Cho phép khai quật di tích Gò Tháp Mẫm - Bình ĐỊnh
22/06/2011 | 14:04(VP)- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng ý cho phép Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật di tích Gò Tháp Mẫm (Mắm), thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, tỉnh Bình Định.
Thời gian dự kiến khai quật từ ngày 15/6/2011 đến ngày 30/9/2011, với diện tích khai quật 500m2, do ông Nguyễn Ngọc Chất, Phòng Nghiên cứu, sưu tầm thuộc Bảo tàng tàng Lịch sử Việt Nam phụ trách.
Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố những kết luận khi chưa được cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL đồng ý. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định giữ gìn, bảo quản và một phần giao Bảo tàng Lịch sử Việt Nam để trưng bày và phát huy giá trị; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật hư hỏng, thất lạc.
Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 03 (ba) tháng, Sở VHTTDL Bình Định và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phải có báo cáo sơ bộ và sau 01 (một) năm phải có báo cáo khoa học gửi về Bộ VHTTDL (Cục Di sản văn hóa). Khi công bố kết quả khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL.
Bộ trưởng cũng giao Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đợt khai quật này.
Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố những kết luận khi chưa được cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL đồng ý. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định giữ gìn, bảo quản và một phần giao Bảo tàng Lịch sử Việt Nam để trưng bày và phát huy giá trị; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật hư hỏng, thất lạc.
Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 03 (ba) tháng, Sở VHTTDL Bình Định và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phải có báo cáo sơ bộ và sau 01 (một) năm phải có báo cáo khoa học gửi về Bộ VHTTDL (Cục Di sản văn hóa). Khi công bố kết quả khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL.
Bộ trưởng cũng giao Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đợt khai quật này.
HCTC
(nguồn QĐ 1910/QĐ-BVHTTDL)