Báo cáo tình hình hoạt động của các Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài
28/06/2012 | 11:18(VP) – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 1683/BVHTTDL-HTQT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của các Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài.
Qua thực tiễn khai thác và quản lý, Bộ VHTTDL khẳng định việc xây dựng các Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài là chủ trương đúng và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Các Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, quy chế và pháp luật của hai nước; triển khai kịp thời các hoạt động chuyên môn theo kế hoạch được phê duyệt, đạt chất lượng và hiệu quả cao; việc tổ chức hoạt động, quản lý cơ quan ở ngoài nước được thực hiện đúng quy định hiện hành; việc phối hợp với các Cục, Vụ, các đơn vị trong nước, cơ quan đại diện ở nước sở tại và các cơ quan bạn chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc và có hiệu quả.
Các Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài thực sự trở thành cầu nối trong quan hệ văn hoá đối ngoại; là điểm đến tin cậy cho cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc và bạn bè quốc tế có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về đất nước, con người và truyền thống văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Hoạt động của các Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài góp phần tích cực vào thành công chung của hoạt động ngoại giao Việt Nam trên con đường hội nhập và phát tnển.
Báo cáo cũng nêu lên thực trạng khai thác và quản lý các Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Viêng Chăn (Lào) và tại Paris (Pháp). Theo đó, với chức năng, nhiệm vụ được giao, các Trung tâm đã triển khai nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hiệu quả đến bạn bè thế giới và cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc.
Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Viêng Chăn (Lào): Trải qua quá trình trên 17 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm đã góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp trên lĩnh vực Thông tin, Văn hóa, Thể thao và Du lịch giữa hai nước, tăng cường sự hiểu biết của nhân dân Lào với Việt Nam; góp phần xây dựng mối quan hệ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc.
Hàng năm, Trung tâm phối hợp với các tổ chức, cơ quan của bạn và cộng đồng người Việt Nam tại Lào, các Sở Thông tin, Văn hoá và Du lịch Lào, Tổng Lãnh sự quán việt Nam ở các địa phương của Lào tổ chức các hoạt động triển lãm ảnh, chiếu phim và giao lưu nghệ thuật nhân các sự kiện chính trị, các ngày lễ kỷ niệm của hai nước. Các hoạt động tiêu biểu gồm: Tổ chức Triển lãm phục vụ các sự kiện chính trị, ngoại giao gắn với các ngày kỷ niệm của hai nước như Hội báo Xuân 2011; Triển lãm sách báo Mùa Xuân hữu nghị Việt - Lào 2012...; phát động cuộc vận động sáng tác ca khúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người đạt kết quả tốt. Cho đến nay, đây là cuộc vận động sáng tác về Hồ Chủ tịch ở nước ngoài thành công nhất; Tổ chức các buổi chiếu phim Việt Nam phục vụ bạn Lào nhân dịp những ngày lễ lớn của hai nước.
Phối hợp với các Viện nghiên cứu, các Trường Văn hoá Việt Nam và các đối tác của Lào tổ chức các Hội thảo khoa học: Hội thảo về hợp tác văn hoá Lào - Việt Nam; Hội thảo về Văn hoá thông tin trong bối cảnh hội nhập và phát triển giữa Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam và Viện Văn hoá - Đại chúng Lào...
Giúp đỡ và hỗ trợ lưu học sinh Việt Nam tại Đại học quốc gia Lào xây dựng các chương trình sinh hoạt văn hoá nghệ thuật; tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá với sinh viên, với cộng đồng người Việt Nam tại Lào, phục vụ việc học tập tiếng Lào của lưu học sinh và học tiếng Việt cho học sinh Lào.
Chăm lo xây dựng các câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ trong cộng đồng người Việt Nam tại Lào; Phối hợp với các đoàn nghệ thuật của Việt Nam tổ chức các đợt biểu diễn và giao lưu nghệ thuật ở Thủ đô Viêng Chăn và các địa phương; Phối hợp tổ chức các Tuần Văn hoá Việt Nam tại Lào.
