Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hòa Bình: Cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển bền vững

12/10/2022 | 09:12

Xác định phát triển kinh tế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị (phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn), thời gian qua tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Hòa Bình: Cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển bền vững - Ảnh 1.

Tỉnh chủ trương phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống, có đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng kinh doanh du lịch cho các cơ sở trên địa bàn

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 09/8/2019 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn để chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và địa phương thực hiện cơ cấu lại thị trường khách, sản phẩm du lịch truyền thống, nguồn lực đầu tư phát triển du lịch....Tỉnh chủ trương tăng cường sự liên kết ngành du lịch với các lĩnh vực khác như hỗ trợ khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch, xây dựng sản phẩm OCOP, phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới, hỗ trợ xây dựng khu dân cư kiểu mẫu tạo điều kiện phát triển các điểm du lịch cộng đồng để thúc đẩy ngành khác cùng phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách. Tới nay toàn tỉnh có 11 làng nghề truyền thống với trên 1.000 nghề như dệt thổ cẩm, sản xuất rượu cần, gỗ lũa, giấy dó, mây - tre đan...sản phẩm của các làng nghề đã được bán tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Tỉnh đã triển khai có hiệu quả các Quy hoạch và Đề án phát triển du lịch của tỉnh; duyệt một số đồ án Khu vui chơi giải trí, khu du lịch tâm linh, khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái kết hợp thể thao nhằm đảm bảo phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với Khu du lịch hồ Hòa Bình, căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 và Quy hoạch chung xây dựng chung khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: Quy định quản lý theo Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035; cắm mốc giới Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035; Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu và thông tin quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu vực cảng Thung Nai, xã Thung Nai, huyện Cao Phong... Chỉ đạo lập một số quy hoạch phân khu xây dựng thuộc các phân khu của đồ án Quy hoạch chung xây dựng chung khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Đối với Khu du lịch Mai Châu đã lập Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm du lịch Chiềng Châu và phê duyệt quy hoạch chi tiết một số dự án đầu tư phát triển du lịch. Chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Kết quả đã xây dựng kết nối một số tuyến đường từ Hà Nội lên Hòa Bình và các tuyến đường nối các khu, điểm du lịch trên Khu du lịch hồ Hòa Bình, Khu du lịch Mai Châu và một số khu, điểm du lịch trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi đi lại cho khách du lịch. Thời gian qua, tỉnh đã đón được nhiều du khách quốc tế mới đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và khách từ nhiều tỉnh thành trong nước đến sử dụng các loại hình du lịch. Phát triển thêm một số loại hình du lịch hấp dẫn như: chơi golf, bay dù lượn, chèo thuyền Kayak, đạp xe, du lịch kết hợp với trang trại trải nghiệm; xây dựng thêm một số điểm du lịch cộng đồng mới tại xóm Chiến, xóm Ngòi thuộc huyện Tân Lạc; xóm Mó Hém, huyện Đà Bắc... Chất lượng sản phẩm du lịch Hòa Bình từng bước được nâng cao, dịch vụ phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và mang đặc trưng riêng của tỉnh. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tỉnh đón 2.450.000 lượt khách, tăng 108% so với cùng kỳ năm trước, đạt 95% kế hoạch năm. Trong đó: Khách quốc tế 76.000 lượt, so với cùng kỳ năm trước tăng 71,1%, đạt 76% kế hoạch năm; khách nội địa 2.374.000 lượt, tăng 109,9% so với cùng kỳ, đạt 95,7% kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 2.280 tỷ đồng, tăng 132,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 95% kế hoạch năm./.

Theo Cổng TTĐT Hòa Bình

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×