Bộ VHTTDL: Báo cáo Công tác người cao tuổi 2002-2012
17/06/2012 | 22:43(VP) – Ngày 28/5, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 92/BC-BVHTTDL gửi Uỷ ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam báo cáo về tình hình hoạt động liên quan đến công tác người cao tuổi từ năm 2002 đến nay.
hoá, thể thao, du lịch và gia đình trong việc quan tâm, chăm sóc người cao tuổi nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ và đời sống văn hoá, tinh thần của người cao tuổi.
Về hoạt động xây dựng văn bản: Từ năm 2002 đến nay, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em, Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) đã phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về người cao tuổi, Trung ương Hội Người cao tuổi, Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi xây dựng, góp ý, đề xuất chỉnh sửa các văn bản quy phạm và quản lý như Luật Người cao tuổi, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật, Chương trình quốc gia về người cao tuổi, các văn bản khác có liên quan nhằm tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch phù hợp với tâm lý, sức khoẻ, nâng cao đời sống văn hoá đối với người cao tuổi, nhất là người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể:
Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá”, theo đó, các đối tượng: người già cô đơn, đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, cán bộ lão thành cách mạng (trong đó có người cao tuổi) được hưởng các chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa;
Ngày 08/9/2004, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và Uỷ ban Thể dục Thể thao nay là Tổng Cục Thể dục Thể thao (Bộ VHTTDL) đã ký Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh các hoạt động Thể dục, Thể thao của người cao tuổi giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008”;
Bộ VHTTDL đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch số 46/2006/TTLT/BVHTT-BTC ngày 25/4/2006 hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá, cụ thể hoá chính sách và đưa chính sách đi vào cuộc sống;
Xây dựng, ban hành Thông tư số 06/2012/TT-BVHTTDL ngày 14/5 /2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về hỗ trợ người cao tuổi tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và tổ chức mừng thọ người cao tuổi;
Xây dựng Chương trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL và Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam số 1518/CTPH-BVHTTDL-TWHNCT ngày 18/5/2011 về đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch của người cao tuổi và tham gia xây dựng, phát triển gia đình bền vững giai đoạn 2011-2015;
Hiện nay, Bộ đang tiến hành xây dựng Đề án hỗ trợ, chăm sóc đời sống văn hóa và tinh thần cho người cao tuổi thuộc Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012-2020 để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong thời gian sớm nhất.
Bên cạnh hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở trung ương, ở địa phương cũng có những hoạt động phong phú, đặc biệt là sự phối hợp giữa hai ngành, cụ thể: Ở một số tỉnh, thành phố, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi và ngành thể dục, thể thao đã ký kết chương trình phối hợp (Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Hải Dương, Sơn La.v.v.), còn đa số các tỉnh, thành phố đã xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp giữa hai ngành.
Chương trình phối hợp giữa hai ngành và kế hoạch thực hiện đã nêu lên những nhiệm vụ cụ thể, bám sát vào nội dung chương trình phối hợp của Trung ương và tình hình thực tiễn của địa phương, các nội dung tập trung vào: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người cao tuổi rèn luyện thể dục, thể thao; phát triển các câu lạc bộ (CLB) thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ; nâng cao chất lượng hoạt động của các CLB; tổ chức các hội thao, các giải thể dục, thể thao từ cấp cơ sở tới cấp tỉnh; tập huấn bồi dưỡng các hướng dẫn viên thể dục, thể thao dành cho người cao tuổi.
Về hoạt động nghiên cứu, khảo sát: Năm 2006, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em (nay Bộ VHTTDL giao Vụ Gia đình thực hiện) phối hợp với cơ quan tư vấn độc lập tiến hành “Nghiên cứu thực trạng các loại hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi” tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua khảo sát, Vụ đã đưa ra các khuyến nghị đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng.