Đặc biệt, nhân năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012 đã tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng báo chí hiện đại cho 30 phóng viên báo chí của các cơ quan báo trung ương và địa phương của Lào để phục vụ công tác tuyên truyền; tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Việt cho cán bộ ngành Thông tin, Văn hóa và Du lịch của Lào gồm 35 cán bộ tham dự.
Thường xuyên mở cửa duy trì các hoạt động tại Trung tâm để phục vụ cán bộ, nhân dân Lào, Việt Nam và khách quốc tế đến đọc tài liệu ở thư viện, xem triển lãm, xem truyền hình và phim Việt Nam. Ngoài ra, Trung tâm cũng là điểm đến thu hút số lượng lớn công nhân, lao động phổ thông Việt Nam làm việc tại Lào đến sinh hoạt, cập nhật thông tin trong nước.
Hơn 17 năm qua, cán bộ nhân viên Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Lào qua các thời kỳ đã cố gắng, tận tuy thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý. Cơ quan đoàn kết cùng nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, luôn quan tâm thực hiện đầy đủ chế độ chính sách, các quy định và chức trách cá nhân cụ thể, có trách nhiệm chính rõ ràng; quản lý tốt nhân sự và lao động. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ xây dựng các văn bản về chức năng nhiệm vụ, quy chế quản lý, quy chế dân chủ và tổ chức phong trào thi đua hàng năm; xây dựng kế hoạch công tác và các văn bản khác phục vụ việc quản lý và tổ chức hoạt động đối ngoại…Quản lý tốt tài sản, ngân sách của Trung tâm, phục vụ kịp thời cho hoạt động chuyên môn. Hàng năm thanh quyết toán kịp thời, đúng chế độ. Không có hiện tượng tham ô, lãng phí. Trên tinh thần tiết kiệm, không lãng phí, thường xuyên tu bổ cơ sở vật chất, sắm trang thiết bị, từng bước làm cho bộ mặt của Trung tâm khang trang hơn.
Thực trạng khai thác và quản lý Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris (Cộng hòa Pháp): Từ khi tiếp nhận tòa nhà trụ sở tháng 9/2008, hàng năm, Trung tâm đều lập kế hoạch năm và đã tổ chức thực hiện trung bình khoảng 20 hoạt động văn hóa nghệ thuật có quy mô và chất lượng tại trụ sở Trung tâm và tại các thiết chế văn hóa khác trên địa bàn, gồm:
Mỗi năm, tổ chức hàng chục cuộc triển lãm. Ngoài các cuộc trong nước chuẩn bị và gửi sang, Trung tâm đã chọn lọc, giới thiệu các.các tác phẩm của các họa sỹ sở tại, kể cả các họa sỹ, nhà nhiếp ảnh không mang quốc tịch Việt Nam (triển lãm ảnh của Xavier Nory về Mỹ Sơn, Gerard Domise về dân tộc thiểu số, Pat Cam về Hà Nội, Đỗ Thân về tranh trên giấy dó, Nguyễn Văn Tâm về tranh Galbisme…).
Nhiều chương trình nghệ thuật đã được tổ chức thực hiện tại trung tâm và nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn. Hầu hết các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống do trong nước gửi sang (âm nhạc và múa truyền thống, cải lương, chèo, quan họ, ca trù, tuồng…) đã được Trung tâm khai thác triệt để, phát huy hiệu quả, tiết kiệm kinh phí. Đặc biệt, phối hợp tổ chức thành công “Tháng Việt Nam tại Pháp năm 2011” gồm Hội chợ Tour và Tháng Việt Nam tại Lorient. Đây là hoạt động giới thiệu sâu sắc, toàn diện và đa dạng về đất nước, con người Việt Nam tới công chúng Pháp qua chuỗi các sự kiện có quy mô lớn.
Năm 2009-2010, nhiều đợt chiếu phim Việt Nam, mỗi đợt kéo đài khoảng 2 tháng đã được tổ chức cho hàng trăm người đến xem, trong đó có nhiều khán giả Pháp. Các bộ phim tài liệu kinh điển, các phim truyện Việt Nam sản xuất gần đây đã được giới thiệu với công chúng tại phòng chiếu phim của Trung tâm.
