Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hoàn chỉnh hồ sơ trình UNESCO hồ sơ tín ngưỡng thờ Vua Hùng và Đờn ca tài tử

16/04/2010 | 21:08

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đồng ý việc xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể: tin ngưỡng thờ Vua Hùng và Nghệ thuật Đờn  để trình UNESCO

Theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch  về xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể để trình UNESCO giai đoạn 2011 - 2012, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban UNESCO của Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng để trình UNESCO các hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể sau: tín ngưỡng thờ Vua Hùng và Nghệ thuật Đờn ca tài tử.

Di sản văn hóa phi vật thể "Tín ngưỡng thờ Vua Hùng" : năm 2008, UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức hội thảo khoa học nghiên cứu di sản văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan đến di tích lịch sử Đền Hùng. Tại Hội thảo này, nhiều nhà khoa học đã thống nhất đánh giá vùng văn hóa Hùng Vương có một số di sản văn hóa phi vật thể xứng đáng đệ trình UNECSO như: Hát Xoan, tín ngưỡng thờ Vua Hùng và một số phong tục tập quan liên quan. Gần dây, năm 2009 Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức tiếp hội thảo khoa học nhằm nhận diện và làm rõ hơn giá trị di sản văn hóa phi vật thể tín ngưỡng, nghi lễ thờ vua Hùng và giá trị di sản văn hóa phi vật thể của vùng văn hóa. Hội thảo cũng đã kiến nghị đề xuất trình Chính phủ cho phép lập hồ sơ "Tín ngưỡng, nghi lễ và lễ hội Hùng Vương" trình UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại. 

 Nghệ thuật Đờn ca tài tử: Di sản văn hóa phi vật thể này đã hình thành và gắn liền với lịch sử khẩn hoang vùng đất Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đờn ca tài tử từ khi ra đời, trải qua hơn một thế kỷ cho tới ngày nay đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của các cộng đồng cư dân vùng đất Nam Bộ rộng lớn gồm các tỉnh như Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Bến Tre, Long An... và thành phố Hồ Chí Minh. Người dân nơi đây coi Đờn ca tài tử là bản sắc riêng, niềm tự hào của quê hương mình. Theo ý kiến của những chuyên gia âm nhạc dân tộc học của quốc tế và Việt Nam, loại hình nghệ thuật này rất đặc sắc, đáp ứng các tiêu chí của UNESCO và có thể đăng ký và Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Kinh phí lập hồ sơ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết.


HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×