Bộ VHTTDL ban hành Quy chế chấm thi, xét khen thưởng Hội thi “Tài năng trẻ học sinh, sinh viên các trường VHNT,TDTT và Du lịch”
09/04/2012 | 08:36(VP) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 1104/QĐ-BVHTTDL ban hành Quy chế chấm thi, xét khen thưởng Hội thi “Tài năng trẻ học sinh, sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch”.
Quy chế gồm hai nội dung: Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Giám khảo và Nguyên tắc làm việc, thể lệ xét thưởng. Cụ thể, Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Giám khảo trong Quy chế được thể hiện như sau:
Về Ban Giám khảo: Đối với lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật và Du lịch, mỗi khu vực có 01 Ban Giám khảo và 01 Tiểu ban Thư ký giúp việc; Đối với lĩnh vực Thể dục thể thao: có 01 Ban Trọng tài và 01 Tổ thư ký, 01 tổ cơ sở vật chất. Thành phần mỗi Ban Giám khảo gồm Trưởng ban và các ủy viên có chuyên môn về các chuyên ngành tương ứng, được Bộ VHTTDL ra Quyết định thành lập. Các Tiểu ban Thư ký (hoặc Tổ thư ký, Tổ cơ sở vật chất của lĩnh vực Thể dục thể thao) giúp việc cho Ban Giám khảo (hoặc Ban Trọng tài) được thành lập theo Quyết định của Trưởng ban Tổ chức Hội thi.
Trách nhiệm và quyền hạn chung của các Ban Giám khảo chuyên ngành: Theo dõi quá trình thi, chấm điểm, bảo đảm tính khách quan và chính xác, công bằng; Phát hiện những sai phạm của thí sinh trong quá trình thi, bình xét, chấm điểm, phân định các giải thưởng; Báo cáo tổng kết, nhận định, đánh giá chất lượng chuyên môn để tư vấn cho Ban Tổ chức về những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tiêu chí lựa chọn tài năng các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch. Mỗi Ban Giám khảo có một Tiểu ban Thư ký giúp việc trong quá trình làm việc. Các thành viên Ban Giám khảo được hưởng chế độ. của Ban Tổ chức Hội thi theo quy định.
Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của Ban Giám khảo nhóm ngành Văn hóa nghệ thuật: Trưởng ban chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của Tiểu ban, đảm bảo tuân theo đúng quy tắc, thủ tục và thực hiện các quyết định của Ban Tổ chức Hội thi. Chỉ đạo và giám sát việc đánh giá Hội thi của các Tiểu Ban Giám khảo chuyên ngành. Phối kết hợp với các thành viên của Tiểu ban, chịu trách nhiệm: Xác định các tiêu chí đánh giá, chuẩn bị các hướng dẫn cho thí sinh; không tiết lộ các kết quả đánh giá khi Ban Giám khảo chưa thông qua; đề xuất với Ban Giám khảo về thời gian làm việc thêm nếu cần thiết. Tổng hợp kết quả đánh giá của giám khảo và báo cáo Hội thi về kết quả đánh giá cho điểm của các thí sinh, chương trình.
Các ủy viên Ban Giám khảo chịu trách nhiệm về chuyên môn, chấm điểm các nội dung dự thi của các thí sinh, các chương trình biểu diễn của các trường. Phối kết hợp với Trưởng Ban giám khảo, chịu trách nhiệm: Xác định các tiêu chí đánh giá, chuẩn bị các hướng dẫn cho thí sinh; không tiết lộ các kết quả đánh giá khi chưa thông qua Ban Giám khảo. Trong trường hợp có sự nghi ngờ, Trưởng Ban Giám khảo chuyên ngành sẽ được thông báo giải thích.
Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của Ban Trọng tài các môn thi đấu Thể thao: Trưởng ban chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn: Họp các thành viên của các tiểu ban trọng tài; chỉ đạo tổ chức tập huấn trọng tài; giám sát, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Tiến hành các cuộc họp trước hoặc sau buổi thi đấu để rút kinh nghiệm và đánh giá công việc của từng thành viên. Kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện đảm bảo cho thi đấu theo đúng luật quy định. Sắp xếp chương trình thi đấu, tổ chức các cuộc thi đâu trong các nội dung thi đấu tại Hội thi theo đúng Luật thi đấu hiện hành và Điều lệ quy định. Chỉ đạo và giám sát việc đánh giá Hội thi của Ban Trọng tài; giải quyết các trựờng hợp khiếu nại của các đơn vị và quyết định kết quả của trận đấu trên cơ sở tham khảo ý kiến của các trọng tài điều khiển trận đấu. Tổng hợp kết quả đánh giá của các nội dung thi đấu và báo cáo Ban Tổ chức Hội thi; chịu trách nhiệm chính về kết quả thi đấu.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của trọng tài được quy định tại Luật thi đấu hiện hành của từng bộ môn thi đấu.
