Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Chiến lược phát huy tính sáng tạo nghệ thuật và sự tham gia vào đời sống văn hóa của Pháp

08/07/2016 | 08:48

Bộ Văn hóa Pháp cùng các sở, ban ngành văn hóa khu vực hỗ trợ tài chính và tư vấn về chuyên môn, các vấn đề pháp lý, ... cho các nghệ sĩ nhằm phát huy tính sáng tạo nghệ thuật. Bên cạnh đó, Bộ cũng có các chính sách giáo dục và khích lệ sự tham gia vào đời sống văn hóa nhằm phát triển văn hóa của Quốc gia.

Bộ trưởng Văn hoá tham gia vào việc xác định và thực hiện các chính sách quốc gia và chịu trách nhiệm cụ thể về các vấn đề văn hoá. Bộ Văn hoá thực thi quyền lực đối với các vụ và cơ quan khác của Bộ. Nhiệm vụ của Bộ trưởng là xác định các ưu tiên và định hướng chung cho những sáng kiến của Bộ. Theo đó, Bộ trưởng quyết định phân bổ tài chính như thế nào giữa các vụ và giám sát việc phân bổ đó. Việc phân bổ tài chính được xác định trong giai đoạn dự thảo ngân sách và phải tuân theo những định hướng chung do Chính phủ đề ra và được quốc hội phê chuẩn.

Thành phố Paris lung linh huyền ảo khi màn đêm buông xuống. (nguồn: hanoimoi.com.vn)
Bộ Văn hoá không phải là cơ quan Chính phủ duy nhất thực hiện công việc hỗ trợ tài chính cho văn hoá. Một số bộ khác cũng phân bổ nguồn tài chính đáng kể cho các hoạt động văn hoá. Nguồn tài chính này có thể phân bổ trực tiếp hoặc gián tiếp. Hàng loạt các dự án văn hoá do các bộ khác đề xuất như: đào tạo nghệ thuật; bảo tồn các bảo tàng quốc gia, thư viện quốc gia, di sản, các cơ quan lưu trữ; các sáng kiến văn hoá bên ngoài nước Pháp; truyền thông. Bộ Thanh niên, Giáo dục và Nghiên cứu thực hiện giám sát, ví dụ như, đối với các bảo tàng lịch sử tự nhiên, Viện Văn hóa Pháp và Viện Hàn Lâm Nước Pháp. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm về các vấn đề trao đổi văn hoá và ngôn ngữ, dạy tiếng Pháp ở ngoài phạm vi lãnh thổ Pháp thông qua một mạng lưới các tổ chức văn hoá Pháp, các trường học của Pháp và Cơ quan đào tạo tiếng Pháp.

Các chính quyền địa phương như hội đồng vùng, hội đồng tỉnh và hội đồng thị trấn chịu trách nhiệm về quản lý hành chính địa phương. Các cơ quan này không chịu trách nhiệm trước nhà nước, họ hoàn toàn độc lập trong việc quản lý các vấn đề của mình, độc lập với nhau và phải phù hợp với các luật do nền cộng hoà ban hành. Luật chuyển giao quyền lực ở Pháp quy định phạm vi hoạt động của mỗi hội đồng. Chính quyền địa phương - hội đồng thị trấn (và/hoặc thành phố)  có vai trò tích cực trong lĩnh vực văn hoá. Hội đồng thị trấn quản lý hầu hết các cơ sở văn hoá ở địa phương và tổ chức một số lượng lớn các sự kiện văn hoá trong địa phương mình, một phần hợp tác với Bộ Văn hoá.

  Bốn hình thức hỗ trợ quan trọng của Bộ Văn hóa đối với nghệ thuật là:

•    Hỗ trợ đặc biệt cho nghệ sĩ

•    Hỗ trợ hoạt động sáng tạo

•    Hỗ trợ cho các tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp

•    Chính sách phúc lợi xã hội dành cho các nghệ sĩ và những người sáng tạo

Chiến lược phát huy tính sáng tạo nghệ thuật và sự tham gia vào đời sống văn hóa:

1. Chiến lược phát huy tính sáng tạo

1.1. Các chương trình hỗ trợ đặc biệt cho nghệ sĩ

Các Cơ quan quản lý các đơn đặt hàng của Chính phủ đã được thành lập nhằm hỗ trợ cho các lĩnh vực âm nhạc, kịch và nghệ thuật thị giác. Ủy ban “1% dành cho nghệ thuật” được thành lập từ năm 1951, là Ủy ban đặc biệt cho các nghệ sĩ nghệ thuật thị giác dựa trên nguyên tắc 1% giá trị chi phí của các công trình (xây mới, tu bổ hoặc mở rộng) của nhà nước phải dành cho việc mua sắm các tác phẩm nghệ thuật đương đại. Nghĩa vụ này áp dụng đối với cả chính quyền địa phương và Trung ương. Trong khoảng thời gian từ 1983 và 2000, trên 1200 tác phẩm nghệ thuật thị giác đã được đặt hàng.