Các cuộc tọa đàm bàn tròn, nói chuyện và hội thảo đã diễn ra về các chủ đề về Việt Nam, danh nhân văn hoá Việt Nam, văn hoá, lịch sử Việt Nam. Tham gia các chương trình hợp tác với các địa phương (Hội chợ quốc tế, Hội báo Nhân đạo, các sự kiện giới thiệu Việt Nam…) thu hút rất đông khách thăm quan.
Một không gian văn hoá Việt Nam với khoảng 20 bộ triển lãm ảnh, tranh, trong đó có gian Hồ Chí Minh với tượng đồng của Bác và một gian văn hoá vật thể cũng đã được thiết lập, phục vụ cho mục đích tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam. Không gian các lớp học cũng đã được mở với nhiều phòng chức năng và được gắn tên văn hóa, là nơi học tập tiếng Việt, nghệ thuật và sinh hoạt thường kỳ. Các lớp tiếng Việt, nghê thuật và võ cổ truyển Việt Nam tiếp tục được duy trì hàng tuần.
Trung tâm thực sự trở thành mái nhà chung để mỗi người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Pháp tìm đến, chia sẻ và sinh hoạt. Cộng đồng người Việt tại Pháp là một trong những cộng đồng lớn, có bề dày lịch sử và có nhiều chi nhánh, hội đoàn: Hội công nhân, Hội thương gia, Hội thanh niên Việt kiều, Ban thanh thiếu niên - thiếu nhi, Hội sinh viên, các tổ chức hội đoàn hoạt động vì Việt Nam (các hội ái hữu, hội dioxin, chất độc da cam...), các nhóm nhạc, khiêu vũ, võ cổ truyền Việt Nam... đã đến với Trung tâm. Họ đều nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, có hiệu quả và chính họ đã trở thành những cánh tay nối dài của Trung tâm, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa nghệ thuật Việt Nam không chỉ đối với bạn bè Pháp, mà trong cả châu Âu.
Trung tâm đã dành cho các Hội đoàn liên quan đến Việt Nam các điều kiện về địa điểm, trang thiết bị để tổ chức sinh hoạt thường kỳ: Sinh hoạt văn hoá, hội họp, khiêu vũ, ca hát, đón tiếp gặp gỡ sinh viên (UEVF), tập văn nghệ (UJVF), các triển lãm, hội thảo, trưng bày và bán hàng lưu niệm vì mục đích nhân đạo (Hội Vì trẻ em Việt Nam nhiễm Dioxin, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Du lịch Réseau Archimede, Hội Diện chẩn Paris…). Đặc biệt, Trung tâm đã tiếp nhận, bảo quản kho tư liệu của CID Việt Nam (Trung tâm Tư liệu về Việt Nam ngày nay). Hàng trăm cuốn sách quý về khoa học, công nghệ, thông tin đã được tiếp nhận từ Việt kiều tâm huyết với đất nước, Trung tâm đang có kế hoạch chuyển về nước.
Mối quan hệ hợp tác với Diễn đàn các Trung tâm Văn hóa nước ngoài tại Paris (FICEP, bao gồm 46 thành viên là các Trung tâm văn hóa nước ngoài tại Paris) ngày càng được thắt chặt trong các kế hoạch, nội dung quảng bá hình ảnh Việt Nam trên Website, trên tạp chí của FICEP. Kể từ khi tham gia chính thức năm 2011, Trung tâm đã triển khai phối hợp tổ chức các hoạt động chung trong khuôn khổ này: Các chương trình Portes Ouvertes (Những ngày mở cửa thường xuyên), Đêm trắng, Đêm bảo tàng, ngày Tiếng Việt, ngày hội Di sản…
Trung tâm đã có các mối quan hệ trực tiếp và duy trì liên hệ thường xuyên với các Nhà văn hóa, Trung tâm Văn hóa một số nước châu Á và tham gia điều đặn các cuộc triển lãm tranh, ảnh, chiếu phim của Trung tâm Văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… tại Pháp. Hàng năm, nhân ngày quốc tế Pháp ngữ, Trung tâm đã phối hợp với Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO tại Pháp đưa các phim tham gia Liên hoan phim Pháp ngữ; gửi các bức ảnh về di sản của Việt Nam để tham gia triển lãm ảnh di sản quốc tế các quốc gia thành viên UNESCO.