Các hoạt động cụ thể:
Ở cấp Bộ: Hàng năm, Bộ giao Vụ Gia đình tổ chức các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện truyền thông đại chúng dành cho mọi đối tượng trong xã hội, trong đó có người cao tuổi.
Bộ đã xây dựng và triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình và Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trên toàn quốc. Thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ và các hoạt động truyền thông, người cao tuổi và các gia đình đã được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống trong gia đình; khuyến khích, duy trì mối quan hệ gia đình dòng họ, cộng đồng trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
Năm 2010, Bộ giao Vụ Gia đình biên soạn phần 4 của Bộ tài liệu giáo dục đời sống gia đình với chủ đề “Gia đình với người cao tuổi”. Tài liệu bao gồm các chuyên đề về văn bản, luật pháp, chính sách về người cao tuổi; những thay đổi của người cao tuổi; tổ chức cuộc sống trong gia đình có người cao tuổi; vai trò của người cao tuổi trong gia đình; chăm sóc người cao tuổi; phòng, chống một số bệnh của người cao tuổi và các kỹ năng giải quyết vấn đề. Tài liệu này được phân phối trên toàn quốc thông qua hệ thống Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố.
Năm 2012, trên cơ sở Chương trình phối hợp đã ký năm 2010, Bộ đã phối hợp với Ban Xã hội - Sức khỏe, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam xây dựng kế hoạch tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác gia đình cho cán bộ chi hội Người cao tuổi cấp tỉnh, huyện, xã của một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Dự kiến lớp tập huấn sẽ được tổ chức vào quý III năm 2012 với sự tham gia của 200 học viên.
Uỷ ban Thể dục Thể thao (nay là Tổng cục Thể dục Thể thao, Bộ VHTTDL) đã có nhiều hoạt động độc lập và phối hợp với Trung ương Hội Người cao tuổi tổ chức nhiều hoạt động thể dục thê thao đối với người cao tuổi. Viện Khoa học Thể dục, Thể thao triển khai các đề tài nghiên cứu các hình thức tập luyện phù hợp với sức khoẻ người cao tuổi Việt Nam, tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia và đã công nhận bài tập thể dục dưỡng sinh “Thái cực trường sinh" là bài tập có tác dụng tốt cho sức khoẻ người cao tuổi.
Ở địa phương:
Ngành Thể dục, Thể thao và Ban đại diện Hội Người cao tuổi các tỉnh thành phố đã phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, hướng dẫn viên thể dục thể thao của người cao tuổi từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở; điển hình là môn thể dục dưỡng sinh, nhiều tỉnh thành phố đã trực tiếp mời Trung tâm Thái cực trường sinh, công ty Phát triển quốc tế Green Valley hướng dẫn cho người cao tuổi các bài tập Thái cực trường sinh, Dưỡng sinh kinh lạc, Thức vũ kinh, Thái cực quyền, Thái cực kiếm, Balachuỳ, Mộc lan quạt, Cầu lông, Bóng bàn, Cờ tướng.v.v. thu hút đông đảo người cao tuổi tham gia. (Theo thống kê của một số tỉnh, thành, đến nay đã có gần 1.000 lớp tập huấn được tổ chức, với tổng số người được tập huấn trên 75.000 người cao tuổi).
Sau gần 10 năm thực hiện các Chương trình phối hợp, số lượng các CLB thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của người cao tuổi đã tăng nhanh và có nhiều loại hình CLB mới ra đời như CLB khiêu vũ dưỡng sinh, CLB pháo đất, CLB đua thuyền của người cao tuổi... Đến nay (theo thống kê chưa đầy đủ của các tỉnh, thành) cả nước có trên 160.000 CLB thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của người cao tuổi với tổng số hội viên trên 755.000 người cao tuổi tham gia.
Từ 2002 đến 2012 đã có nhiều hoạt động thiết thực, có hiệu quả trong toàn ngành văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình trong việc quan tâm, chăm sóc người cao tuổi nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ và đời sống văn hoá, tinh thần của người cao tuổi.