Quỹ Quốc gia về nghệ thuật đương đại (FNAC), được thành lập năm 1976, cung cấp tài chính cho việc mua sắm, phân phối và tu bổ các tác phẩm nghệ thuật đương đại trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác, nhiếp ảnh, video và thiết kế. Chính sách mua sắm được định hướng theo ba mục tiêu: phát hiện các nghệ sĩ trẻ, mua các tác phẩm xuất sắc của các nghệ sĩ và thể hiện được xu hướng nghệ thuật quốc tế.

 Quỹ vùng về nghệ thuật đương đại (FRAC), được thành lập năm 1982 trong quá trình thực hiện chính sách chuyển giao quyền lực, hiện nay đã hiện diện ở 23 vùng. Quỹ này đảm bảo hoạt động xuất bản thường xuyên và các sáng kiến về giáo dục, khẳng định vai trò của các chính quyền địa phương và vùng trong lĩnh vực nghệ thuật đương đại. Kể từ khi thành lập, các quỹ nghệ thuật đã gây dựng được các bộ sưu tập phong phú và đa dạng với hơn 1500 tác phẩm nghệ thuật của hơn 3000 nghệ sĩ.

1.2. Các biện pháp hỗ trợ hoạt động sáng tạo cho các lĩnh vực cụ thể

Một số lĩnh vực khác nhau cũng có các quỹ riêng để hỗ trợ hoạt động sáng tạo và hỗ trợ cho người sáng tạo. Nguồn tài chính của các quỹ này có thể là ngân sách do Bộ Văn hoá cấp hoặc được phân bổ từ các khoản thuế được phân bổ lại thông qua các cơ quan công quyền. Ví dụ, Chính phủ trung ương hỗ trợ cho ngành điện ảnh và các chương trình nghe nhìn được quản lý bởi Trung tâm phim quốc gia. Các quỹ được lập ra cho các lĩnh vực:

- Kịch, âm nhạc và múa, giải trí trực tiếp (bao gồm hỗ trợ cho các công ty kịch và biên đạo, nghệ thuật xiếc, các nhóm nhạc gia v.v..);

 Nghệ thuật thị giác: hỗ trợ cho nghệ thuật thị giác, nghệ sĩ thiết kế đồ hoạ, thợ thủ công để giúp họ hoàn thành các dự án cụ thể, để hưởng hỗ trợ trong các chuyến tham quan nghiên cứu và tham gia vào các hội quán nghệ sĩ;

- Sáng tạo văn học: Trung tâm sách Quốc gia, phân bổ 281 khoản trợ cấp cho các nhà văn và nhà xuất bản vào năm 2001 (với tổng trị giá lên đến 2.27 triệu euro).

- Điện ảnh và nghe nhìn: Cho phép chính quyền vùng và địa phương thực hiện hỗ trợ đối với điện ảnh.

Các trung tâm nghệ thuật đương đại (thường là những tổ chức có quy chế hiệp hội) đang nghiên cứu và tiến hành các hoạt động thử nghiệm thông qua các chính sách về triển lãm, xuất bản, nghiên cứu phê bình, đào tạo. Hiện tại có đến 32 trung tâm nghệ thuật trên toàn nước Pháp, trong số đó có 4 trung tâm chuyên về nhiếp ảnh. Việc thành lập các trung tâm nghệ thuật đương đại cần phải có một thoả thuận giữa chính phủ trung ương, các vùng có liên quan, các chính quyền địa phương và vùng khác, và hiệp hội. Ở Paris cũng có hai trung tâm thuộc dạng này – Phòng trưng bày Quốc gia Jeu de Paume và Trung tâm nhiếp ảnh Quốc gia. “Trung tâm sáng tạo Đương đại” dành riêng cho việc phát hiện, phát triển các tài năng sáng tạo trẻ và thúc đẩy phát triển nghệ thuật ở Pháp, được thành lập tháng 01 năm 2001 với tổng diện tích sàn là 20.000m2 (trong đó 5.000 m2 được sử dụng để đón công chúng). Bên cạnh chức năng phân phối, trung tâm này còn là nơi để cho các nghệ sĩ nghệ thuật đương đại quy tụ: với các hiệp hội, phòng trưng bày, trường học và trung tâm nghệ thuật. Trung tâm sẽ có thoả thuận mới hệ thống các trung tâm nghệ thuật vùng nhằm cải thiện việc phân phối các tác phẩm của nghệ sĩ trẻ trên toàn nước Pháp.