Trung tâm cũng đã tích cực hỗ trợ các đoàn công tác trong nước sang Pháp và châu Âu làm việc, biểu diễn, giao lưu, gặp gỡ cho các đoàn lãnh đạo Bộ, các vụ, cục, viện, các đơn vị… Đặc biệt, Trung tâm đã đón tiếp nhiều đoàn cấp cao trong nước sang thăm và chỉ đạo.
Công tác quản lý:
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của Trung tâm được tổ chức khai thác và phát huy công năng sử dụng. Từ một ngôi nhà để trống mấy năm, Trung tâm đã tiến hành sủa chữa, khôi phục các hạng mục quan trọng như thang máy, hệ thống sưởi, các lớp học, hệ thống thông tin liên lạc. Trung tâm cũng đã huy động cán bộ lao động ngoài giờ làm việc tự xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công năng sử dụng chính: phòng triển lãm, phòng đọc sách, phòng chiếu phim, phòng khách, chỗ ở cho cán bộ quản lý, xin tài trợ nhiều vật tư đồ dung văn phòng có giá trị… Đến nay, diện tích toà nhà đã cơ bản được lấp đầy.
Xây dựng nội bộ đoàn kết, quản lý cơ quan thực híện tốt các nhiệm vụ được giao; quản lý tốt nhân sự và lao động; thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo quy định.
Một số kiến nghị, đề xuất:
Là một thiết chế văn hóa ở nước ngoài, các Trung tâm có tính chất đặc thù, có đối tượng và nội dung phục vụ rất đa dạng, phong phú, khác với các cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài thuần túy chỉ là văn phòng làm việc. Vì vậy, cần có cơ chế riêng cho việc đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài nhằm đảm bảo tính nhất quán về quy mô, công năng sử dụng, cách tổ chức khai thác, quản lý. Bộ VHTTDL sẽ trình các dự án đầu tư cụ thể theo Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2009 và Công văn số 34/TTg-KTN ngày 15 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2009.
Giai đoạn 2011-2020, Bộ VHTTDL kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề án đầu tư xây dựng các Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Australia. Cho phép nghiên cứu đề xuất việc triển khai lập đề án xây dựng một Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại các nước Bắc Âu (Na Uy, Thuy Điển hoặc Đan Mạch).
Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Viêng Chăn (CHDCND Lào) thành lập cách đây 17 năm trên cơ sở thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào. Trụ sở Trung tâm hiện nay có diện tích rất nhỏ, hẹp; tình trạng ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng. Trung tâm nằm giữa khu phố đi bộ, không được cơi nới, cải tạo; không có chỗ để xe ô tô. Do vậy, với vị trí hiện tại không còn phù hợp với một Trung tâm Văn hóa. Thời gian vừa qua, phía ta đã nhiều lần đặt vấn đề với bạn cấp cho một địa điểm khác phù hợp hơn để xây dựng Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Lào xứng tầm với quan hệ giữa hai nước. Theo Trung tâm báo cáo về phía bạn đang xem xét đề nghị của ta. Khi có kết quả, Bộ VHTTDL sẽ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án Cải tạo nhà làm trụ sở Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris (Cộng hòa Pháp): Năm 2011, Dụ án đã được bố trí vốn để chuẩn bị đầu tư, Chủ đầu tư đang khấn trương hoàn thiện các thủ tục theo quy định hiện hành, dự kiến hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2012 và khởi công xây dựng vào năm 2013.