Ban Giám khảo Nghề Du lịch: Trưởng ban chịu trách nhiệm việc chuẩn bị và tổ chức Hội thi, đảm bảo tuân theo đúng quy tắc, thủ tục và thực hiện các quyết định của Ban Tổ chức Hội thi. Chỉ đạo và giám sát việc đánh giá Hội thi của Ban Giám khảo chuyên ngành. Phối kết hợp với các thành viên của các tíểu ban Ban Giám khảo từng ngành, chịu trách nhiệm: Kiểm tra trước khi Hội thi bắt đầu, việc lắp đặt, máy móc, dụng cụ, vật liệu, trang thiết bị và các phương tiện chuẩn bị cho Hội thi; xác định các tiêu chí đánh giá, tổng hợp danh mục nguyên vật liệu và chuẩn bị các hướng dẫn cho thí sinh; cung cấp số liệu hoàn chỉnh và đã được kiểm tra cho Ban Giám khảo; chuẩn bị các phương tiện đo lường cần thiết cho việc đánh giá các bài tập của các thí sinh. Các thí sinh phải có đủ thời gian để so sánh các thiết bị đo lường của họ với các thiết bị đo lường của Ban Giám khảo; không tiết lộ các kết quả đánh giá khi Ban Giám khảo chưa thông qua; đề xuất với Ban Giám khảo về thời gian làm việc thêm nếu cần thiết. Tổng hợp kết quả đánh giá của các thành viên giám khảo và báo cáo Ban Giám khảo về kết quả đánh giá cho điểm của các thí sinh.
Ủy viên có trách nhiệm chấm điểm các bài thi của các thí sinh; Bảo vệ các bài thi đã hoàn thành; Đảm bảo việc bảo vệ các trang thiết bị; Đảm bảo việc sửa chữa những sai sót, hỏng hóc của các trang thíết bị và việc lắp đặt; Thông báo với các thí sinh tuân thủ các tiêu chuẩn để tránh tai nạn.
Về Tiểu ban Thư ký: Đối với lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật và Du lịch, gồm 02 Tiểu ban Thư ký chuyên ngành, chia theo các lĩnh vực: Khối ngành Nghệ thuật và Nghề Du lịch. Các tiểu ban Thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định tại Quyết định thành lập của Trưởng Ban tổ chức Hội thi.
Đối với lĩnh vực Thể dục thể thao gồm Tổ thư ký và Tổ cơ sở vật chất: Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ thư ký và Tổ cơ sở vật chất được quy định cụ thể tại Luật Thi đấu hiện hành của từng bộ môn thi đấu.
Nguyên tắc làm việc và thể lệ xét thưởng:
Nguyên tắc 1àm việc: Đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, minh bạch, công bằng. Đối với từng lĩnh vực, Ban Giám khảo có những nguyên tắc làm việc cụ thể.
Lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật và Du 1ịch: Sau mỗi buổi chấm thi, Ban Giám khảo họp, thảo luận, bàn bạc dân chủ, cho điểm độc lập bằng phiếu kín chuyển cho Tiểu ban Thư ký. Thành viên Ban Giám khảo sẽ không được quyền chấm điểm, chỉ được quyền trao đổi, thảo luận đối với các tiết mục thi của đơn vị mình. Thành viên Ban Giám khảo nào vắng mặt 1/3 thời gian tiết mục tham gia biểu diễn thì không được chấm điểm tiết mục đó; vắng mặt 1/3 chương trình biểu diễn không được cho điểm chương trình đó. Chương trình, tiết mục, tác phẩm của đơn vị nào vi phạm quy định về nội dung và thể loại; thời lượng biểu diễn; thuê mượn diễn viên, tiết mục, tác phẩm đã tham gia trong các kỳ Liên hoan, hội diễn các trường văn hoá nghệ thuật trước đây, dùng băng đĩa thay cho giọng hát trực tiếp, trang phục không lành mạnh, không phù hơp với thuần phong mỹ tục... sẽ không được xét khen thưởng. Khuyến khích thí sinh, chương trình, tiết mục sử dụng trang phục phù hợp, đẹp.