1.3. Hỗ trợ cho các tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp

Các tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp, hiệp hội các nghệ sĩ đóng một vai trò quan trọng trong việc đại diện cho các lợi ích về vật chất và tinh thần của các thành viên, và trong việc đàm phán các thoả thuận nghề nghiệp liên quan. Họ thường có đại diện trong các uỷ ban chuyên trách về việc phân bổ hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo, được thành lập bởi các ban ngành liên quan. Các tổ chức quản lý quyền tác giả phải dành 25% khoản tiền thu được từ thuế đánh vào sao chép và khoản thu nhập từ các tác phẩm mà không thể xác định được người thụ hưởng cho việc hỗ trợ hoạt động sáng tạo, hỗ trợ cho việc thực hiện các buổi biểu diễn trực tiếp và cho các chương trình đào tạo nghệ sĩ.

1.4. Chính sách phúc lợi xã hội dành cho các nghệ sĩ và những người sáng tạo

Một chương trình bảo hiểm thất nghiệp đặc biệt được dành cho các nghệ sĩ, nhạc sĩ, người biểu diễn và các kĩ thuật viên được xác định là người lao động trong ngành giải trí không có việc làm thường xuyên, ổn định đã được thực hiện từ năm 1965. Chương trình này, bảo đảm mức sống tối thiểu cho các nghệ sĩ, do đó góp phần vào việc sáng tác, đang là chủ đề bị chỉ trích do có những thiếu sót về cơ cấu tổ chức. Một chương trình bảo hiểm xã hội đặc biệt dành cho các tác giả (nhà văn, tác giả phần mềm, nghệ sĩ thư pháp, nghệ sĩ nhiếp ảnh, v.v..) và “nghệ sĩ-tác giả” trong lĩnh vực đồ hoạ và nghệ thuật thị giác (nghệ sĩ nghệ thuật thị giác, nghệ sĩ thiết kế đồ hoạ, nghệ sĩ gốm, v.v..), mặc dù họ là những nghệ sĩ tự doanh, nhưng theo chương trình này họ sẽ được hưởng các chế độ phúc lợi với điều kiện giống như người lao động hưởng lương của nhà nước (thực hiện từ năm 1977).

2. Thúc đẩy sự tham gia vào đời sống văn hóa

2.1. Xu hướng tham gia vào đời sống văn hoá và các số liệu

Vụ Nghiên cứu và xu hướng tương lai thuộc Bộ Văn hoá thường thực hiện các cuộc điều tra về sự tham gia vào đời sống văn hoá ở Pháp. Cuộc điều tra gần đây nhất (1998) cho thấy một sự thay đổi căn bản trong việc tham gia vào đời sống văn hoá so với cuộc điều tra năm 1989. Những thay đổi đó có thể giải thích bằng các lý do sau:

Các thiết bị nghe nhìn hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày; ngày càng có nhiều hộ gia đình sở hữu các thiết bị nghe nhìn. Do sự gia tăng trong việc mua sắm các đài radio và ti vi, máy VCR (75% hộ gia đình, so với 25% năm 1988), và các thiết bị nghe nhạc, người Pháp hiện nay dành nhiều thời gian để xem truyền hình và nghe nhạc hơn là làm việc (bình quân 43 giờ mỗi tuần);

Sở hữu máy vi tính: máy vi tính ngày càng xuất hiện nhiều bên cạnh các thiết bị nghe nhìn tại các gia đình. Hơn 20% các hộ gia đình có máy vi tính, và 10% có ổ đĩa CD-ROM. Trong giải trí, máy tính được sử dụng chủ yếu để xử lý văn bản và chơi trò chơi, một phần mười số máy được cài các phần mềm, hoặc trang bị các CR-ROM để sử dụng vào mục đích văn hoá và giáo dục;