Trước mắt, để thuận lợi trong việc triển khai Dự án Cải tạo nhà làm Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, tránh mất nhiều thời gian và chi phí trong việc lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án, Bộ VHTTDL kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định thầu và các gói thầu tư vấn, mua sắm thiết bị, trang trí nội ngoại thất (là những gói thầu các nhà thầu Việt Nam có khả năng tham gia); lựa chọn nhà thầu theo quy định (tiền lệ) của nước sở tại các gói thầu xây dựng công trình (là các gói thầu phía Việt Nam rất khó tham gia tại địa bàn Pháp).
Tính đến tháng 5/2012, Việt Nam có hai Trung tâm Văn hóa đang hoạt động tại nước ngoài gồm Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Viêng Chăn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris (Cộng hòa Pháp) do Bộ VHTTDL quản lý.
Trung tâm có chức năng tổ chức, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá văn hoá, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ở nước ngoài; xúc tiến du lịch, hỗ trợ các hoạt động thể thao; phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, tăng cường hiểu biết của nhân dân quốc gia tiếp nhận với Việt Nam; thông tin tình hình kinh tế-xã hội, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng mối quan hệ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc.
HCTC
Các Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài thực sự trở thành cầu nối trong quan hệ văn hoá đối ngoại; là điểm đến tin cậy cho cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc và bạn bè quốc tế có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về đất nước, con người và truyền thống văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Hoạt động của các Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài góp phần tích cực vào thành công chung của hoạt động ngoại giao Việt Nam trên con đường hội nhập và phát tnển.
Báo cáo cũng nêu lên thực trạng khai thác và quản lý các Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Viêng Chăn (Lào) và tại Paris (Pháp). Theo đó, với chức năng, nhiệm vụ được giao, các Trung tâm đã triển khai nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hiệu quả đến bạn bè thế giới và cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc.
Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Viêng Chăn (Lào): Trải qua quá trình trên 17 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm đã góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp trên lĩnh vực Thông tin, Văn hóa, Thể thao và Du lịch giữa hai nước, tăng cường sự hiểu biết của nhân dân Lào với Việt Nam; góp phần xây dựng mối quan hệ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc.
Hàng năm, Trung tâm phối hợp với các tổ chức, cơ quan của bạn và cộng đồng người Việt Nam tại Lào, các Sở Thông tin, Văn hoá và Du lịch Lào, Tổng Lãnh sự quán việt Nam ở các địa phương của Lào tổ chức các hoạt động triển lãm ảnh, chiếu phim và giao lưu nghệ thuật nhân các sự kiện chính trị, các ngày lễ kỷ niệm của hai nước. Các hoạt động tiêu biểu gồm: Tổ chức Triển lãm phục vụ các sự kiện chính trị, ngoại giao gắn với các ngày kỷ niệm của hai nước như Hội báo Xuân 2011; Triển lãm sách báo Mùa Xuân hữu nghị Việt - Lào 2012...; phát động cuộc vận động sáng tác ca khúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người đạt kết quả tốt. Cho đến nay, đây là cuộc vận động sáng tác về Hồ Chủ tịch ở nước ngoài thành công nhất; Tổ chức các buổi chiếu phim Việt Nam phục vụ bạn Lào nhân dịp những ngày lễ lớn của hai nước.
Phối hợp với các Viện nghiên cứu, các Trường Văn hoá Việt Nam và các đối tác của Lào tổ chức các Hội thảo khoa học: Hội thảo về hợp tác văn hoá Lào - Việt Nam; Hội thảo về Văn hoá thông tin trong bối cảnh hội nhập và phát triển giữa Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam và Viện Văn hoá - Đại chúng Lào...
Giúp đỡ và hỗ trợ lưu học sinh Việt Nam tại Đại học quốc gia Lào xây dựng các chương trình sinh hoạt văn hoá nghệ thuật; tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá với sinh viên, với cộng đồng người Việt Nam tại Lào, phục vụ việc học tập tiếng Lào của lưu học sinh và học tiếng Việt cho học sinh Lào.
Chăm lo xây dựng các câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ trong cộng đồng người Việt Nam tại Lào; Phối hợp với các đoàn nghệ thuật của Việt Nam tổ chức các đợt biểu diễn và giao lưu nghệ thuật ở Thủ đô Viêng Chăn và các địa phương; Phối hợp tổ chức các Tuần Văn hoá Việt Nam tại Lào.
