Bảo vệ di tích, di vật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
19/06/2014 | 14:45Ngày 18/6/2014, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 1989/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc bảo vệ cấp thiết di tích, di vật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
>> Bảo vệ di tích lịch sử tại huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa
Để chủ động ứng phó, bảo vệ di tích di vật liên quan đến chủ quyền biển đảo trước việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan nước sâu thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các cơ quan chức năng và Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:
Kiểm kê, lập danh mục tất cả các hiện vật, đồ thờ trong các di tích Đình An Vĩnh, Đền thờ Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa… liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam như hoành phi, câu đối, sắc phong, văn bản Hán Nôm và đề xuất kế hoạch bảo vệ an toàn nghiêm ngặt, không để mất mát, hư hỏng hiện vật trong di tích; phân công trách nhiệm cụ thể đến từng cấp chính quyền và từng cá nhân trong việc bảo vệ cấp thiết di tích do mình quản lý; tiếp tục sưu tầm, bảo quản và phối hợp với cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với các tài liệu liên quan đến vấn đề lịch sử, biển đảo của Tổ quốc hiện đang được lưu giữ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Rà soát danh mục kiểm kê di tích, lựa chọn để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, xếp hạng khẩn cấp các di tích có ý nghĩa liên quan đến chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia.
Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của các công trình di tích Đình An Vĩnh, Đền thờ Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, có kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp di tích.
TTĐT
Để chủ động ứng phó, bảo vệ di tích di vật liên quan đến chủ quyền biển đảo trước việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan nước sâu thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các cơ quan chức năng và Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:
Kiểm kê, lập danh mục tất cả các hiện vật, đồ thờ trong các di tích Đình An Vĩnh, Đền thờ Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa… liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam như hoành phi, câu đối, sắc phong, văn bản Hán Nôm và đề xuất kế hoạch bảo vệ an toàn nghiêm ngặt, không để mất mát, hư hỏng hiện vật trong di tích; phân công trách nhiệm cụ thể đến từng cấp chính quyền và từng cá nhân trong việc bảo vệ cấp thiết di tích do mình quản lý; tiếp tục sưu tầm, bảo quản và phối hợp với cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với các tài liệu liên quan đến vấn đề lịch sử, biển đảo của Tổ quốc hiện đang được lưu giữ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Rà soát danh mục kiểm kê di tích, lựa chọn để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, xếp hạng khẩn cấp các di tích có ý nghĩa liên quan đến chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia.
Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của các công trình di tích Đình An Vĩnh, Đền thờ Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, có kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp di tích.
TTĐT