Nhiều Chương trình phối hợp giữa ngành văn hoá, thể thao, du lịch với các cấp Hội Người Cao tuổi đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng chính quyền, các ngành, các đoàn thể, của nhân dân về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, nâng cao nhận thức của người cao tuổi và cộng đồng về lợi ích của hoạt động rèn luyện thể dục thể thao, giải trí, du lịch, nâng cao sức khỏe.
Số lượng các CLB thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của người cao tuổi tăng lên đáng kể, hoạt động có chất lượng, đa dạng, phong phú đã thu hút đông đảo người cao tuổi tự nguyện tham gia.
Phong trào rèn luyện thể dục thể thao đã thu hút từ 15-20% người cao tuổi ở nông thôn và trên 60% người cao tuổi ở thành phố, thị xã tham gia luyện tập thường xuyên.
Các hội thao, các giải thể dục thể thao từ cơ sở đến cấp tỉnh được tổ chức đều đặn theo định kỳ và dần đi vào nề nếp với chất lượng giải và các môn thi ngày càng được nâng cao.
Đội ngũ hướng dẫn viên thể dục thể thao của người cao tuổi đã được quan tâm, được tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao của người cao tuổi bước đầu được quan tâm đầu tư.
Các cấp của ngành thể dục thể thao và các cấp hội người cao tuổi đã phối hợp hoạt động ngày càng chặt chẽ, nêu cao tinh thần sáng tạo, tự lực cánh sinh chủ động phối hợp với các cấp các ngành để tranh thủ các nguồn lực cho hoạt động thể dục thể thao của nguời cao tuổi; theo dõi và kịp thời động viên, khen thưởng các địa phương có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển phong trào thể dục thể thao của người cao tuổi.
Nhận thức của một bộ phận cấp ủy Đảng, chính quyền ở các địa phương chưa đầy đủ đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi nói chưng và hoạt động văn hoá, thể dục thể thao của người cao tuổi nói riêng, do đó thiếu quan tâm chỉ đạo, chưa tạo điều kiện cho hội người cao tuổi hoạt động.
Nhận thức của Ban đại diện Hội người cao tuổi một số tỉnh, thành phố chưa sâu sắc nên công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn hạn chế. Bản thân một bộ phận người cao tuổi chưa chủ động tham gia các hoạt động thể thao, giải trí.
Sự phối hợp giữa ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch các cấp và Hội người cao tuổi các cấp ở một số địa phương còn chưa chặt chẽ.
Kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch của người cao tuổi còn rất thiếu thốn.
Qua gần 10 năm thực hiện Pháp lệnh Người cao tuổi, nay là Luật Người cao tuổi, với kết quả đạt được, Bộ VHTTDL đề nghị các Bộ, ban, ngành, các tổ chức thành viên Hội Người cao tuổi Việt Nam cần quan tâm, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tinh thần, giúp Hội Người cao tuổi các cấp tổ chức xây dựng và phát triển các mô hình Câu lạc bộ của người cao tuổi ở địa phương nhằm thúc đẩy hoạt động chung của người cao tuổi trên toàn quốc một cách phong phú, thu hút được nhiều người cao tuổi tham gia.
Uỷ ban Quốc gia về Người cao tuổi thường xuyên nắm bắt các kiến nghị của các cấp hội Người cao tuổi từ tỉnh tới cơ sở, tạo nguồn và hỗ trợ kinh phí cho các cấp hội tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, chỉ đạo các ban, ngành về việc cấp cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ và tạo điều kiện tốt để các cấp hội tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Các cấp quản lý chỉ đạo từ cơ sở tới Trung ương cần sớm khắc phục, tháo gỡ nhưng khó khăn như đã nêu ở phần trên. Các Bộ, Ban, Ngành, TW Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện các hệ thống văn bản hướng dẫn các địa phương quan tâm hơn nữa tới người cao tuổi về nhiều mặt, giúp người cao tuổi ổn định cuộc sống, phát huy vai trò người cao tuổi trong gia đình, cộng đồng và tham gia xây dựng đời sống mới tại địa phương.
