Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hoạt động điện ảnh đã nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân

16/04/2020 | 16:26

Hoạt động điện ảnh đã nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân; Tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; Thực hiện Kế hoạch triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại trong năm 2020... là những thông tin văn hóa nổi bật tại các tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Hoạt động điện ảnh đã nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Hà Nội: Theo báo cáo kết quả triển khai Luật điện ảnh trên địa bàn Hà Nội, từ khi Luật  ra đời, công tác phát hành, phổ biến phim tới đông đảo người dân Thủ đô được nâng cao rõ rệt. Khán giả đã có thói quen đến Rạp thưởng thức bộ môn nghệ thuật thứ bẩy. Hoạt động chiếu phim có những chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả tốt.

Thông qua các bộ phim, hoạt động điện ảnh đã nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân; tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống của con người, đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách Thủ đô. Các đơn vị Điện ảnh, các Rạp chiếu phim phát huy tốt vai trò phục vụ nhân dân, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khán giả yêu thích điện ảnh.

Các đơn vị sự nghiệp đã nhận được sự quan tâm đầu tư kinh phí mua máy chiếu phim kỹ thuật HD, xe ôtô trang bị cho các Đội chiếu phim lưu động, cấp kinh phí cải tạo, chống xuống cấp Rạp chiếu phim. Chương trình tiết mục ngày càng đa dạng, phong phú góp phần làm tốt công tác phục vụ nhiệm vụ chính trị của Thủ đô và đất nước, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, điện ảnh của nhân dân Thủ đô.

Thành phố Hà Nội là Thủ đô của cả nước, có rất nhiều cơ sở Điện ảnh hoạt động trên địa bàn. Nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở Điện ảnh hoạt động kinh doanh có hiệu quả, phục vụ nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung, Thành phố luôn tạo một sân chơi bình đẳng cho các cơ sở Điện ảnh, khuyến khích mọi cơ sở Điện ảnh phát triển.

Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động điện ảnh. Thường xuyên đào tạo nhân lực có chuyên môn, kỹ thuật cao cho công tác phổ biến phim. Hiện nay thành phố có Công ty TNHH Một thành viên Điện ảnh Hà Nội sở hữu 06 cụm rạp. Sở Văn hóa và Thể thao quản lý 03 cụm Rạp thuộc Trung tâm Văn hóa Thành phố. 

Hàng năm, Thành phố cấp kinh phí thường xuyên cho hoạt động chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, phổ biến phim tại các vùng nôn thôn, miền núi, Trung tâm nuôi dưỡng người có công, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp…. Hà Nội luôn là địa phương đi đầu, khuyến khích, tọa điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động Điện ảnh theo quy định pháp luật.

Thái Bình: Theo báo cáo việc triển khai thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW của Ban Bí thư (khóa X) về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa luôn được các cấp ủy, chính quyền tỉnh Thái Bình thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo. 

Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương được thực hiện thường xuyên, liên tục nên đã phát huy sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh chống âm mưu "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Các cấp, các ngành đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp để nâng cao nhận thức, khả năng nhận biết cho các tầng lớp nhân dân về âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, nhất là các hoạt động chống phá qua Inetnet, mạng xã hội; kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của các đối tượng chống đối, phần tử cơ hội chính trị trong tỉnh, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động móc nối, tuyên truyền, phát tán tài liệu phản động của các thế lực thù địch, bọn phản động, số cơ hội chính trị, chống đối, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống được triển khai sâu rộng đem lại hiệu quả thiết thực. Các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đưa việc học tập, làm theo Bác Hồ trở thành thường xuyên, đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa trong xã hội...

