Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình

07/05/2020 | 12:15

Triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 – 2030; Lấy ý kiến vào Dự thảo Đề án "Bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2020 - 2025"; Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Đề án "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Sơn La đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững" là những thông tin văn hóa tiêu biểu tại một số tỉnh Tây Bắc Bộ.

Triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 – 2030

UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 – 2030.

Mục tiêu đặt ra là tổ chức sưu tầm, kiểm kê, bổ sung các tài liệu, các tư liệu văn hóa phi vật thể, các hiện vật liên quan đến các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; bảo quản cấp thiết đối với các tài liệu, hiện vật quý hiếm (đã có hoặc mới sưu tầm); Hoàn thành việc lập danh mục, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đang tồn tại trong cộng đồng 5 dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình; Lập hồ sơ khoa học 10 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Hoàn thành đề án hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường Hòa Bình đề nghị Chính phủ trình tổ chức UNESCO thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; Tổ chức thực hiện một số dự án truyền dạy các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu như: Nghệ thuật chiêng Mường; kết cấu và cách dựng nhà sàn dân tộc Mường truyền thống; nghệ thuật hát Thường đang, bộ mẹng dân tộc Mường; lịch cổ dân tộc Mường và cách sử dụng; nghệ thuật hát Khắp dân tộc Tày, dân tộc Thái...Biên soạn, xuất bản, phát hành các ấn phẩm giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình; Tổ chức tập huấn chuyên sâu về kỹ năng tác nghiệp công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, trình diễn, tuyên truyền di sản văn hóa phi vật thể cho cán bộ các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các huyện, thành phố.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa/Nguồn: Báo Hòa Bình

Việc triển khai Đề án sẽ được thực hiện trên các đối tượng là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của 05 dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hòa Bình: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông tại địa bàn 10 huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình. Thời gian thực hiện từ năm 2020 đến năm 2030.

Các nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là: Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể từ tỉnh đến cơ sở. Cử cán bộ chuyên môn, có liên quan trực tiếp thực hiện công tác kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.; Triển khai công tác sưu tầm, theo quy trình nhằm bổ sung, bảo quản tốt các tài liệu, hiện vật quý hiếm là di sản văn hóa phi vật thể truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Nhận diện và xác định giá trị về tên gọi, loại hình, chủ thể, địa điểm, không gian văn hóa, sức sống, đặc điểm và các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di sản văn hóa truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số; lập hồ sơ lưu giữ phục vụ việc nghiên cứu và bảo tồn lâu dài.

Lấy ý kiến vào Dự thảo Đề án "Bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2020 - 2025"

Theo thông tin được đăng tải trên Cổng TTĐT tỉnh Lai Châu, ngày 6/5, Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến vào Dự thảo Đề án "Bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2020 - 2025" đã diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng.

Dự thảo Đề án "Bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2020 - 2025" nhằm bảo tồn, khôi phục bản sắc văn hóa đặc sắc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã khẳng định sự cần thiết của Đề án. Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng nhấn mạnh: Việc triển khai Đề án "Bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2020 - 2025" là rất cần thiết, do vậy Đề án cần phải có sự thống nhất cao; Đồng thời, yêu cầu đổi lại tên Đề án thành "Bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của một số dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2020 – 2025"; …

Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Đề án "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Sơn La đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững"

Theo thông tin được đăng tải trên Báo Sơn La, Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Đề án "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Sơn La đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững" đã diễn ra vào ngày 4/5.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những ý kiến đóng góp về sự cần thiết và một số nội dung liên quan đến Đề án.

Trong đó, các đóng góp đã tập trung vào một số nội dung chính như: Xây dựng và phát triển văn hóa con người Sơn La theo các yếu tố truyền thống; nghiên cứu, bổ sung những điểm mới, yếu tố mới, sáng tạo, bứt phá trong xây dựng và phát triển văn hóa con người Sơn La trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước; xác định các nhiệm vụ trọng tâm; phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Sơn La: Xây dựng con người phát triển toàn diện...

Hằng Đinh (T/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×