Đặt câu hỏi, góp ý

+ Đặt câu hỏi

Danh sách câu hỏi và câu trả lời

Độc giả: Lê Ngọc Toàn - Huế
14/12/2018

Kính gửi bộ VHTTDL - theo các điều khoản trong thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, đối với chứng chỉ ngoại ngữ trong hồ sơ cấp thẻ HDV DL tiếng Trung thì phải có HSK4 và HSKK, nhưng khi tôi lên nộp thì nhân viên tư vấn là các văn bằng này cần phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt Nam (hiện HSK4 và HSKK của tôi bằng tiếng Trung và tiếng Anh, và các bản tôi nộp đều đã được sao y đúng với bản chính). Vậy tôi xin hỏi là hồ sơ tôi đề nghị cấp thẻ HDV DL quốc tế tiếng Trung thì chứng chỉ HSK4 và HSKK có cần phải công chứng không? Mong bộ VHTTDL giải đáp, xin cám ơn.

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, Tổng cục Du lịch trả lời như sau:

Điểm c, Khoản 1. Điều 60 Luật Du lịch 2017 quy định hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa bao gồm “Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ tương ứng với điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 hoặc điểm b và điểm c khoản 2 Điều 59 của Luật này”. Trước đó, điểm c khoản 2 Điều 59 quy định điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế bao gồm “sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề”. Tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế được quy định chi tiết tại Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017, trong đó đối với tiếng Trung Quốc, công dân phải đạt bậc HSK4 và HSKK mới đủ điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Liên quan tới vấn đề chứng thực văn bằng, chứng chỉ, Điều 6, Luật Công chứng số 53/2014/QH13 quy định “Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt”.

Như vậy, căn cứ quy định của Luật Du lịch 2017 và Luật Công chứng 2014, mọi văn bằng, chứng chỉ bằng tiếng nước ngoài đều phải công chứng sang tiếng Việt Nam mới đảm bảo các điều kiện pháp lý trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Trân trọng./.

14/12/2018 11:37

Độc giả: Nguyễn bảo ngọc - Xã an bình, huyện phú giáo, tỉnh bình dương
14/12/2018

Tôi là chủ của doanh nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ giáo dục và Đào tạo kĩ năng sống,mã số thuế 3702707839, tôi định mở lớp dạy võ tự vệ cho các học sinh tại các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở để chống lại tình trạng bạo lực học đường và xâm hại và quấy rối tình dục hiện nay.thời gian khoá học là 8 buổi,cho tôi hỏi tôi nên tới cơ quan nhà nước nào để xin phép và hồ sơ gồm những gì, tôi trân thành cảm ơn!.

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Hiện nay, kinh doanh hoạt động thể thao được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định kinh doanh hoạt động thể thao, Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Thông tư quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

Về trình tự thủ tục và yêu cầu hồ sơ để giải quyết thủ tục hành chính thực hiện theo Quyết định số 4247/QĐ-BVHTTDL ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thể dục, thể thao thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, theo đó, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở để được giải quyết theo quy định.

Trân trọng./.

14/12/2018 11:18

Độc giả: Nguyễn Viết Vũ Nguyên - 151 Võ Thị Sáu, phường 6, Quận 3, TP.HCM
13/11/2018

Kính gửi anh/chị phụ trách, Em là Nguyên từ công ty tư vấn truyền thông MVV SnP. Hiện tại bên em đang cần đăng kí giấy phép quảng cáo online và offline cho khách hàng KIM Dental thuộc lĩnh vực Nha khoa. Anh/chị phụ trách tư vấn giúp em các bước và hồ sơ xin cấp phép với ạ. Mong sớm nhận được phản hồi của anh/chị phụ trách. Em cám ơn nhiều.

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, Cục Văn hóa cơ sở có văn bản số 780/VHCS - QLHĐQC trả lời như sau:

Nha khoa thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh là dịch vụ đặc biệt. Vì vậy, trước khi thực hiện quảng cáo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục, xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh được quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 05 năm 2015 của Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

2. Về phương tiện quảng cáo

Đối với các sản phẩm quảng cáo trên phương tiện quảng cáo là bảng quảng cáo, băng-rôn phải thực hiện thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo. Hồ sơ và trình tự thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo và băng-rôn được quy định tại Điều 29 và 30 Luật Quảng cáo năm 2012.