Sử dụng các phương tiện truyền thông vào mục đích văn hoá: phần lớn các thiết bị trong các hộ gia đình và rất nhiều chương trình phát thanh truyền hình, điều này dẫn đến việc ngày càng nhiều tiếp nhận văn hoá thông qua các phương tiện truyền thông. Trong lĩnh vực truyền hình, có hai kênh chuyên về văn hoá. Kênh La cinquieme và kênh Arte thu hút được người xem, mặc dù 50% dân số chưa bao giờ xem chương trình của họ và tỉ lệ khán giả xem từng chương trình cụ thể vẫn rất thấp. 23% dân số xem kênh La cinquieme ít nhất mỗi tuần một lần; còn đối với kênh Arte là 20%;

Mối quan hệ giữa nhạc pop hiện nay: một sự thay đổi cơ bản – nguyên nhân rất đơn giản là thế hệ (trẻ) mới đã hình thành, và khán giả đối với các loại hình âm nhạc như rock, techno, rap và âm nhạc thế giới liên tục gia tăng. Hiện tượng này, thường được xem là đặc thù của giới trẻ, rõ ràng là một sự thay đổi triệt để, và có khả năng sẽ phổ biến trên toàn nước Pháp;

Sách và báo: các con số thống kê về văn hoá đọc ngày càng giảm xuống: thói quen đọc báo  hàng ngày tiếp tục giảm theo tỉ lệ giảm của những năm 1980. Trong khi điều này cho thấy một vấn đề rõ ràng liên quan đến thói quen đọc, thì các tạp chí vẫn được bán chạy (đặc biệt là bán cho giới trẻ);

Sự dễ dàng trong việc tiếp cận đến sách và giáo dục được cải thiện không làm giảm đi tỉ lệ người thường xuyên đọc sách, cũng không làm giảm số người chưa bao giờ đọc sách. Chỉ có 25% dân Pháp nói rằng họ không đọc một cuốn sách nào trong vòng 12 tháng gần đây;

Tham khảo tại thư viện: ngày càng tăng số người sử dụng - so với các cơ sở văn hoá khác. Tỉ lệ người sử dụng là thành viên và người không phải thành viên của các thư viện ngày càng tăng (đối với thành viên tăng từ 17% đến 21%) dẫn đến một phần ba (31%) dân số Pháp nói rằng họ đã đến thư viện ít nhất một lần trong 12 tháng gần đây;

Các cơ sở văn hoá - có tăng chút ít về số lượng người tham quan: số người Pháp không hề quan tâm đến các cơ sở văn hoá ngày càng giảm xuống. Tỉ lệ người dân không bao giờ đi xem phim, kịch, tham quan bảo tàng hoặc chưa bao giờ xem chương trình biểu diễn múa ngày càng giảm. Số lượng người tham gia trong 12 tháng gần đây cũng cho thấy một sự tăng nhẹ, đặc biệt là trong lĩnh vực kịch (16% số người đã xem kịch do các nghệ sĩ chuyên nghiệp trình diễn, so với 14% năm 1989), múa (8% do với 6%), bảo tàng (33% so với 30%), các di tích lịch sử (30% so với 28%), và đáng chú ý là xiếc, (13% so với 9%). Tuy nhiên sự gia tăng này chỉ phản ánh việc tham gia thường xuyên hay không thường xuyên vào các cơ sở văn hoá;

- Hoạt động nghệ thuật không chuyên ngày càng tăng: 4/10 người dân Pháp đã tham gia ít nhất một hoạt động nghệ thuật không chuyên trong 12 tháng vừa qua. Một nửa số người từ độ tuổi 9 đến 15 tham gia vào các hoạt động âm nhạc, trong khi viết văn và nghệ thuật thị giác thì có tỉ lệ bằng nhau giữa giới trẻ, còn ở người lớn thì tỉ lệ thấp hơn. Mặt khác, số lượng người tham gia vào các hoạt động biểu diễn không chuyên cũng tăng (từ 14% đến 21%).

2.2. Các sáng kiến nhằm thúc đẩy sự tham gia vào đời sống văn hoá

Dân chủ hoá văn hoá là một trong các chủ đề chính trong kế hoạch chính trị của Chính phủ nhằm tăng số lượng người đến với các di sản, tác phẩm sáng tạo và hoạt động nghệ thuật không chuyên trong tất cả các lĩnh vực nghệ thuật. Bộ Văn hoá đang tìm biện pháp nhằm cung cấp các giải thích, chỉ dẫn (về các di sản, vật trưng bày tại bảo tàng. ..v.v..) dựa trên các hoạt động thực tế về văn hoá và nghệ thuật của các khách tham quan. Giáo dục nghệ thuật là một yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển văn hoá của Pháp. Các chương trình liên quan được thực hiện thông qua chương trình đào tạo chuyên môn thuộc Bộ Văn hoá và các chính quyền địa phương, và thông qua đào tạo trong hệ thống giáo dục nhà nước.