HCTC
Về hoạt động xây dựng văn bản: Từ năm 2002 đến nay, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em, Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) đã phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về người cao tuổi, Trung ương Hội Người cao tuổi, Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi xây dựng, góp ý, đề xuất chỉnh sửa các văn bản quy phạm và quản lý như Luật Người cao tuổi, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật, Chương trình quốc gia về người cao tuổi, các văn bản khác có liên quan nhằm tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch phù hợp với tâm lý, sức khoẻ, nâng cao đời sống văn hoá đối với người cao tuổi, nhất là người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể:
Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá”, theo đó, các đối tượng: người già cô đơn, đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, cán bộ lão thành cách mạng (trong đó có người cao tuổi) được hưởng các chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa;
Ngày 08/9/2004, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và Uỷ ban Thể dục Thể thao nay là Tổng Cục Thể dục Thể thao (Bộ VHTTDL) đã ký Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh các hoạt động Thể dục, Thể thao của người cao tuổi giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008”;
Bộ VHTTDL đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch số 46/2006/TTLT/BVHTT-BTC ngày 25/4/2006 hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá, cụ thể hoá chính sách và đưa chính sách đi vào cuộc sống;
Xây dựng, ban hành Thông tư số 06/2012/TT-BVHTTDL ngày 14/5 /2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về hỗ trợ người cao tuổi tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và tổ chức mừng thọ người cao tuổi;
Xây dựng Chương trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL và Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam số 1518/CTPH-BVHTTDL-TWHNCT ngày 18/5/2011 về đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch của người cao tuổi và tham gia xây dựng, phát triển gia đình bền vững giai đoạn 2011-2015;
Hiện nay, Bộ đang tiến hành xây dựng Đề án hỗ trợ, chăm sóc đời sống văn hóa và tinh thần cho người cao tuổi thuộc Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012-2020 để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong thời gian sớm nhất.
Bên cạnh hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở trung ương, ở địa phương cũng có những hoạt động phong phú, đặc biệt là sự phối hợp giữa hai ngành, cụ thể: Ở một số tỉnh, thành phố, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi và ngành thể dục, thể thao đã ký kết chương trình phối hợp (Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Hải Dương, Sơn La.v.v.), còn đa số các tỉnh, thành phố đã xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp giữa hai ngành.
Chương trình phối hợp giữa hai ngành và kế hoạch thực hiện đã nêu lên những nhiệm vụ cụ thể, bám sát vào nội dung chương trình phối hợp của Trung ương và tình hình thực tiễn của địa phương, các nội dung tập trung vào: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người cao tuổi rèn luyện thể dục, thể thao; phát triển các câu lạc bộ (CLB) thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ; nâng cao chất lượng hoạt động của các CLB; tổ chức các hội thao, các giải thể dục, thể thao từ cấp cơ sở tới cấp tỉnh; tập huấn bồi dưỡng các hướng dẫn viên thể dục, thể thao dành cho người cao tuổi.
Về hoạt động nghiên cứu, khảo sát: Năm 2006, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em (nay Bộ VHTTDL giao Vụ Gia đình thực hiện) phối hợp với cơ quan tư vấn độc lập tiến hành “Nghiên cứu thực trạng các loại hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi” tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua khảo sát, Vụ đã đưa ra các khuyến nghị đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng.
Các hoạt động cụ thể:
Ở cấp Bộ: Hàng năm, Bộ giao Vụ Gia đình tổ chức các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện truyền thông đại chúng dành cho mọi đối tượng trong xã hội, trong đó có người cao tuổi.