Đặc biệt, nhân năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012 đã tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng báo chí hiện đại cho 30 phóng viên báo chí của các cơ quan báo trung ương và địa phương của Lào để phục vụ công tác tuyên truyền; tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Việt cho cán bộ ngành Thông tin, Văn hóa và Du lịch của Lào gồm 35 cán bộ tham dự.
Thường xuyên mở cửa duy trì các hoạt động tại Trung tâm để phục vụ cán bộ, nhân dân Lào, Việt Nam và khách quốc tế đến đọc tài liệu ở thư viện, xem triển lãm, xem truyền hình và phim Việt Nam. Ngoài ra, Trung tâm cũng là điểm đến thu hút số lượng lớn công nhân, lao động phổ thông Việt Nam làm việc tại Lào đến sinh hoạt, cập nhật thông tin trong nước.
Hơn 17 năm qua, cán bộ nhân viên Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Lào qua các thời kỳ đã cố gắng, tận tuy thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý. Cơ quan đoàn kết cùng nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, luôn quan tâm thực hiện đầy đủ chế độ chính sách, các quy định và chức trách cá nhân cụ thể, có trách nhiệm chính rõ ràng; quản lý tốt nhân sự và lao động. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ xây dựng các văn bản về chức năng nhiệm vụ, quy chế quản lý, quy chế dân chủ và tổ chức phong trào thi đua hàng năm; xây dựng kế hoạch công tác và các văn bản khác phục vụ việc quản lý và tổ chức hoạt động đối ngoại…Quản lý tốt tài sản, ngân sách của Trung tâm, phục vụ kịp thời cho hoạt động chuyên môn. Hàng năm thanh quyết toán kịp thời, đúng chế độ. Không có hiện tượng tham ô, lãng phí. Trên tinh thần tiết kiệm, không lãng phí, thường xuyên tu bổ cơ sở vật chất, sắm trang thiết bị, từng bước làm cho bộ mặt của Trung tâm khang trang hơn.
Thực trạng khai thác và quản lý Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris (Cộng hòa Pháp): Từ khi tiếp nhận tòa nhà trụ sở tháng 9/2008, hàng năm, Trung tâm đều lập kế hoạch năm và đã tổ chức thực hiện trung bình khoảng 20 hoạt động văn hóa nghệ thuật có quy mô và chất lượng tại trụ sở Trung tâm và tại các thiết chế văn hóa khác trên địa bàn, gồm:
Mỗi năm, tổ chức hàng chục cuộc triển lãm. Ngoài các cuộc trong nước chuẩn bị và gửi sang, Trung tâm đã chọn lọc, giới thiệu các.các tác phẩm của các họa sỹ sở tại, kể cả các họa sỹ, nhà nhiếp ảnh không mang quốc tịch Việt Nam (triển lãm ảnh của Xavier Nory về Mỹ Sơn, Gerard Domise về dân tộc thiểu số, Pat Cam về Hà Nội, Đỗ Thân về tranh trên giấy dó, Nguyễn Văn Tâm về tranh Galbisme…).
Nhiều chương trình nghệ thuật đã được tổ chức thực hiện tại trung tâm và nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn. Hầu hết các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống do trong nước gửi sang (âm nhạc và múa truyền thống, cải lương, chèo, quan họ, ca trù, tuồng…) đã được Trung tâm khai thác triệt để, phát huy hiệu quả, tiết kiệm kinh phí. Đặc biệt, phối hợp tổ chức thành công “Tháng Việt Nam tại Pháp năm 2011” gồm Hội chợ Tour và Tháng Việt Nam tại Lorient. Đây là hoạt động giới thiệu sâu sắc, toàn diện và đa dạng về đất nước, con người Việt Nam tới công chúng Pháp qua chuỗi các sự kiện có quy mô lớn.
