Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm kê, sưu tầm bảo quản, trưng bày di sản văn hóa truyền thống tại Đắk Nông

12/02/2020 | 13:26

Những năm qua, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng sự phối hợp của các cấp chính quyền địa phương, Đề án kiểm kê, sưu tầm bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã đạt được những kết quả ghi nhận.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm kê, sưu tầm bảo quản, trưng bày di sản văn hóa truyền thống tại Đắk Nông  - Ảnh 1.

Di sản văn hóa cồng chiêng (ảnh: thegioidisan.vn)

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Nông, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được nhà nước xếp hạng, gồm 09 di tích lịch sử (01 di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt, 05 di tích cấp quốc gia và 03 di tích cấp tỉnh) và 02 danh thắng. Trong tổng số 09 di tích lịch sử cách mạng nói trên thì có 2 di tích đã được Nhà nước đầu tư xây dựng, trùng tu, tôn tạo, chính thức đi vào hoạt động (di tích lịch sử Ngục Đắk Mil mở cửa đón khách tham quan vào năm 2010 và di tích lịch sử Căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV hoàn thành các hạng mục đầu tư xây dựng năm 2013) và 01 di tích đang trong quá trình đầu tư xây dựng, tôn tạo, phục dựng (Di tích lịch sử một số địa điểm phong trào đấu tranh trống thực dân Pháp của đồng bào M'nông do N'Trang Lơng lãnh đạo). Ngoài số lượng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được nhà nước xếp hạng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát hiện khoảng trên 70 di tích và cụm di tích khảo cổ học, trong đó có 8 di tích đã được khai quật.

Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể: Hiện nay trong các thôn, bon, buôn, bản của người đồng bào dân tộc thiểu số, các di sản văn hóa phi vật thể vẫn tồn tại và phát huy được giá trị nhưng không còn duy trì rộng khắp mà chỉ phân bố rải rác ở một số thôn, bon, buôn, bản của các xã trong các huyện, thành phố hoặc chỉ có một vài người trong bon, buôn còn lưu giữ được các loại hình di sản văn hóa như: hát dân ca, kể sử thi, diễn tấu cồng chiêng, truyện cổ, luật tục…

Công tác sưu tầm di vật, cổ vật quý hiếm: Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện khảo sát, điền dã thu thập thông tin (liên quan đến hiện vật). Với tính cấp bách các đơn vị ưu tiên sưu tầm các mẫu khoáng sản tự nhiên quý; các hiện vật văn hóa truyền thống quý, hiếm đã và đang đứng trước nguy cơ thất thoát, mai một như: các loại chóe quý của dân tộc M'nông, Ê đê; trống, nồi đồng của dân tộc Ê đê, Mạ, Tày; bộ đồ thờ tự của dân tộc Kinh.... Kết quả, đã sưu tầm được 262 hiện vật (gồm: 52 hiện vật văn hóa dân tộc; 07 hiện vật lịch sử; 203 mẫu khoáng sản tự nhiên).

Công tác trưng bày thử nghiệm để tiếp thu ý kiến công chúng về chất lượng hiện vật lịch sử văn hóa, kết quả Đề án đã đạt được khá khả quan, có tác dụng tích cực; phát huy tác dụng trong tham quan, giáo dục truyền thống và trong du lịch về nguồn, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần bảo tồn đa dạng di sản văn hóa vật thể của tỉnh nhà...

Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những mặt còn tồn tại trong việc triển khai Đề án kiểm kê, sưu tầm bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam, giai đoạn 2016-2020, nhiều giải pháp đã được UBND tỉnh Đắk Nông đưa ra, như: Lập danh sách và xây dựng hồ sơ các nghệ nhân còn biết các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trình cấp thẩm quyền phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, trên cơ sở đó triển khai các chính sách đối với các nghệ nhân theo quy định hiện hành; Xây dựng và triển khai việc điều tra, sưu tầm, phục dựng các lễ hội truyền thống, ngành nghề thủ công truyền thống của 03 dân tộc thiểu số tại chỗ đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, đồng thời, có chiến lược phục hồi và lưu giữ cho thế hệ sau biết và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình; Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ trên tất cả các bon, buôn trong địa bàn tỉnh về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng chung sức tham gia vào các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa truyền thống…

Anh Vũ

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×