Lĩnh vực Thể dục thể thao: Thực hiện theo Luật thi đấu hiện hành và Điều lệ Thi đấu của từng bộ môn thi đấu.
Về Thể 1ệ chấm giải:
Thể lệ chấm giải áp dụng đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, du lịch và thể dục thể thao (đối với những bộ môn thi đấu mang nội dung thi đấu biểu diễn) như sau:
Ban Giám khảo chấm điểm tài năng của thí sinh, chấm điểm giải chương trình, tiết mục, thống nhất chấm điểm theo thang điểm 10 có số lẻ thập phân. Điểm của các thành viên Ban Giám khảo chấm không chênh nhau quá 2 điểm.
Giải thưởng của lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật và Du lịch được xếp theo thứ tự Giải A, Giải B, Giải C (Giải A: Đạt điểm trung bình từ 9-10; Giải B: Đạt điểm trung bình từ 8-8,9; Giải C: Đạt điểm trung bình từ 7.-7,9).
Giải thưởng của các môn thi đấu thể thao được xếp theo thứ tự Giải Nhất, Giải Nhì, Giải Ba. Cách thức chấm giải theo Điều lệ thi đấu của từng bộ môn thi đấu.
Ngoài các giải thưởng trên, Ban Giám khảo có thể đề nghị Ban Tổ chức trao một số giải thưởng phụ khác cho thí sinh, cho chương trình, tiết mục tham gia Hội thi.
Về hình thức khen thưỏng: Các loại giải thưởng đều có Giấy chứng nhận kèm theo tiền thưởng. Các giải thưởng và giá trị tiền thưởng được Ban Tổ chức công bố trong buổi lễ bế mạc.
Ngoài những giải thưởng nêu trong cơ cấu giải thưởng, Ban Tổ chức có thể đề nghị trao những giải thuởng khác cho tác giả, đạo diễn, nhạc sỹ, biên đạo, giáo viên luyện thi, huấn luyện viên... có những chương trình, tiết mục tham gia xuất sắc, nhưng phải được Ban Giám khảo nhất trí.
Quy chế này được phổ biến đến Ban tổ chức, Ban Giám khảo, Ban Trọng tài, các Tiểu ban Thư ký, Tiểu ban cơ sở vật chất và các cơ sở đào tạo tham gia Hội thi để có cơ sở thực hiện.
HCTC
Về Ban Giám khảo: Đối với lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật và Du lịch, mỗi khu vực có 01 Ban Giám khảo và 01 Tiểu ban Thư ký giúp việc; Đối với lĩnh vực Thể dục thể thao: có 01 Ban Trọng tài và 01 Tổ thư ký, 01 tổ cơ sở vật chất. Thành phần mỗi Ban Giám khảo gồm Trưởng ban và các ủy viên có chuyên môn về các chuyên ngành tương ứng, được Bộ VHTTDL ra Quyết định thành lập. Các Tiểu ban Thư ký (hoặc Tổ thư ký, Tổ cơ sở vật chất của lĩnh vực Thể dục thể thao) giúp việc cho Ban Giám khảo (hoặc Ban Trọng tài) được thành lập theo Quyết định của Trưởng ban Tổ chức Hội thi.
Trách nhiệm và quyền hạn chung của các Ban Giám khảo chuyên ngành: Theo dõi quá trình thi, chấm điểm, bảo đảm tính khách quan và chính xác, công bằng; Phát hiện những sai phạm của thí sinh trong quá trình thi, bình xét, chấm điểm, phân định các giải thưởng; Báo cáo tổng kết, nhận định, đánh giá chất lượng chuyên môn để tư vấn cho Ban Tổ chức về những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tiêu chí lựa chọn tài năng các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch. Mỗi Ban Giám khảo có một Tiểu ban Thư ký giúp việc trong quá trình làm việc. Các thành viên Ban Giám khảo được hưởng chế độ. của Ban Tổ chức Hội thi theo quy định.
Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của Ban Giám khảo nhóm ngành Văn hóa nghệ thuật: Trưởng ban chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của Tiểu ban, đảm bảo tuân theo đúng quy tắc, thủ tục và thực hiện các quyết định của Ban Tổ chức Hội thi. Chỉ đạo và giám sát việc đánh giá Hội thi của các Tiểu Ban Giám khảo chuyên ngành. Phối kết hợp với các thành viên của Tiểu ban, chịu trách nhiệm: Xác định các tiêu chí đánh giá, chuẩn bị các hướng dẫn cho thí sinh; không tiết lộ các kết quả đánh giá khi Ban Giám khảo chưa thông qua; đề xuất với Ban Giám khảo về thời gian làm việc thêm nếu cần thiết. Tổng hợp kết quả đánh giá của giám khảo và báo cáo Hội thi về kết quả đánh giá cho điểm của các thí sinh, chương trình.
Các ủy viên Ban Giám khảo chịu trách nhiệm về chuyên môn, chấm điểm các nội dung dự thi của các thí sinh, các chương trình biểu diễn của các trường. Phối kết hợp với Trưởng Ban giám khảo, chịu trách nhiệm: Xác định các tiêu chí đánh giá, chuẩn bị các hướng dẫn cho thí sinh; không tiết lộ các kết quả đánh giá khi chưa thông qua Ban Giám khảo. Trong trường hợp có sự nghi ngờ, Trưởng Ban Giám khảo chuyên ngành sẽ được thông báo giải thích.
Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của Ban Trọng tài các môn thi đấu Thể thao: Trưởng ban chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn: Họp các thành viên của các tiểu ban trọng tài; chỉ đạo tổ chức tập huấn trọng tài; giám sát, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Tiến hành các cuộc họp trước hoặc sau buổi thi đấu để rút kinh nghiệm và đánh giá công việc của từng thành viên. Kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện đảm bảo cho thi đấu theo đúng luật quy định. Sắp xếp chương trình thi đấu, tổ chức các cuộc thi đâu trong các nội dung thi đấu tại Hội thi theo đúng Luật thi đấu hiện hành và Điều lệ quy định. Chỉ đạo và giám sát việc đánh giá Hội thi của Ban Trọng tài; giải quyết các trựờng hợp khiếu nại của các đơn vị và quyết định kết quả của trận đấu trên cơ sở tham khảo ý kiến của các trọng tài điều khiển trận đấu. Tổng hợp kết quả đánh giá của các nội dung thi đấu và báo cáo Ban Tổ chức Hội thi; chịu trách nhiệm chính về kết quả thi đấu.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của trọng tài được quy định tại Luật thi đấu hiện hành của từng bộ môn thi đấu.
Ban Giám khảo Nghề Du lịch: Trưởng ban chịu trách nhiệm việc chuẩn bị và tổ chức Hội thi, đảm bảo tuân theo đúng quy tắc, thủ tục và thực hiện các quyết định của Ban Tổ chức Hội thi. Chỉ đạo và giám sát việc đánh giá Hội thi của Ban Giám khảo chuyên ngành. Phối kết hợp với các thành viên của các tíểu ban Ban Giám khảo từng ngành, chịu trách nhiệm: Kiểm tra trước khi Hội thi bắt đầu, việc lắp đặt, máy móc, dụng cụ, vật liệu, trang thiết bị và các phương tiện chuẩn bị cho Hội thi; xác định các tiêu chí đánh giá, tổng hợp danh mục nguyên vật liệu và chuẩn bị các hướng dẫn cho thí sinh; cung cấp số liệu hoàn chỉnh và đã được kiểm tra cho Ban Giám khảo; chuẩn bị các phương tiện đo lường cần thiết cho việc đánh giá các bài tập của các thí sinh. Các thí sinh phải có đủ thời gian để so sánh các thiết bị đo lường của họ với các thiết bị đo lường của Ban Giám khảo; không tiết lộ các kết quả đánh giá khi Ban Giám khảo chưa thông qua; đề xuất với Ban Giám khảo về thời gian làm việc thêm nếu cần thiết. Tổng hợp kết quả đánh giá của các thành viên giám khảo và báo cáo Ban Giám khảo về kết quả đánh giá cho điểm của các thí sinh.
Ủy viên có trách nhiệm chấm điểm các bài thi của các thí sinh; Bảo vệ các bài thi đã hoàn thành; Đảm bảo việc bảo vệ các trang thiết bị; Đảm bảo việc sửa chữa những sai sót, hỏng hóc của các trang thíết bị và việc lắp đặt; Thông báo với các thí sinh tuân thủ các tiêu chuẩn để tránh tai nạn.