Năm 2009-2010, nhiều đợt chiếu phim Việt Nam, mỗi đợt kéo đài khoảng 2 tháng đã được tổ chức cho hàng trăm người đến xem, trong đó có nhiều khán giả Pháp. Các bộ phim tài liệu kinh điển, các phim truyện Việt Nam sản xuất gần đây đã được giới thiệu với công chúng tại phòng chiếu phim của Trung tâm.
Các cuộc tọa đàm bàn tròn, nói chuyện và hội thảo đã diễn ra về các chủ đề về Việt Nam, danh nhân văn hoá Việt Nam, văn hoá, lịch sử Việt Nam. Tham gia các chương trình hợp tác với các địa phương (Hội chợ quốc tế, Hội báo Nhân đạo, các sự kiện giới thiệu Việt Nam…) thu hút rất đông khách thăm quan.
Một không gian văn hoá Việt Nam với khoảng 20 bộ triển lãm ảnh, tranh, trong đó có gian Hồ Chí Minh với tượng đồng của Bác và một gian văn hoá vật thể cũng đã được thiết lập, phục vụ cho mục đích tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam. Không gian các lớp học cũng đã được mở với nhiều phòng chức năng và được gắn tên văn hóa, là nơi học tập tiếng Việt, nghệ thuật và sinh hoạt thường kỳ. Các lớp tiếng Việt, nghê thuật và võ cổ truyển Việt Nam tiếp tục được duy trì hàng tuần.
Trung tâm thực sự trở thành mái nhà chung để mỗi người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Pháp tìm đến, chia sẻ và sinh hoạt. Cộng đồng người Việt tại Pháp là một trong những cộng đồng lớn, có bề dày lịch sử và có nhiều chi nhánh, hội đoàn: Hội công nhân, Hội thương gia, Hội thanh niên Việt kiều, Ban thanh thiếu niên - thiếu nhi, Hội sinh viên, các tổ chức hội đoàn hoạt động vì Việt Nam (các hội ái hữu, hội dioxin, chất độc da cam...), các nhóm nhạc, khiêu vũ, võ cổ truyền Việt Nam... đã đến với Trung tâm. Họ đều nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, có hiệu quả và chính họ đã trở thành những cánh tay nối dài của Trung tâm, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa nghệ thuật Việt Nam không chỉ đối với bạn bè Pháp, mà trong cả châu Âu.
Trung tâm đã dành cho các Hội đoàn liên quan đến Việt Nam các điều kiện về địa điểm, trang thiết bị để tổ chức sinh hoạt thường kỳ: Sinh hoạt văn hoá, hội họp, khiêu vũ, ca hát, đón tiếp gặp gỡ sinh viên (UEVF), tập văn nghệ (UJVF), các triển lãm, hội thảo, trưng bày và bán hàng lưu niệm vì mục đích nhân đạo (Hội Vì trẻ em Việt Nam nhiễm Dioxin, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Du lịch Réseau Archimede, Hội Diện chẩn Paris…). Đặc biệt, Trung tâm đã tiếp nhận, bảo quản kho tư liệu của CID Việt Nam (Trung tâm Tư liệu về Việt Nam ngày nay). Hàng trăm cuốn sách quý về khoa học, công nghệ, thông tin đã được tiếp nhận từ Việt kiều tâm huyết với đất nước, Trung tâm đang có kế hoạch chuyển về nước.
Mối quan hệ hợp tác với Diễn đàn các Trung tâm Văn hóa nước ngoài tại Paris (FICEP, bao gồm 46 thành viên là các Trung tâm văn hóa nước ngoài tại Paris) ngày càng được thắt chặt trong các kế hoạch, nội dung quảng bá hình ảnh Việt Nam trên Website, trên tạp chí của FICEP. Kể từ khi tham gia chính thức năm 2011, Trung tâm đã triển khai phối hợp tổ chức các hoạt động chung trong khuôn khổ này: Các chương trình Portes Ouvertes (Những ngày mở cửa thường xuyên), Đêm trắng, Đêm bảo tàng, ngày Tiếng Việt, ngày hội Di sản…
Trung tâm đã có các mối quan hệ trực tiếp và duy trì liên hệ thường xuyên với các Nhà văn hóa, Trung tâm Văn hóa một số nước châu Á và tham gia điều đặn các cuộc triển lãm tranh, ảnh, chiếu phim của Trung tâm Văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… tại Pháp. Hàng năm, nhân ngày quốc tế Pháp ngữ, Trung tâm đã phối hợp với Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO tại Pháp đưa các phim tham gia Liên hoan phim Pháp ngữ; gửi các bức ảnh về di sản của Việt Nam để tham gia triển lãm ảnh di sản quốc tế các quốc gia thành viên UNESCO.
