Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bảo tồn trang phục truyền thống của người Dao Quần chẹt

10/11/2020 | 14:38

Bộ VHTTDL vừa phối hợp với Sở VHTTDL và UBND huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa tổ chức lớp tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiếu số và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể về trang phục của người Dao Quần chẹt tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Với sự tham dự của 70 người là nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng và các học viên người Dao Quần chẹt tại địa phương.

Bảo tồn trang phục truyền thống của người Dao Quần chẹt - Ảnh 1.

Các học viên tham gia lớp tập huấn

Đây là hoạt động nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18.1.2019 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thông các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; Quyết định số 3002 /QĐ-BVHTTDL ngày 20.10.2020 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc Tổ chức tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiếu số và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể về trang phục của người Dao Quần chẹt tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Thông qua khóa tập huấn, các học viên thu được rất nhiều kiến thức bổ ích trong việc nâng cao ý thức trao truyền – tiếp nhận về kĩ năng truyền đạt cho các thế hệ người Dao Quần chẹt, đặc biệt là giới trẻ hiểu rằng: trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế với thay đổi hàng ngày do tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ mang lại, chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trở thành các sản phẩm phục vụ và thu hút du khách tạo điểm nhấn để phát triển du lịch, góp phần tạo nguồn thu bền vững phát triển kinh tế xã hội.

Bảo tồn trang phục truyền thống của người Dao Quần chẹt - Ảnh 2.

Các nghệ nhân thực hành kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống

Tại lớp tập huấn, các học viên đã thảo luận các câu hỏi của báo cáo viên về nâng cao năng lực về công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số; trang bị phương pháp, kỹ năng tổ chức bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống cho các nghệ nhân, người có uy tín, học viên là người dân tộc thiểu số; thực hiện bảo tồn kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao Quần chẹt huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa; phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, những nét đẹp của trang phục của người Dao Quần chẹt, Thanh Hóa. Đồng thời các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu được lắng nghe bà con trình bày những đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa về kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao Quần chẹt tại Thanh Hóa phù hợp với điều kiện kinh tế và phong tục, tập quán của địa phương. Từ đó động viên, khích lệ đồng bào nâng cao ý thức, tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch có hiệu quả.

Cho đến ngày nay, đồng bào dân tộc Dao Quần chẹt huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ được khá nhiều nét văn hóa truyền thống, tuy nhiên, nhưng độc đáo hơn cả là trang phục phụ nữ, chữ viết và các làn điệu dân ca, dân vũ....là nền tảng vững chắc để người Dao tồn tại và phát triển bền vững cùng các dân tộc anh em. Có những nét văn hóa đến nay vẫn được lưu giữ nguyên vẹn, nhưng trước sự phát triển của kinh tế-xã hội chung, nhiều giá trị văn hóa truyền thồng đã và đang dần bị mai một.

Bảo tồn trang phục truyền thống của người Dao Quần chẹt - Ảnh 3.

Các nghệ nhân thực hành kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống

Ban tổ chức cho biết, thông qua đợt tập huấn này, sẽ giúp cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, đặc biệt là đồng bào dân tộc Dao Quần chẹt tại Ngọc Lặc, Thanh Hóa- chủ thể văn hóa có kế hoạch xây dựng dự án, triển khai tổng kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống trên địa bàn. Bằng các việc làm cụ thể như, tổ chức liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số; bảo tồn, khôi phục và phát huy di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số; tổ chức phục dựng một số mẫu trang phục truyền thống. Mở lớp tập huấn về phương pháp bảo tồn, kỹ năng và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn liên quan đến trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác bảo tồn trang phục truyền thống của các dân tộc bằng nhiều hình thức phù hợp như: tổ chức mặc trang phục truyền thống tại các trường dân tộc nội trú, khuyến khích công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số tại các cơ quan, đơn vị mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ, tết, liên hoan văn hóa các dân tộc... Từng bước, giới thiệu, quảng bá sản phẩm trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tới trở thành một sản phẩm thu hút du khách trong và ngoài nước. Cùng với đó là ban hành cơ chế, chính sách cho các nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và trang phục truyền thống nói riêng của dân tộc Dao Quần chẹt Ngọc Lặc tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa của Thanh Hóa.

Bảo tồn trang phục truyền thống của người Dao Quần chẹt - Ảnh 4.

Các học viên tại lớp tập huấn

Cùng với việc thực hiện kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ trong việc thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thông các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Dao Quần chẹt tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa đã góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số, đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn vào cuộc sống, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Nhân dịp này, Bộ VHTTDL đã hỗ trợ nguyên liệu, vật tư phục vụ thực hành kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống cho đồng bào người Dao Quần chẹt tại các xã Hạ Sơn, Thạch Lập và Phùng Giáo huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa.

Theo Báo Văn hóa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×