Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bảo tồn nghệ thuật múa dân gian các dân tộc Điện Biên gắn với phát triển du lịch

14/10/2021 | 16:00

Nghệ thuật múa dân gian truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên được bảo tồn, lưu giữ, phát huy giá trị qua nhiều thế hệ. Đây là di sản văn hóa giàu giá trị, chứa đựng bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc cần được quan tâm gìn giữ, từ đó tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc.

Bảo tồn nghệ thuật múa dân gian các dân tộc Điện Biên gắn với phát triển du lịch - Ảnh 1.

Tiết mục múa, cút piêu- dân tộc Thái, ngành Thái đen

Xuất phát từ quan điểm đó, mới đây Sở VHTTDL, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh Điện Biên và các đơn vị liên quan đã đã tổ chức triển khai đề tài nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn nghệ thuật múa dân gian các dân tộc tỉnh Điện Biên phục vụ phát triển du lịch, đồng thời nghiệm thu 10 tiết mục, thể hiện các điệu múa đặc trưng của 5 dân tộc đại diện là Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì.

Hiện nay, nghệ thuật múa dân gian các dân tộc tỉnh Điện Biên đang đứng trước nguy cơ mất bản sắc, thất truyền, những người nắm giữ di sản truyền thống-chủ thể văn hóa đa phần đều đã già yếu; rất nhiều điệu múa, dân ca, dân vũ chỉ còn tồn tại trong trí nhớ của người già, hoặc mai một hẳn, không ai còn nhớ đến. Nếu không kịp thời khai thác, tiếp thu lưu giữ rất có thể nhiều di sản văn hóa phi vật thể sẽ mai một, biến đổi thậm chí biến mất, không có khả năng phục hồi, đặc biệt là giới trẻ, thanh niên các dân tộc sẽ ít còn cơ hội tiếp cận được những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Bảo tồn nghệ thuật múa dân gian các dân tộc Điện Biên gắn với phát triển du lịch - Ảnh 2.

Tiết mục múa, Nón Thái-dân tộc Thái ngành Thái trắng

Qua 6 tháng triển khai, nhóm thực hiện đề tài đã phối hợp với các nghệ sĩ, nghệ nhân và những người có am hiểu về múa dân gian, sưu tầm, thu thập tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau phục dựng, bảo tồn 10 tiết mục, thể hiện các điệu múa đặc trưng của 5 dân tộc đại diện là Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì. Đây là những dân tộc có đặc trưng văn hóa riêng hết sức độc đáo, có nền nghệ thuật trình diễn dân gian phong phú, giàu bản sắc truyền thống và đã đón nhận được nhiều sự quan tâm, yêu mến của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên cũng như bạn bè, du khách trong và ngoài nước.

Các tiết mục được phục dựng, bảo tồn đều là những điệu múa truyền thống được sưu tầm, lưu truyền trong dân gian, đảm bảo khai thác âm nhạc, đạo cụ và trang phục truyền thống của cộng đồng dân tộc. Qua đó, nhóm đề tài mong muốn mang lại cảm nhận chân thực và cái nhìn sâu hơn về di sản văn hóa, đồng thời đây sẽ là tư liệu khoa học đáp ứng cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa gắn với phát triển du lịch hiện nay và những năm tiếp theo, góp phần phát triển phong trào văn hóa cơ sở, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp kinh tế - văn hóa - xã hội.

Bảo tồn nghệ thuật múa dân gian các dân tộc Điện Biên gắn với phát triển du lịch - Ảnh 3.

Tiết mục múa, Hội xuân- dân tộc Hà Nhì

Bảo tồn nghệ thuật múa dân gian các dân tộc Điện Biên gắn với phát triển du lịch - Ảnh 4.

Tiết mục múa Tiếng chuông ngày hội, dân tộc Dao (ngành Dao Khâu)

Việc nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn nghệ thuật múa dân gian các dân tộc Điện Biên phục vụ phát triển du lịch là một việc rất kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của đồng bào các dân tộc - chủ thể văn hóa trong việc gìn giữ các di sản văn hóa quý báu của cha ông. Đồng thời, các cấp ngành, địa phương, nhà quản lý, những người làm công tác nghiên cứu văn hóa cần có giải pháp vừa bảo tồn, vừa phát huy các giá trị nghệ thuật múa dân gian các dân tộc Điện Biên, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Theo Báo Văn hóa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×