Đề nghị kiểm kê và lập hồ sơ khoa học đưa Kéo co truyền thống vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
22/11/2013 | 11:48(VP) – Ngày 21/11, Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bản số 4295/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai kiểm kê Kéo co truyền thống đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Theo văn bản, Kéo co là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc thuộc loại hình các thực hành xã hội, nghi lễ và lễ hội (theo cách phân loại của UNESCO), có ở nhiều nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, Kéo co được các cộng đồng người kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… ở nhiều địa phương trên cả nước thực hành từ lâu đời và trao truyền cho tới ngày nay. Là một biểu đạt văn hóa gắn với những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, di sản này thể hiện quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan, niềm tin và ước nguyện của con người, đặc biệt là của cộng đồng cư dân nông nghiệp về mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở và tôn vinh sức mạnh của sự đoàn kết.
Gần đây, Tổng Cục Di sản văn hóa Hàn Quốc mời Việt Nam tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia Kéo co truyền thống cùng với Hàn Quốc và một số nước trong khu vực Đông Á có loại hình di sản văn hóa phi vật thể này để trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Để chuẩn bị hồ sơ theo quy định, Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tạo điều kiện để các Sở VHTTDL nhanh chóng triển khai kiểm kê và lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và làm cơ sở cho việc phối hợp với Hàn Quốc trong việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO.
Hồ sơ khoa học hoặc tư liệu bước đầu về Kéo co truyền thống hiện đang được thực hành tại địa phương đề nghị gửi về Bộ VHTTDL (Cục Di sản văn hóa) trước ngày 15/12/2013.
HCTC
Gần đây, Tổng Cục Di sản văn hóa Hàn Quốc mời Việt Nam tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia Kéo co truyền thống cùng với Hàn Quốc và một số nước trong khu vực Đông Á có loại hình di sản văn hóa phi vật thể này để trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Để chuẩn bị hồ sơ theo quy định, Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tạo điều kiện để các Sở VHTTDL nhanh chóng triển khai kiểm kê và lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và làm cơ sở cho việc phối hợp với Hàn Quốc trong việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO.
Hồ sơ khoa học hoặc tư liệu bước đầu về Kéo co truyền thống hiện đang được thực hành tại địa phương đề nghị gửi về Bộ VHTTDL (Cục Di sản văn hóa) trước ngày 15/12/2013.
HCTC