Bộ đã xây dựng và triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình và Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trên toàn quốc. Thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ và các hoạt động truyền thông, người cao tuổi và các gia đình đã được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống trong gia đình; khuyến khích, duy trì mối quan hệ gia đình dòng họ, cộng đồng trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
Năm 2010, Bộ giao Vụ Gia đình biên soạn phần 4 của Bộ tài liệu giáo dục đời sống gia đình với chủ đề “Gia đình với người cao tuổi”. Tài liệu bao gồm các chuyên đề về văn bản, luật pháp, chính sách về người cao tuổi; những thay đổi của người cao tuổi; tổ chức cuộc sống trong gia đình có người cao tuổi; vai trò của người cao tuổi trong gia đình; chăm sóc người cao tuổi; phòng, chống một số bệnh của người cao tuổi và các kỹ năng giải quyết vấn đề. Tài liệu này được phân phối trên toàn quốc thông qua hệ thống Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố.
Năm 2012, trên cơ sở Chương trình phối hợp đã ký năm 2010, Bộ đã phối hợp với Ban Xã hội - Sức khỏe, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam xây dựng kế hoạch tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác gia đình cho cán bộ chi hội Người cao tuổi cấp tỉnh, huyện, xã của một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Dự kiến lớp tập huấn sẽ được tổ chức vào quý III năm 2012 với sự tham gia của 200 học viên.
Uỷ ban Thể dục Thể thao (nay là Tổng cục Thể dục Thể thao, Bộ VHTTDL) đã có nhiều hoạt động độc lập và phối hợp với Trung ương Hội Người cao tuổi tổ chức nhiều hoạt động thể dục thê thao đối với người cao tuổi. Viện Khoa học Thể dục, Thể thao triển khai các đề tài nghiên cứu các hình thức tập luyện phù hợp với sức khoẻ người cao tuổi Việt Nam, tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia và đã công nhận bài tập thể dục dưỡng sinh “Thái cực trường sinh" là bài tập có tác dụng tốt cho sức khoẻ người cao tuổi.
Ở địa phương:
Ngành Thể dục, Thể thao và Ban đại diện Hội Người cao tuổi các tỉnh thành phố đã phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, hướng dẫn viên thể dục thể thao của người cao tuổi từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở; điển hình là môn thể dục dưỡng sinh, nhiều tỉnh thành phố đã trực tiếp mời Trung tâm Thái cực trường sinh, công ty Phát triển quốc tế Green Valley hướng dẫn cho người cao tuổi các bài tập Thái cực trường sinh, Dưỡng sinh kinh lạc, Thức vũ kinh, Thái cực quyền, Thái cực kiếm, Balachuỳ, Mộc lan quạt, Cầu lông, Bóng bàn, Cờ tướng.v.v. thu hút đông đảo người cao tuổi tham gia. (Theo thống kê của một số tỉnh, thành, đến nay đã có gần 1.000 lớp tập huấn được tổ chức, với tổng số người được tập huấn trên 75.000 người cao tuổi).
Sau gần 10 năm thực hiện các Chương trình phối hợp, số lượng các CLB thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của người cao tuổi đã tăng nhanh và có nhiều loại hình CLB mới ra đời như CLB khiêu vũ dưỡng sinh, CLB pháo đất, CLB đua thuyền của người cao tuổi... Đến nay (theo thống kê chưa đầy đủ của các tỉnh, thành) cả nước có trên 160.000 CLB thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của người cao tuổi với tổng số hội viên trên 755.000 người cao tuổi tham gia.
Từ 2002 đến 2012 đã có nhiều hoạt động thiết thực, có hiệu quả trong toàn ngành văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình trong việc quan tâm, chăm sóc người cao tuổi nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ và đời sống văn hoá, tinh thần của người cao tuổi.