Đối với các sản phẩm quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo khác không phải thực hiện thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo, nhưng phải đảm bảo các quy định của Luật Quảng cáo và các văn bản pháp luật có liên quan.

Trân trọng./.

13/11/2018 10:34

Độc giả: Ngô Thị Hồng Nhung - KIOT 6 NƠ 2 BÁN ĐẢO LINH ĐÀM
10/11/2018

Anh/chị cho em hỏi thủ tục nhập khẩu các thiết bị cho khu vui chơi của các bé mầm non như xe oto nhựa, thảm xốp, cầu trượt nhựa, em có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan nào để được tư vấn chính xác

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan, việc nhập khẩu các thiết bị cho khu vui chơi của các bé mầm non như xe ô tô nhựa, thảm xốp, cầu trượt nhựa (nếu phân loại không thuộc mặt hàng đồ chơi trẻ em mã HS 95.03 và 95.08 quy định tại Thông tư số 24/2018/TT-BVHTTDL ngày 23/8/2018 ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì không thuộc đối tượng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đề nghị Công ty liên hệ với Bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý nhà nước mặt hàng này để được hướng dẫn thủ tục nhập khẩu.

Trường hợp nếu xác định các mặt hàng trên là đồ chơi trẻ em thuộc mã HS 95.03 và 95.08 theo quy định tại Thông tư số 24/2018/TT-BVHTTDL thì thủ tục nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL, cơ quan văn hóa không cấp phép nhập khẩu và doanh nghiệp giải quyết trực tiếp tại cơ quan hải quan nếu đáp ứng điều kiện nhập khẩu theo quy định.

Trân trọng./.

10/11/2018 09:10

Độc giả: Trần Anh Huy - xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
22/10/2018

Xin hỏi, để thành lập câu lạc bộ văn nghệ quần chúng cấp huyện, xã hoặc tại cơ quan, đơn vị nhà nước thì căn cứ vào quy định nào (nêu văn bản cụ thể), trình tự thủ tục và thẩm quyền quyết định thành lập theo từng phạm vị hoạt động của câu lạc bộ.

Trả lời:

Về vấn đề bạn nêu, Cục Văn hóa cơ sở có văn bản số 722/VHCS – VNQC trả lời như sau:

1. Hội (CLB) được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

* Trình tự thành lập:

Câu lạc bộ - Đội - Nhóm (sau đây gọi tắt là Câu lạc bộ) là nơi tập hợp những thành viên có cùng sở thích, cùng nhu cầu nhằm một mục đích nhất định. Vì vậy, để thành lập Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng cấp huyện, xã hoặc tại cơ quan, đơn vị nhà nước thì cần phải thực hiện các bước:

+ Điều tra nhu cầu bằng phiếu hoặc phỏng vấn số lượng người có cùng sở thích về loại hình nào đó thì tiến hành thành lập Câu lạc bộ;

+ Tìm và vận động các thành viên tham gia Câu lạc bộ;

+ Lập Ban Chủ nhiệm;

+ Xây dựng Nội quy - Quy chế hoạt động của Câu Lạc bộ;

+ Đơn xin thành lập Câu lạc bộ (gửi cơ quan chủ quản);

+ Nội dung kế hoạch hoạt động và phương hướng hoạt động;

+ Cơ quan chủ quản xem xét ra Quyết định thành lập Câu lạc bộ và Công nhận Ban Chủ nhiệm Lâm thời;

+ Đề nghị chuẩn y thành lập;

+ Tổ chức ra mắt CLB.

* Điều kiện thành lập: Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với Câu lạc bộ đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

* Thủ tục thành lập CLB:

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010, thủ tục thành lập CLB gồm có:

+ Đơn xỉn phép thành lập CLB;

+ Dự thảo điều lệ;

+ Dự kiến phương hướng hoạt động;

+ Danh sách những người trong ban vận động thành lập CLB được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

+ Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập CLB;

+ Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội;

+ Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

* Thẩm quyền quyết định thành lập CLB:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010:

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách, sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã”.

2. Câu lạc bộ tại cấp huyện, tỉnh nếu hoạt động trong Trung tâm Văn hóa

thì áp dụng Thông tư 03/2009/TT-BVHTTDL và Thông tư 01/2010/TT- BVHTTDL. Câu lạc bộ tại xã, thôn, cơ quan, đơn vị nhà nước là tổ chức tự quân, tự thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trân trọng./.

