Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh núi Tô Thị, thành nhà Mạc - Di sản văn hóa và tiềm năng du lịch

28/10/2019 | 19:51

"Di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh núi Tô Thị, thành nhà Mạc - Di sản văn hóa và tiềm năng du lịch" là chủ đề hội thảo khoa học vừa diễn ra tại thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn).

Di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh núi Tô Thị, thành nhà Mạc - Di sản văn hóa và tiềm năng du lịch - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội thảo/langson.gov.vn

Hội thảo do UBND thành phố Lạng Sơn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong cả nước. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa góp phần triển khai Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Khu di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc với diện tích trên 50 ha thuộc phường Tam Thanh, nằm trong dãy núi đá vôi phía Tây Bắc thành phố Lạng Sơn. Nơi đây có những hang động tự nhiên kỳ thú, được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Bốn nét đẹp riêng của động Nhị Thanh, động Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc kết hợp lại khiến cho quần thể danh thắng được mệnh danh là "Đệ nhất bát cảnh" của xứ Lạng.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày các tham luận khoa học, đóng góp ý kiến về giá trị lịch sử, văn hóa, giá trị khảo cổ của di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc, tiềm năng của khu di tích đối với công tác phát triển du lịch trên địa bàn thành phố, vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích, các giải pháp khai thác, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng…

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu khẳng định, với vốn tài nguyên du lịch phong phú, muốn cạnh tranh và phát triển, điều cần thiết là phải tìm ra yếu tố riêng khác, tiêu biểu, đặc trưng cho Lạng Sơn. Đồng thời, để quản lý và khai thác tốt trước tiên phải hiểu rõ lịch sử, những giá trị của di tích, danh thắng và coi đó là những giá trị cốt lõi cho việc xây dựng kế hoạch bảo tồn, truyền bá, khai thác và phát huy./.

Anh Vũ (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×