Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bình Thuận nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch

16/10/2014 | 17:51

Đây là nội dung yêu cầu của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận.

Thực hiện kế hoạch công tác địa phương, ngày 01/10/2014 tại Bình Thuận, Đoàn công tác Bộ VHTTDL đã có buổi làm việc với Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận - Nguyễn Mạnh Hùng và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - Lê Tiến Phương về tình hình hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2014.

Sau khi nghe báo cáo tình hình hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2014, đề xuất, kiến nghị của Tỉnh và ý kiến phát biểu của các thành viên dự họp, Bộ trưởng kết luận:

Trong tình hình kinh tế cả nước chưa có nhiều khởi sắc, được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực, vượt qua những khó khăn, đạt được những kết quả đáng biểu dương trên trên cả 4 lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Bình Thuận là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước tổ chức quán triệt và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, tỉnh cũng là một trong địa phương trọng điểm về phát triển du lịch của khu vực phía Nam, là điểm đến hấp dẫn, an toàn,thân thiện và chất lượng. Về cơ bản, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị, góp phần đáp ứng nhu cầu sáng tạo và thụ hưởng các giá trị tinh thần của nhân dân,đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh.

Để thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Bình Thuận trong năm 2014 và những năm tiếp theo, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận quan tâm, chỉ đạo:

Về văn hoá, gia đình: Tăng cường nâng cao chất lượng Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" của Tỉnh, đi vào chiều sâu, tránh chạy theo số lượng, chủ nghĩa hình thức. Bám sát các tiêu chí về đánh giá các danh hiệu văn hóa do Bộ VHTTDL ban hành, đồng thời bổ sung các tiêu chí cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Cần sớm thực hiện quy hoạch lại quảng cáo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, tránh tình trạng quảng cáo, biển hiệu quảng cáo tràn lan, làm mất mỹ quan và môi trường đô thị du lịch xanh-sạch-đẹp.

Tăng cường chăm lo đời sống tinh thần của người dân, đưa các hoạt động nghệ thuật hướng tới vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề nghị tỉnh Bình Thuận tiếp tục duy trì và củng cố hoạt động của Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh, xem đây là hạt nhân của phong trào văn hóa, nghệ thuật của Tỉnh.

Về thể dục thể thao: Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Bình Thuận lần thứ VII năm 2014 đã được tổ chức tổ chức thành công, để lại nhiều ấn tượng đẹp với nhân dân, vận động viên và khách du lịch trong, ngoài nước. Phong trào thể thao quần chúng diễn ra sôi nổi, đều khắp với sự tham gia chủ động, tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương trong Tỉnh.

Thể thao thành tích cao đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của đoàn thể thao Việt Nam tại các đấu trường khu vực và quốc tế.

Tiếp tục nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân tập luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Phấn đấu đến năm 2020, chỉ tiêu người tập luyện thể thao thường xuyên của tỉnh đạt 30%, gia đình thể thao đạt 25% trên tổng dân số.

Tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng của phong trào thể thao học đường, thể thao trong lực lượng vũ trang. Từ đó, sàng lọc, tuyển chọn những vận động viên thể thao có tiềm năng, làm phong phú hơn nguồn vận động viên của Tỉnh.

Về du lịch: Đề nghị tỉnh Bình Thuận lưu ý về việc tổ chức thực hiện quy hoạch đầu tư du lịch; chủ động, sáng tạo và năng động trong công tác quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch. Theo đó, tỉnh cần tập trung vào các thị trường khách du lịch trọng điểm vốn có của tỉnh (Nga, Hàn Quốc), đồng thời hướng đến các thị trường mới, thị trường gần và thị trường có khả năng chi tiêu cao như Nhật Bản, Trung Đông và ASEAN.

Tăng cường khả năng liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong và ngoài khu vực để hình thành thêm những tuyến du lịch hấp dẫn, độc đáo từ kinh nghiệm liên kết với Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh với tuyến du lịch “Chợ Sài Gòn, Hoa Đà Lạt, Biển Mũi Né”.   

Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư du lịch có chất lượng. Từ đó, hình thành các dự án du lịch đẳng cấp, mang tầm quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cũng như hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn Tỉnh.

Tập trung chỉ đạo việc cải thiện môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm nhất là vào các dịp lễ, Tết.

Từ việc thành lập Trung tâm Thể thao biển quốc gia tại Bình Thuận, đề nghị tỉnh nghiên cứu về việc hình thành Trung tâm thi đấu thể thao biển. Đây sẽ là một trong những phương hướng tiềm năng để làm phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch của Tỉnh, khai thác hiệu quả giá trị của trung tâm thể thao biển quốc gia đóng trên địa bàn.

Đề nghị Tỉnh nghiên cứu, hình thành trường đua xe F1. Tăng cường công tác đào tạo nhân lực du lịch. Thường xuyên tổ chức các lớp nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ cho lực lượng lao động. Chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh và các trường du lịch của Bộ VHTTDL nhằm đa dạng hóa hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng dần yêu cầu của nhà

Về việc xây dựng sân bay Phan Thiết, đề nghị Tỉnh nghiên cứu mở rộng quy hoạch sân bay từ 500 ha lên 1000 ha, không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn định hướng cho tương lai 10 đến 20 năm sau.

Về các đề nghị cụ thể của tỉnh Bình Thuận: Giao Vụ Kế hoạch Tài chính nghiên cứu, tiếp tục phân bổ kinh phí từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để trùng tu, tôn tạo đối với các di tích là dự án chuyển tiếp trong giai đoạn trước. Riêng đối với các dự án khởi công mới, theo chỉ đạo của Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020, không khởi công mới.

Đề nghị Tỉnh triển khai Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 01/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012-2020”. Theo đó, có quy hoạch cụ thể đầu tư công trình văn hóa thuộc địa phương quản lý. Riêng đối với các dự án quy mô lớn, cần có văn bản gửi Bộ VHTTDL cho ý kiến góp ý.

Giao Tổng cục Du lịch phối hợp, hỗ trợ tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị “Hợp tác phát triển Du lịch Việt-Nga lần thứ III” tại Bình Thuận.

Ủng hộ về chủ trương đề nghị Thủ tướng xem xét đưa sân golf Phan Thiết Ocean Dunes ra khỏi danh mục quy hoạch sân golf theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020. Tuy nhiên, cần lưu ý khu đô thị này phải đảm bảo mật độ cây xanh và vùng đệm có cảnh quan phù hợp với các resort và khách sạn liền kề. Đồng thời, quan tâm tạo quỹ đất để đầu tư xây dựng đủ số lượng sân golf tại Bình Thuận theo quy hoạch các sân golf đã được phê duyệt.

CTTĐT
(nguồn TB số 3645/TB-BVHTTDL)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×