22/10/2018 15:10

Độc giả: Nguyễn Hiền
22/10/2018

Xin hỏi, Theo NĐ 126/2018/NĐ-CP về quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam có quy định các hồ sơ thủ tục liên quan tới việc thành lâp được gửi về Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch. Vậy, Anh/chị vui lòng cho biết bộ phận nào sẽ trực tiếp xử lý hồ sơ sau khi đã nhận hồ sơ từ BP 1 cửa? Đối với việc thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài nhưng có lợi nhuận, các thủ tục sẽ căn cứ theo văn bản pháp luật nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Về vấn đề bạn nêu, Cục Hợp tác quốc tế đã có công văn số 1230/CV – HTQT ngày 09 tháng 10 năm 2018 trả lời như sau:

Căn cứ nội dung Nghị định nêu trên, các cơ quan tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam phải gửi hồ sơ đề nghị theo quy định đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây là lĩnh vực liên quan đến hoạt động đối ngoại của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, do đó kể từ ngày Nghị định có hiệu lực (05/11/2018), Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ là cơ quan trực tiếp xử lý hồ sơ của các bên đề nghị.

Nghị định trên chỉ quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận tại Việt Nam. Đối với cơ sở hoạt động văn hóa nước ngoài hoạt động vì lợi nhuận cần thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đầu tư, tương mại và kinh doanh.

Trân trọng./.    

22/10/2018 14:27

Độc giả: Trần Thị Hồng - xã Tây Giang, Tiền Hải, Thái Bình
24/09/2018

Năm 1962 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về dự Hội nghị của Tỉnh, thăm đảng bộ và nhân dân một xã của Huyện tôi. Để tưởng nhớ, lưu lại hình ảnh và những tình cảm vô cùng thiêng liêng của Bác Hồ đã giành cho đảng bộ và nhân dân xã. Đảng bộ và nhân dân xã muốn xây khu lưu niệm ngay trên vị trí mà Bác đã đứng nói chuyện năm 1962. Vậy quý báo cho hỏi việc xây dựng khu tưởng niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh được quy định cụ thể ở văn bản pháp luât nào? trình tự, thủ tục khi xây dựng khu tưởng niệm? cấp xã làm chủ đầu tư có đúng không? ( xây khu tưởng niệm bằng nguồn vốn xã hội hóa). Xin trân trọng cảm ơn./.

Trả lời:

Về vấn của bạn, Cục Văn hóa cơ sở có văn bản số: 705 /DSVH-DT ngày  12/9/2018 trả lời như sau:

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có 02 di tích quốc gia về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư (xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 235-VH/QĐ ngày 12/12/1986), di tích Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nam Cường, xã Nam Cường, huyện Tiền Hải (xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 3438/QĐ-BVHTTDL ngày 12/10/2015) và 01 đối tượng đã được kiểm kê di tích (Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Hồng An, huyện Hưng Hà).

Trường hợp, nếu địa điểm dự kiến xây dựng Khu lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xếp hạng di tích hoặc là đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích của tỉnh Thái Bình thì việc xây dựng cần tuân thủ theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Trường hợp chưa phải là di tích, đề nghị Bạn đọc xin phép Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về chủ trương, trên cơ sở đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo.

Trân trọng./.

24/09/2018 15:14

Độc giả: Tiêu Hiền Trang
06/09/2018

Dạ em có một số thắc mắc về hoạt động karaoke, mong quý cơ quan giúp đỡ! 1. Theo Luật du lịch số 09/2017/QH14 so với Luật du lịch số 44/2005/QH11 thì không nói rõ quy định đối với các cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao có phải xin giấy phép kinh doanh karaoke. Vậy đối với các cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao có phải xin giấy phép kinh doanh karaoke hay không và thực hiện theo quy định nào? 2. Đối với hoạt động kinh doanh karaoke di động có cần xin phép của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại địa phương hay không và tuân theo các quy định nào để đảm bảo đúng theo quy định pháp luật? Em xin chân thành cảm ơn./.

Trả lời:

Về vấn đề bạn nêu, Tổng cục Du lịch trả lời như sau:

Khoản 3 Điều 66 Luật Du lịch 2005 có quy định “Loại cơ sở lưu trú du lịch quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 62 của Luật này đã được công nhận xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện không cần phải có giấy phép kinh doanh đối với từng hàng hóa, dịch vụ nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện”.