Về Tiểu ban Thư ký: Đối với lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật và Du lịch, gồm 02 Tiểu ban Thư ký chuyên ngành, chia theo các lĩnh vực: Khối ngành Nghệ thuật và Nghề Du lịch. Các tiểu ban Thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định tại Quyết định thành lập của Trưởng Ban tổ chức Hội thi.
Đối với lĩnh vực Thể dục thể thao gồm Tổ thư ký và Tổ cơ sở vật chất: Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ thư ký và Tổ cơ sở vật chất được quy định cụ thể tại Luật Thi đấu hiện hành của từng bộ môn thi đấu.
Nguyên tắc làm việc và thể lệ xét thưởng:
Nguyên tắc 1àm việc: Đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, minh bạch, công bằng. Đối với từng lĩnh vực, Ban Giám khảo có những nguyên tắc làm việc cụ thể.
Lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật và Du 1ịch: Sau mỗi buổi chấm thi, Ban Giám khảo họp, thảo luận, bàn bạc dân chủ, cho điểm độc lập bằng phiếu kín chuyển cho Tiểu ban Thư ký. Thành viên Ban Giám khảo sẽ không được quyền chấm điểm, chỉ được quyền trao đổi, thảo luận đối với các tiết mục thi của đơn vị mình. Thành viên Ban Giám khảo nào vắng mặt 1/3 thời gian tiết mục tham gia biểu diễn thì không được chấm điểm tiết mục đó; vắng mặt 1/3 chương trình biểu diễn không được cho điểm chương trình đó. Chương trình, tiết mục, tác phẩm của đơn vị nào vi phạm quy định về nội dung và thể loại; thời lượng biểu diễn; thuê mượn diễn viên, tiết mục, tác phẩm đã tham gia trong các kỳ Liên hoan, hội diễn các trường văn hoá nghệ thuật trước đây, dùng băng đĩa thay cho giọng hát trực tiếp, trang phục không lành mạnh, không phù hơp với thuần phong mỹ tục... sẽ không được xét khen thưởng. Khuyến khích thí sinh, chương trình, tiết mục sử dụng trang phục phù hợp, đẹp.
Lĩnh vực Thể dục thể thao: Thực hiện theo Luật thi đấu hiện hành và Điều lệ Thi đấu của từng bộ môn thi đấu.
Về Thể 1ệ chấm giải:
Thể lệ chấm giải áp dụng đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, du lịch và thể dục thể thao (đối với những bộ môn thi đấu mang nội dung thi đấu biểu diễn) như sau:
Ban Giám khảo chấm điểm tài năng của thí sinh, chấm điểm giải chương trình, tiết mục, thống nhất chấm điểm theo thang điểm 10 có số lẻ thập phân. Điểm của các thành viên Ban Giám khảo chấm không chênh nhau quá 2 điểm.
Giải thưởng của lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật và Du lịch được xếp theo thứ tự Giải A, Giải B, Giải C (Giải A: Đạt điểm trung bình từ 9-10; Giải B: Đạt điểm trung bình từ 8-8,9; Giải C: Đạt điểm trung bình từ 7.-7,9).
Giải thưởng của các môn thi đấu thể thao được xếp theo thứ tự Giải Nhất, Giải Nhì, Giải Ba. Cách thức chấm giải theo Điều lệ thi đấu của từng bộ môn thi đấu.
Ngoài các giải thưởng trên, Ban Giám khảo có thể đề nghị Ban Tổ chức trao một số giải thưởng phụ khác cho thí sinh, cho chương trình, tiết mục tham gia Hội thi.
Về hình thức khen thưỏng: Các loại giải thưởng đều có Giấy chứng nhận kèm theo tiền thưởng. Các giải thưởng và giá trị tiền thưởng được Ban Tổ chức công bố trong buổi lễ bế mạc.
Ngoài những giải thưởng nêu trong cơ cấu giải thưởng, Ban Tổ chức có thể đề nghị trao những giải thuởng khác cho tác giả, đạo diễn, nhạc sỹ, biên đạo, giáo viên luyện thi, huấn luyện viên... có những chương trình, tiết mục tham gia xuất sắc, nhưng phải được Ban Giám khảo nhất trí.
Quy chế này được phổ biến đến Ban tổ chức, Ban Giám khảo, Ban Trọng tài, các Tiểu ban Thư ký, Tiểu ban cơ sở vật chất và các cơ sở đào tạo tham gia Hội thi để có cơ sở thực hiện.
HCTC