Bảo tàng Louvre nhìn từ khu vườn Tuileries. (nguồn: hanoimoi.com.vn)

Giáo dục nghệ thuật là lĩnh vực mà mọi cơ quan thực hiện chính sách văn hoá đều tham gia. Lĩnh vực này bao gồm giáo dục nghệ thuật trong các trường học, trong đó nhà nước (chính quyền trung ương) chịu trách nhiệm chính, và giáo dục nghệ thuật trong thời gian nhàn rỗi, mà trách nhiệm một phần hoặc hoàn toàn thuộc về chính quyền địa phương và vùng, trong đó trách nhiệm chủ yếu thuộc về các thành phố.

Mọi trẻ em Pháp đều được hưởng giáo dục cơ bản về nghệ thuật trong chương trình giáo dục phổ cập do Bộ Giáo dục quy định. Bộ Giáo dục quyết định chương trình giảng dạy cho mọi cơ sở giáo dục công và tư. Giáo dục nghệ thuật là môn học bắt buộc tại các trường tiểu học (6 đến 11tuổi) và trung học cơ sở (11 đến 15 tuổi). Ở trường trung học phổ thông (15 đến 18 tuổi) thì giáo dục nghệ thuật là tuỳ chọn.

Tầm quan trọng của giáo dục nghệ thuật trong giáo dục phổ cập đã được ghi nhận trong Luật ngày 6 tháng 1 năm 1988. Năm 2000, kế hoạch 5 năm cho nghệ thuật và văn hoá trong trường học, do Bộ Văn hoá và Bộ giáo dục phối hợp ban hành, trong đó đã đưa ra các ưu tiên đối với giáo dục nghệ thuật và văn hoá trong chính sách giáo dục. Trong nhiều năm ưu tiên cho việc phát triển cái được coi là giáo dục “cơ bản hơn”, hiện nay nghệ thuật và văn  hoá có vai trò trung tâm trong hệ thống giáo dục, các trường học đã được công nhận là nơi lý tưởng để mang nghệ thuật đến cho mọi người và nâng cao tính dễ tiếp cận của nghệ thuật.

Từ năm 1983, Bộ Văn hoá đã phối hợp với Bộ Giáo dục mở rộng phạm vi giáo dục nghệ thuật theo đó sẽ đưa vào tất cả các môn học nghệ thuật, để tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức giáo dục và các tổ chức nghệ thuật, và để thu hút hơn nữa những người làm trong lĩnh vực văn hoá tham gia vào các dự án khác nhau.
Kế hoạch 5 năm cho văn hoá và nghệ thuật trong trường học, do Bộ giáo dục và Bộ văn hoá cùng ban hành tháng 12 năm 2000, đã hỗ trợ cho các tổ chức văn hoá và giáo dục (hơn 6.000 tổ chức văn hoá: bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, v.v..) những phương tiện cần thiết để thực hiện các sáng kiến cùng với những đối tác trong lĩnh vực giáo dục. Nội dung chính của kế hoạch này là nhằm hỗ trợ cho các sáng kiến về giáo dục, đào tạo cho các giáo viên, những người cộng tác trong lĩnh vực văn hoá và nghệ thuật. Hơn nữa, các vụ thuộc Bộ văn hoá quản lý các chương trình phù hợp với lĩnh vực của mình (ví dụ như tổ chức các khoá học tìm hiểu về di sản, tổ chức cho học sinh đi xem phim). Cơ quan Phát triển Pháp có chức năng điều phối thực hiện các sáng kiến khác nhau của các vụ trong lĩnh vực giáo dục, quản lý các biện pháp toàn diện (hội thảo nghệ thuật, các lớp học văn hoá), và duy trì đối thoại thường xuyên với Bộ Giáo dục.