Luật Du lịch 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018 không có quy định cụ thể việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện trong các cơ sở lưu trú du lịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao. Vì vậy, cơ sở lưu trú du lịch kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện phải tuân thủ quy định của pháp luật liên quan.

Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng chỉ quy định về việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh karaoke ngoài cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp; không áp dụng cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke đối với cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng. Quy định này được hiểu là các cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận hạng sao, hạng cao cấp mà Quyết định công nhận hạng còn hiệu lực thì không bắt buộc phải làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh.

Trân trọng./.

06/09/2018 11:19

Độc giả: Lê công chí - Thái bình
28/08/2018

Em đã và đang phát hành những bản thu âm do chính mình sáng tác! Vậy em cần sự giúp đỡ để đăng kí để bảo vệ được quyền lợi tác giả tác phẩm của mình! Em xin chân thành cảm ơn.. rất mong nhận được sự giúp đỡ

Trả lời:

Về vấn đề bạn nêu, ngày 20 tháng 8 năm 2018, Cục Bản quyền tác giả đã có công văn số 280/BQTG-ĐK trả lời như sau:

Căn cứ vào Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 và văn bản hướng dẫn thực hiện, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công b hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ).

Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ s hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ s hữu quyền liên quan (quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ).

Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyển tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan (quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ).

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ đăng ký, thực hiện theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 34 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sửa đổi, b sung một s điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác gi, quyền liên quan.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyn tác giả, quyn liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyn tác giả hoặc Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, thành ph Đà Nng). H sơ có th gửi qua đường bưu điện.

Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ s hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyn nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyn tác giả hoặc chủ s hữu quyn liên quan; tóm tt nội dung tác phm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phm được sử dụng làm tác phẩm phi sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phát sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan v trách nhiệm đổi với các thông tin ghi trong đơn.

Mu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan đăng trên website: www.cov.gov.vn.

b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan.

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền.

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyn giao, kế thừa.

đ) Văn bn đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nểu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc s hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e trên đây phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp  làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Trân trọng./.

28/08/2018 09:58

Độc giả: kiều thị huyền
24/07/2018

Công ty tôi chuẩn bị thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo với nội dung có sử dụng cụm từ "số 1", theo tôi được biết để sử dụng cụm từ này trên phương tiện quảng cáo công ty tôi cần có tài liệu hợp pháp theo quy định tại Điều 2, Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL. Các tài liệu Hợp pháp theo TT 10 bao gồm: 1. Kết quả khảo sát thị trường của các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp có chức năng nghiên cứu thị trường; 2. Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự tại các cuộc thi, triển lãm có quy mô khu vực hoặc toàn quốc bình chọn và công nhận các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó là “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự. Vậy, chúng tôi cần có tất cả các tài liệu số (1) và (2) nói trên hay chỉ cần một trong hai loại tài liệu số (1) hoặc số (2)? Ngoài ra, công ty tôi có cần thực hiện thủ tục pháp lý nào để xin xác nhận từ Bộ không? Mong sớm nhận được phúc đáp từ Quý Bộ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Về vấn đề bạn nêu, Cục Văn hóa cơ sở đã có công văn số 497/VHCS-QLHĐQC ngày 23 tháng 7 năm 2018 trả lời như sau:

1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL thì tài liệu hợp pháp quy định tại khoản 11 Điều 8 của Luật Quảng cáo bao gồm:

a) Kết quả khảo sát thị trường của các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp có chức năng nghiên cứu thị trường;

b) Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự tại các cuộc thi, triển lãm có quy mô khu vực hoặc toàn quốc bình chọn và công nhận các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó là “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự.

Như vậy, tài liệu chứng minh cho việc sử dụng cụm từ “số 1”, “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất” là một trong 02 loại tài liệu nói trên.

2. Khi có đủ tài liệu chứng minh theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL thì tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo khi thực hiện trên các phương tiện quảng cáo. Tuy nhiên, đây là sản phẩm quảng cáo có nội dung quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo, do vậy tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu Hội đồng Thẩm định sản phẩm quảng cáo (Cơ quan Thường trực là Cục Văn hóa cơ sở) thẩm định trước khi thực hiện. Việc thẩm định được tiến hành theo quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL.

Trân trọng./.

24/07/2018 15:31