em đã có bằng B2 Anh Văn được cấp bởi Đại Học Sư Phạm TP HCM vào tháng 8 năm 2018. Nhưng nhân viên Sở du lịch Tp HCM không đồng ý cấp thẻ hướng dẫn quốc tế cho em, với lý do: "Chỉ chấp nhận những bằng cấp được đề cập trong phụ lục I, Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017." Nhưng cũng cùng thông tư đó, trong điều 16 chương IV có viết: người muốn đổi thẻ hướng dẫn quốc tế phải "Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ bậc 4 trở lên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc B2 trở lên Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, còn thời hạn hoặc được cấp trong vòng 05 năm đối với chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ không quy định thời hạn, do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp đạt mức yêu cầu theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017." Dựa theo điều này, em hiểu rằng TẤT CẢ BẰNG NGOẠI NGỮ ( Tiếng Anh, Hàn, Nhật...) BẬC B2 đều có thể sử dụng, HOẶC thay thế bằng các chứng chỉ có giá trị tương đương với bằng B2 được ghi trong phụ lục. Và quy chuẩn chính thức cho tất cả các loại ngoại ngữ là bằng B2 (bậc 4) khung qui chiếu Châu Âu. Nếu bằng Anh Văn B2 của em không dùng để đổi thẻ được, thì điều số 16 ở trên rõ ràng rất mâu thuẫn với lời của nhân viên ở sở du lịch Tp HCM. Vậy nên kính xin Bộ có thể cho em một câu trả lời cụ thể về vấn đề này, rằng liệu bằng B2 tiếng Anh được cấp bởi Đại Học Sư Phạm Tp HCM của em có hợp lệ để đổi thẻ Hướng dẫn du lịch quốc tế hay không ? Em rất cám ơn Trân trọng.

Trả lời:

Về vấn đề bạn hỏi, Tổng cục Du lịch có văn bản số 575/TCDL - LH ngày 26 tháng 4 năm 2019 trả lời như sau:

Điểm d khoản 1 Điều 13 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch quy định giấy tờ chứng minh khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Trong đó có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ bậc 4 trở lên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc B2 trở lên Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, còn thời hạn hoặc được cấp trong vòng 05 năm đối với chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ không quy định thời hạn, do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền chấp đạt mức yêu cầu theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các Sở trong việc xác định tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận ngoại ngữ, Tổng cục Du lịch đã trao đổi và nhận được thông báo của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đơn vị có thẩm quyền cấp chứng chỉ ngoại ngữ, cụ thể như sau:

Hiện nay, có 4 đơn vị được công nhận đảm bảo các điều kiện để tổ chức thi và cấp chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế; Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu là bộ quy tắc mô tả đánh giá trình độ ngoại ngữ của học viên học tiếng nước ngoài tại Châu Âu, dùng để đánh giá chất lượng đào tạo ngôn ngữ. Tại Việt Nam không có đơn vị nào tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu. Một số cơ sở đào tạo có tham khảo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ Châu Âu để kiểm tra năng lực ngôn ngữ của sinh viên để định hướng sinh viên học tập và nghiên cứu. Các chứng chỉ này không có giá trị để xin cấp thẻ hướng dẫn viên.

Đến nay, chỉ có Tổ chức Giáo dục Quốc tế IDP (IDP Education Việt Nam) và Hội đồng Anh (British Council) được ủy quyền tỏ chức thi cấp chứng chỉ IELTS (tham khảo https://www.idp.com/vietnam/, https://www.britishcouncil.vn/), chỉ IIG Việt Nam được ủy quyền tổ chức thi cấp chứng chỉ TOEFL và TOEIC (tham khảo tại https://www.iigvietnam.com/vi/), chỉ Hội đồng Anh (British Council) được ủy quyền tổ chức thi cấp chỉ Aptis (tham khảo tại https://www.britishcouncil.vn), chỉ phân viện Puskin được ủy quyền tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Nga TORFL (tham khảo tại https://puskinhn.edu.vn/)

Một số cơ sở giáo dục hoặc trung tâm tại Việt Nam được ủy quyền tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Pháp (DELF), tiếng Nhật (JLPT), tiếng Trung Quốc (HSK), tiếng Hoa (TOCFL), tiếng Hàn Quốc (TOPIK). Đề nghị tham khảo tại website chính thức của các Tổ chức cấp chứng chỉ quốc tế đó (https://www.cn.ambafrance.org/);(https://www.vietnam.campusfrance.org/); (https://www.jlpt.jp/); https://www.chinesetest.cn/); (https://www.topik.go.kr/).

Đề nghị bạn đọc nghiên cứu và đăng ký sát hạch trình độ ngoại ngữ tại các đơn vị có thẩm quyền cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trân trọng./.

09/05/2019 11:05

Độc giả: Đỗ Ngọc Ấnh - Phòng TNMT
05/04/2019

Tôi được biết, theo quyết đinh số 77/2005/QĐ-BVHTT ngày 28/11/2005 về việc xếp hạng di tích quốc gia xếp hạng làng cổ Đường Lâm là di tích kiến trúc nghệ thuật. Như vậy, di tích kiến trúc nghệ thuật có thuộc di tích lịch sử - văn hóa không? Rất mong được phản hồi! Xin cảm ơn!

Trả lời:

Về vấn đề bạn nêu, Cục Di sản văn hóa có văn bản số 202/DSVH-DT trả lời như sau:

Điều 11 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa quy định:

Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 (sửa đổi Khoản 1 Điều 28 Luật di sản văn hóa năm 2001) cũng đã quy định tiêu chí của di tích lịch sử - văn hóa.

Căn cứ vào tiêu chí quy định tại Khỏa 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và Điều 28 Luật di sản văn hóa, di tích được phân loại như sau:

Danh lam thắng cảnh.

Như vậy, di tích kiến trúc nghệ thuật là 1 loại của di tích lịch sử - văn hóa.

Trân trọng./.

05/04/2019 16:42