Các chương trình về giáo dục nghệ thuật và văn hoá ở cấp vùng và tỉnh, đã đề ra các mục tiêu, thống kê các cơ chế và nguồn lực hiện có, và tổ chức hợp tác giữa các cơ quan thuộc Bộ Giáo dục, Văn phòng quản lý văn hoá vùng (Thuộc Bộ Văn hoá) và các chính quyền địa phương, vùng. Bộ Văn hoá và Bộ Giáo dục ngày càng hợp tác nhiều hơn với chính quyền địa phương và vùng để từ đó hình thành các thoả thuận về giáo dục nghệ thuật. Các chính quyền vùng và địa phương cũng tham gia vào những hoạt động văn hoá ở trường học theo nhiều cách thức khác nhau, ví dụ như lập kế hoạch và trang bị cho các trường học thuộc quản lý của mình và hỗ trợ cho những sáng kiến văn hoá (ví dụ như các chương trình âm nhạc tại trường học).

Giáo dục nghệ thuật là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất có tầm ảnh hưởng trong phạm vi thành phố.

Năm 1996, nó chiếm đến 17% ngân sách cho văn hoá của các thành phố có trên 10.000 dân, và đứng thứ hai trong các khoản chi cho văn hoá. Cũng trong năm 1996, các thành phố chi bình quân 23 euro/ mỗi người dân cho giáo dục nghệ thuật. Phần lớn khoản chi nói trên dành cho giáo dục nghệ thuật, lĩnh vực này đã liên tục tăng chi phí trong vài thập niên vừa qua. Các lĩnh vực khác thuộc giáo dục nghệ thuật (ví dụ như nghệ thuật thị giác, media nghe- nhìn, v.v..) không tăng trưởng với mức độ như đối với giáo dục nghệ thuật. Ước tính, có khoảng 3.000 trường công về âm nhạc đã nhận được trợ cấp của chính quyền địa phương và vùng cho hoạt động giáo dục âm nhạc, và số tiền hỗ trợ cho giáo dục kịch và múa ngày càng tăng. Những trường này chủ yếu do các thành phố cung cấp tài chính - 144 trường (gồm các nhạc viện quốc gia tại các vùng và các trường dạy nhạc quốc gia) nhận được nguồn ngân sách bổ sung từ nhà nước trung ương (khoản tiền này chiếm 10% ngân sách của các trường).

Giá vé vào các điểm văn hóa cũng có thể gây ra cản trở cho một số lượng lớn người dân, đặc biệt là giới trẻ, trong việc tham gia vào đời sống văn hoá. Và vấn đề giá vé trở nên một yếu tố chủ chốt trong xu hướng dân chủ hoá. Rất nhiều tổ chức văn hoá đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm giá vé, đặc biệt là cho giới trẻ và những người kém thuận lợi. Người dưới 18 tuổi sẽ được vào miễn phí các di tích quốc gia và 33 bảo tàng quốc gia. Từ ngày 1 tháng 10 năm 1999, 98 di tích thuộc sở hữu nhà nước đã thực hiện cho vào cửa miễn phí vào một ngày Chủ nhật của tháng, không áp dụng vào mùa du lịch (từ 1 tháng 10  đến 31 tháng 3). 33 bảo tàng quốc gia áp dụng biện pháp này từ ngày 1 tháng 1 năm 2000. Có một chương trình nghiên cứu đã đưa ra đề xuất giá tiêu chuẩn (8 euro) vào các ngày Thứ năm cho tất cả các nhà hát quốc gia. Và kết quả cho thấy những người tận dụng ưu đãi này chủ yếu là sinh viên, sau đó là những người thường xuyên đi xem kịch, cho nên biện pháp này đã không thành công trong việc thu hút đối tượng khán giả mới. “Séc Văn hoá” là một chương trình dành cho các học sinh trung học phổ thông (từ 15 đến 20 tuổi) đã được ban hành gần đây. Chương trình này đã được áp dụng tại vùng Rhone-Aple. Trái với thẻ đăng ký cho phép vào một số cơ sở văn hoá nhất định, thì Séc văn hoá có thể dùng cho tất cả các cơ sở văn hoá khác nhau (rạp chiếu phim, nhà hát, bảo tàng, thư viện). Một nghiên cứu đánh giá chương trình thử nghiệm này cho thấy Séc văn hoá không chỉ là một biện pháp quản lý giá cả, mà nó còn là biện pháp để thúc đẩy các quan hệ mới với văn hoá bằng cách làm rõ các không gian văn hoá, cải thiện các lựa chọn văn hoá, sự trung thành của “khách hàng”, mở rộng sự quan tâm...

 (Nguồn: Culturalpolicie - Hiền Lê lược dịch)




Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×