Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Đóng góp ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng

27/05/2013 | 02:56

(VP) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 1902/BVHTTDL-PC ngày 23/5 gửi Bộ Tư pháp về việc đóng góp ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng.

Bộ VHTTDL nhận được Công văn số 3560/BTP-BTTP ngày 10/5/2013 của Bộ Tư pháp đề nghị đóng góp ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng. Sau khi nghiên cứu, Bộ VHTTDL có ý kiến như sau:

Về sự cần thiết ban hành Luật: Bộ VHTTDL cơ bản nhất trí với việc cần ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng với các lý do ban soạn thảo đã nêu tại Tờ trình.

Về nội dung dự thảo Luật:
Về thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch, chứng nhận, chữ ký người dịch (Điều 2): Bộ VHTTDL nhất trí với loại ý kiến thứ 1, cần mở phạm vi hoạt động công chứng, giao cho công chứng viên chứng nhận chữ ký người dịch thay vì để các Phòng tư pháp cấp huyện chứng thực như hiện nay. Quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu, giảm tải công việc cho Phòng tư pháp. Tuy nhiên để quy định này đạt hiệu quả như mong muốn thì trong quá trình thi hành Luật, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường chức năng thanh tra, giám sát ở các cấp.

Về giá trị pháp lý của văn bản công chứng (điều 6): Bộ VHTTDL nhất trí với loại ý kiến thứ 1. Lý do là trường hợp khi các bên tự nguyện thỏa thuận trong hợp đồng giao dịch sẽ tăng tính trách nhiệm của các bên khi đã cam kết, tự nguyện chấp nhận rủi ro khi không thực hiện đúng cam kết. Mặt khác, với quan điểm cho rằng quy định như dự thảo sẽ nâng cao giá trị pháp lý của văn bản công chứng để giảm thiểu tranh chấp, giảm gánh nặng cho Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.

Về quy định những hợp đồng giao dịch phải công chứng (điều 34a): Hiện nay, các loại hợp đồng, giao dịch phải công chứng nằm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau: Bộ Luật dân sự, Luật đất đai, Luật nhà ở... Tổ chức, cá nhân khi có giao dịch phải tìm hiểu xem giao dịch đó có thuộc đối tượng phải công chứng không? Như vậy, khả năng đảm bảo tính an toàn của giao dịch không cao. Việc tập hợp hóa các quy định liên quan đến công chứng  để quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng sẽ giúp người giao dịch dễ tra cứu, áp dụng từ đó giảm thiểu rủi ro, nhất là những tài sản có giá trị.

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×