Để việc học tập và làm theo lời Bác dạy có sức lan tỏa trong xã hội, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã gắn việc học tập, làm theo Bác với các phong trào thi đua yêu nước, thi đua học tập và làm theo lời Bác dạy đã xuất hiện nhiều mô hình hay cách làm hiệu quả, sáng tạo là những điển hình tiêu biểu được các cấp, ngành trong tỉnh lựa chọn, nhân rộng. Đến nay, cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan đơn vị trong toàn tỉnh đã xây dựng, triển khai thực hiện hàng trăm phong trào, cuộc vận động, cũng như các mô hình, điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách và những Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Kết quả việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động, cũng như việc triển khai nhân rộng những mô hình hay, điển hình tiêu biểu trong thực hiện lời Bác dạy đã làm sâu sắc hơn giá trị trường tồn của tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước, dân tộc và nhân dân, góp phần bồi dưỡng lòng yêu thương con người, lối sống trung thực, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính; khơi dậy truyền thống, lòng tự hào dân tộc, góp phần đấu tranh lại các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc về tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc của các thế lực thù địch; ngăn chặn, đẩy lùi các sản phẩm văn hóa đồi trụy, độc hại, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Vĩnh Phúc: Thực hiện Kế hoạch triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại trong năm 2020 trên địa bàn, Sở VHTTDL Vĩnh Phúc sẽ tăng cường công tác phối hợp, đăng cai tổ chức các liên hoan, sự kiện văn hóa - nghệ thuật quốc tế và khu vực, nhằm quảng bá hình ảnh tỉnh Vĩnh Phúc năng động, phát triển đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng, hiệu quả nhằm giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc trên địa bàn tỉnh ra các nước thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật. Kết hợp tổ chức các sự kiện văn hóa như: biểu diễn giao lưu nghệ thuật, triển lãm tranh ảnh, hoạt động du lịch trong nước và quốc tế, tổ chức các hội thảo, hội nghị về các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh có sự tham gia của bạn bè quốc tế, đặc biệt là với các địa phương có mối quan hệ truyền thống với tỉnh Vĩnh Phúc và các đối tác mới thiết lập quan hệ, như: Các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Chungcheongbuk (Hàn Quốc), tỉnh Atika (Nhật Bản), Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan... Đồng thời, gắn kết các hoạt động văn hóa đối ngoại với vận động thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút khách du lịch quốc tế, tăng cường trao đổi thương mại, tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa các mối quan hệ giữa tỉnh Vĩnh Phúc với bạn bè quốc tế.

Ngoài ra, đầu tư dàn dựng các chương trình nghệ thuật, văn nghệ dân gian truyền thống, các ấn phẩm văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc phục vụ các hoạt động văn hóa đối ngoại; nâng cao hiệu quả công tác trưng bày, triển lãm giới thiệu văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức và cử các đoàn cán bộ, diễn viên, vận động viên, nghệ nhân tham gia các hoạt động biểu diễn, giao lưu về văn hóa, thể thao và du lịch với các tổ chức, địa phương nước ngoài mà tỉnh đã thiết lập quan hệ hữu nghị hoặc do bộ, ngành Trung ương tổ chức.

Triển khai tổ chức các hoạt động sự kiện, chương trình quảng bá, giới thiệu du lịch Vĩnh Phúc; xuất bản các tài liệu, ấn phẩm, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia thông tin quảng bá trên các ấn phẩm du lịch, các trang website của ngành và tại các hội chợ, hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước

Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, ban quản lý các khu du lịch, các doanh nghiệp du lịch tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo môi trường du lịch phát triển bền vững; triển khai Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch và phát động phong trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ khách du lịch; phát động phong trào "Mỗi người dân là một hướng dẫn viên, niềm nở với khách du lịch" "Chung tay xây dựng hình ảnh du lịch Vĩnh Phúc văn minh - Lịch sự"...

Đồng thời, đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của bảo tàng, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ xây dựng bảo tàng thành trung tâm thông tin về khoa học, lịch sử, văn hoá, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của công chúng. Tổ chức các hoạt động văn hóa gắn với trình diễn nghề, trải nghiệm lịch sử, giới thiệu sắc thái của nhân dân các dân tộc Vĩnh Phúc nhằm thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Xây dựng Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc trở thành trung tâm chuyên tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật, hội nghị, hội thảo, chiếu phim, các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng và nhiệm vụ theo qui định của pháp luật. Xây dựng cơ chế quản lý, vận hành Nhà hát tỉnh theo hướng ngoài công lập, khai thác hiệu quả, phát huy vai trò của Nhà hát nhằm thu hút các chương trình nghệ thuật trong nước và quốc tế đến tổ chức, giao lưu và biểu diễn.

 

Lan Anh (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×