Nhiều Chương trình phối hợp giữa ngành văn hoá, thể thao, du lịch với các cấp Hội Người Cao tuổi đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng chính quyền, các ngành, các đoàn thể, của nhân dân về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, nâng cao nhận thức của người cao tuổi và cộng đồng về lợi ích của hoạt động rèn luyện thể dục thể thao, giải trí, du lịch, nâng cao sức khỏe.
Số lượng các CLB thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của người cao tuổi tăng lên đáng kể, hoạt động có chất lượng, đa dạng, phong phú đã thu hút đông đảo người cao tuổi tự nguyện tham gia.
Phong trào rèn luyện thể dục thể thao đã thu hút từ 15-20% người cao tuổi ở nông thôn và trên 60% người cao tuổi ở thành phố, thị xã tham gia luyện tập thường xuyên.
Các hội thao, các giải thể dục thể thao từ cơ sở đến cấp tỉnh được tổ chức đều đặn theo định kỳ và dần đi vào nề nếp với chất lượng giải và các môn thi ngày càng được nâng cao.
Đội ngũ hướng dẫn viên thể dục thể thao của người cao tuổi đã được quan tâm, được tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao của người cao tuổi bước đầu được quan tâm đầu tư.
Các cấp của ngành thể dục thể thao và các cấp hội người cao tuổi đã phối hợp hoạt động ngày càng chặt chẽ, nêu cao tinh thần sáng tạo, tự lực cánh sinh chủ động phối hợp với các cấp các ngành để tranh thủ các nguồn lực cho hoạt động thể dục thể thao của nguời cao tuổi; theo dõi và kịp thời động viên, khen thưởng các địa phương có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển phong trào thể dục thể thao của người cao tuổi.
Nhận thức của một bộ phận cấp ủy Đảng, chính quyền ở các địa phương chưa đầy đủ đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi nói chưng và hoạt động văn hoá, thể dục thể thao của người cao tuổi nói riêng, do đó thiếu quan tâm chỉ đạo, chưa tạo điều kiện cho hội người cao tuổi hoạt động.
Nhận thức của Ban đại diện Hội người cao tuổi một số tỉnh, thành phố chưa sâu sắc nên công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn hạn chế. Bản thân một bộ phận người cao tuổi chưa chủ động tham gia các hoạt động thể thao, giải trí.
Sự phối hợp giữa ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch các cấp và Hội người cao tuổi các cấp ở một số địa phương còn chưa chặt chẽ.
Kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch của người cao tuổi còn rất thiếu thốn.
Qua gần 10 năm thực hiện Pháp lệnh Người cao tuổi, nay là Luật Người cao tuổi, với kết quả đạt được, Bộ VHTTDL đề nghị các Bộ, ban, ngành, các tổ chức thành viên Hội Người cao tuổi Việt Nam cần quan tâm, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tinh thần, giúp Hội Người cao tuổi các cấp tổ chức xây dựng và phát triển các mô hình Câu lạc bộ của người cao tuổi ở địa phương nhằm thúc đẩy hoạt động chung của người cao tuổi trên toàn quốc một cách phong phú, thu hút được nhiều người cao tuổi tham gia.
Uỷ ban Quốc gia về Người cao tuổi thường xuyên nắm bắt các kiến nghị của các cấp hội Người cao tuổi từ tỉnh tới cơ sở, tạo nguồn và hỗ trợ kinh phí cho các cấp hội tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, chỉ đạo các ban, ngành về việc cấp cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ và tạo điều kiện tốt để các cấp hội tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Các cấp quản lý chỉ đạo từ cơ sở tới Trung ương cần sớm khắc phục, tháo gỡ nhưng khó khăn như đã nêu ở phần trên. Các Bộ, Ban, Ngành, TW Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện các hệ thống văn bản hướng dẫn các địa phương quan tâm hơn nữa tới người cao tuổi về nhiều mặt, giúp người cao tuổi ổn định cuộc sống, phát huy vai trò người cao tuổi trong gia đình, cộng đồng và tham gia xây dựng đời sống mới tại địa phương.
HCTC