Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hòa Bình: Bảo vệ môi trường góp phần phát triển du lịch bền vững

24/02/2023 | 14:24

Những năm gần đây, du lịch của tỉnh có bước phát triển, số lượng khách du lịch ngày càng gia tăng, các khu, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch được mở rộng cả về số lượng và quy mô… Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động du lịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Do đó, phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường là giải pháp cần thiết để phát triển du lịch bền vững.

Hòa Bình: Bảo vệ môi trường góp phần phát triển du lịch bền vững - Ảnh 1.

Bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch bền vững.

So với các địa phương khác trong cả nước, tỉnh Hòa Bình được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan tự nhiên tươi đẹp cũng như những di sản văn hóa độc đáo để trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Là nơi quy tụ có gần 200 di tích lich sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong đó có 64 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia. Nổi bật là di tích Đến Chúa Thác Bờ, Nhà tù Hòa Bình, Tượng đài Tây Tiến, Nhà máy in tiền, Chùa Tiên. Toàn tỉnh hiện có 462 cơ sở lưu trú, trong đó 41 khách sạn và khu nghỉ dưỡng 251 nhà nghỉ, 170 homestay, tăng 18 cơ sở lưu trú so với năm 2021.

Sau một thời gian sụt giảm mạnh do đại dịch Covid-19, ngành du lịch tỉnh đang hồi sinh trở lại. Tính đến hết năm 2022, tổng khách du lịch đạt 3.127.854 lượt khách, so với cùng kỳ năm trước đạt 211,6%, đạt 121,2% kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt 3.614 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đạt 239%, đạt 150,6% kế hoạch năm. Tuy nhiên, nhiều điểm du lịch đang bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm bởi rác thải nhựa.

Để khắc phục và bảo vệ hệ sinh thái tại các khu, điểm du lịch, thời gian qua, Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh đã phối hợp triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để quản lý, bảo vệ môi trường và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, Ngành chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cộng đồng người dân và du khách về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, khuyến khích khai thác tiềm năng của các Khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh để mở rộng phát triển loại hình du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần bảo vệ tài nguyên tại các khu bảo tồn thiên nhiên gắn với phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo đã tổ chức thẩm định nhu cầu sử dụng đất cho các tổ chức sử dụng đất về lĩnh vực du lịch; thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho thuê đất đối với 1 tổ là Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng – Xây dựng – Thương mại Hoàng Sơn để thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa tại xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc. Đồng thời, xem xét, hướng dẫn hồ sơ lập Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án du lịch và kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2022.

Các ngành thành viên tăng cường phối hợp trong công tác quản lý đối với hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn; kiểm tra công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Tập trung các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch; bảo vệ tài nguyên du lịch; quản lý môi trường tại các khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch trong dịp các ngày lễ, Tết.

Ngoài ra, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cộng đồng người dân và du khách về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Nhất là các dự án du lịch được giao đất rừng, sử dụng đất rừng cho phát triển du lịch. Khuyến khích khai thác tiềm năng của các Khu bảo tồn thiên nhiên để mở rộng phát triển loại hình du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như: dân tộc Dao tại bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc; xã Tự Do, huyện Lạc Sơn gắn với danh lam thắng cảnh Thác Mu; xã Tân Mai, Ba Khan gắn với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng... để tăng thu nhập cho người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống tại địa phương.

Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ du lịch được quan tâm và triển khai hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh nhất là vào dịp ngày lễ, tết, kịp thời xử lý các vi phạm trong kinh doanh du lịch. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch; bảo vệ tài nguyên du lịch. Xây dựng các phương án cụ thể, phù hợp để quản lý môi trường tại các khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh, như: Xây dựng biển tấm lớn để tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát loa để nâng cao ý thức tại các điểm du lịch.

Định kỳ hàng năm, ngành Du lịch tổ chức các lớp tập huấn về Luật bảo vệ môi trường cho các sở, ban, ngành, đoàn thể và các cơ sở, doanh nghiệp. Các lớp tập huấn đã thu hút khoảng 200 lượt người tham dự.

Thông qua các hoạt động cụ thể, tỉnh đã gắn các hoạt động du lịch có liên kết chặt chẽ với công tác bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch. Từng bước xây dựng môi trường văn hóa bảo đảm cho du lịch hướng đến văn minh; tạo cơ sở để môi trường tự nhiên trở thành nền tảng cho sự phát triển bền vững của du lịch./.

Theo Cổng TTĐT Hòa Bình

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×