Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Công tác quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả

03/05/2013 | 11:41

(VP) - Bộ VHTTDL vừa có Văn bản báo cáo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về nghệ thuật biểu diễn.

Theo đó, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự quan tâm giám sát của Quốc hội, trực tiếp là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ VHTTDL cùng các Bộ, Ngành có liên quan đã thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Việc thực hiện chính sách phát luật về nghệ thuật biểu diễn đã định hướng toàn diện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động theo quy định của pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước, từng bước nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong thời kỳ đổi mới.

Bộ VHTTDL thường xuyên quan tâm, tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề thực hiện chính sách pháp luật, tạo những chuyển biến tích cực, từng bước thay đổi hoạt động nghệ thuật biểu diễn, đáp ứng đòi hỏi của đời sống xã hội.

Những năm qua, Bộ VHTTDL chủ động xây dựng một số văn bản quan trọng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền các văn bản để cụ thể hóa công tác thực thi chính sách pháp luật như: Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt 05 Đề án thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW; Đề án thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng hệ chính quy vào các trường khối văn hóa, nghệ thuật; đồng thời ban hành Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL nhằm chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; Phê duyệt đề án tổ chức các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp đến năm 2020.

Về chính sách phát triển hoạt động nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTTDL đang rà soát, nghiên cứu để xây dựng Quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên cơ sở kế thừa, tiếp nối quy hoạch năm 2010; đồng thời đang tích cực triển khai Đề án “Xây dựng và rà soát các chế độ chính sách đối với hoạt động văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ, chế độ tài trợ, đặt hàng đối với văn học, nghệ thuật; chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt động văn học, nghệ thuật nhằm góp phần đầu tư để tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

Để hoạt động nghệ thuật biểu diễn tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước, Bộ VHTTDL đã tổ chức nhiều hoạt động thực thi pháp luật như: Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời công tác thực thi pháp luật; tổ chức các Hội thảo, Hội nghị, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí, truyền thông để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn để các tổ chức, cá nhân trên toàn quốc hiểu rõ và thực hiện.

Trong năm 2012, Bộ VHTTDL xác định việc chấn chỉnh hoạt động biểu diễn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã được triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: xây dựng, ban hành pháp luật, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật; thực hiện cải cách thủ tục hành chính; tăng cường công tác thanh tra, xử phạt…

Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, công tác quản lý, thực hiện chính sách, pháp luật về nghệ thuật biểu diễn còn những vướng mắc, hạn chế. Một số văn bản quy phạm pháp luật thiếu đồng bộ và khả năng dự báo nên sớm bị lạc hậu so với thực tiễn. Hiện tại lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đang thiếu hụt đội ngũ sáng tạo tài năng, số lượng tác phẩm nhiều nhưng lại ít các tác phẩm đạt chất lượng cao về tư tưởng, nội dung và nghệ thuật. Một số nghệ sỹ tỏ ra lúng túng trong nhận thức và phương pháp tiếp cận những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống hiện đại, dẫn đến sự lệch lạc về khuynh hướng sáng tác, chạy theo thị hiếu tầm thường của một số bộ phận khán giả…

Với những bất cập về chế độ, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực đối với nghệ sĩ đang ảnh hưởng tới sức sáng tạo và sự phát triển của ngành nghệ thuật biểu diễn, báo cáo đã đề xuất, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông và các địa phương phối hợp với Bộ VHTTDL giải quyết triệt để những vướng mắc khó khăn như:

Xây dựng và ban hành cơ chế đặc thù nhằm bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyefn thống trong thời kỳ đổi mới; Chủ động tuyển dung, tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực bằng cơ chế đặc thù, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn với các quy mô đào tạo trong nước và ở nước ngoài; Có cơ chế ưu đãi đặc thù để khuyến khích thế hệ trẻ theo học và làm nghề trong các loại hình nghệ thuật truyền thống để dân khắc phục sự khủng hoảng về lượng và chất đối với đội ngũ sáng tạo; Tăng mức đầu tư riêng cho riêng lĩnh vực văn hóa lên 2% tổng chi ngân sách nhà nước; Đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng trong việc giữ gìn, giới thiệu quảng bá và phát huy các giá trị của nghệ thuật truyền thống đối với khán giả trong nước và quốc tế…

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×