Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Góp ý nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích khảo cổ Hang Con Moong

26/03/2017 | 09:28

Ngày 23/3, Bộ VHTTDL đã ban hành công văn số 1193/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc góp ý Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích khảo cổ Hang Con Moong và các di tích phụ cận, tỉnh Thanh Hóa.


Công văn nêu rõ, Bộ VHTTDL nhận được Tờ trình số 137/TTr-UBND ngày 11/10/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thẩm định Nhiệm vụ Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Hang Con Moong, tỉnh Thanh Hóa. Sau  khi xem xét và tham khảo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 10757/BKHĐT-LĐVX ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Xây dựng tại Công văn số 2628/BXD-QHKT ngày 23/11/2016, Bộ VHTTDL có ý kiến như sau:

1. Tên Quy hoạch cần điều chỉnh thành: “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích khảo cổ Hang Con Moong và các di tích phụ cận”.

2. Về nội dung Nhiệm vụ Quy hoạch:

a/ Phần mở đầu: - Giá trị của di tích: Cần nhấn mạnh giá trị nổi bật của Di tích khảo cổ Hang Con Moong và các di tích phụ cận (sau đây gọi chung là Di tích Hang Con Moong) là việc phát hiện ra địa tầng có dấu vết quá trình phát triển liên tục của con người thời tiền sử.

+Bổ sung giá trị cảnh quan của Di tích Hang Con Moong với hệ thống các hang động, gắn với môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cúc Phương.

+ Ngoài ra, giá trị đặc trưng nổi bật là giá trị khảo cổ học, vì vậy, mục tiêu thu hút du khách để phát triển du lịch sẽ gặp nhiều hạn chế. Lượng du khách đến di tích chủ yếu là giới khoa học và một ít lượng khách du lịch có đam mê tìm hiểu khám phá, do đó, việc xác định mục tiêu quy hoạch cần có định hướng rõ ràng về thị trường, sản phẩm du lịch, đinh hướng phát triển du lịch và quy hoạch hệ thống hạ tầng phục vụ khu di tích cho phù hợp, tránh lãng phí nguồn lực.

-Về quy mô, diện tích quy hoạch: Làm rõ các luận cứ để xác định quy mô quy hoạch. Đề nghị xem xét, thu hẹp quy mô diện tích quy hoạch là 499,82ha (theo diện tích khu vực bảo vệ I và II của di tích), còn diện tích 822,18ha là phạm vi nghiên cứu.

- Về mục tiêu quy hoạch: Do phạm vi di tích nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Cúc Phương, vì vậy, việc khai thác các tiềm năng của di tích để phục vụ.

- Bổ sung quan điểm lập quy hoạch.

-Nhiệm vụ quy hoạch cần xác định định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan cho việc bảo tồn di tích và các khu vực xây dựng mới.

- Cần nghiên cứu, lập quy hoạch trên quan điểm tôn trọng hiện trạng di tích đang được bảo tồn, hạn chế việc mở rộng các tuyến đường giao thông, các công trình hạ tầng kỹ thuật có khả năng ảnh hưởng đến không gian di tích đã xếp hạng; hạn chế việc xây dựng các hạng mục, công trình mới trong khu di tích.

-Bổ sung nội dung đề xuất các sản phẩm du lịch chủ yếu của di tích, gắn các sản phẩm này với các khu vực lân cận trong tỉnh Thanh Hóa để hình thành chuỗi sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng.

-Bổ sung việc xác định các cơ chế phối hợp với các địa phương lân cận (tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình…) và các cơ quan, tổ chức có liên quan (Ban quản lý rừng quốc gia Cúc Phương…) trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch.

d/ Bổ sung dự toán kinh phí lập quy hoạch.

Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ Nhiệm vụ Quy hoạch kèm theo tờ trình của UBND tỉnh đề nghị Bộ VHTTDL thẩm định, trình Thủ tướng Chính  phủ phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích khảo cổ Hang Con Moong và các di tích phụ cận, tỉnh Thanh Hóa./.

M. Khoa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×