Trung tâm cũng đã tích cực hỗ trợ các đoàn công tác trong nước sang Pháp và châu Âu làm việc, biểu diễn, giao lưu, gặp gỡ cho các đoàn lãnh đạo Bộ, các vụ, cục, viện, các đơn vị… Đặc biệt, Trung tâm đã đón tiếp nhiều đoàn cấp cao trong nước sang thăm và chỉ đạo.
Công tác quản lý:
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của Trung tâm được tổ chức khai thác và phát huy công năng sử dụng. Từ một ngôi nhà để trống mấy năm, Trung tâm đã tiến hành sủa chữa, khôi phục các hạng mục quan trọng như thang máy, hệ thống sưởi, các lớp học, hệ thống thông tin liên lạc. Trung tâm cũng đã huy động cán bộ lao động ngoài giờ làm việc tự xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công năng sử dụng chính: phòng triển lãm, phòng đọc sách, phòng chiếu phim, phòng khách, chỗ ở cho cán bộ quản lý, xin tài trợ nhiều vật tư đồ dung văn phòng có giá trị… Đến nay, diện tích toà nhà đã cơ bản được lấp đầy.
Xây dựng nội bộ đoàn kết, quản lý cơ quan thực híện tốt các nhiệm vụ được giao; quản lý tốt nhân sự và lao động; thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo quy định.
Một số kiến nghị, đề xuất:
Là một thiết chế văn hóa ở nước ngoài, các Trung tâm có tính chất đặc thù, có đối tượng và nội dung phục vụ rất đa dạng, phong phú, khác với các cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài thuần túy chỉ là văn phòng làm việc. Vì vậy, cần có cơ chế riêng cho việc đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài nhằm đảm bảo tính nhất quán về quy mô, công năng sử dụng, cách tổ chức khai thác, quản lý. Bộ VHTTDL sẽ trình các dự án đầu tư cụ thể theo Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2009 và Công văn số 34/TTg-KTN ngày 15 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2009.
Giai đoạn 2011-2020, Bộ VHTTDL kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề án đầu tư xây dựng các Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Australia. Cho phép nghiên cứu đề xuất việc triển khai lập đề án xây dựng một Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại các nước Bắc Âu (Na Uy, Thuy Điển hoặc Đan Mạch).
Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Viêng Chăn (CHDCND Lào) thành lập cách đây 17 năm trên cơ sở thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào. Trụ sở Trung tâm hiện nay có diện tích rất nhỏ, hẹp; tình trạng ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng. Trung tâm nằm giữa khu phố đi bộ, không được cơi nới, cải tạo; không có chỗ để xe ô tô. Do vậy, với vị trí hiện tại không còn phù hợp với một Trung tâm Văn hóa. Thời gian vừa qua, phía ta đã nhiều lần đặt vấn đề với bạn cấp cho một địa điểm khác phù hợp hơn để xây dựng Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Lào xứng tầm với quan hệ giữa hai nước. Theo Trung tâm báo cáo về phía bạn đang xem xét đề nghị của ta. Khi có kết quả, Bộ VHTTDL sẽ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án Cải tạo nhà làm trụ sở Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris (Cộng hòa Pháp): Năm 2011, Dụ án đã được bố trí vốn để chuẩn bị đầu tư, Chủ đầu tư đang khấn trương hoàn thiện các thủ tục theo quy định hiện hành, dự kiến hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2012 và khởi công xây dựng vào năm 2013.
Trước mắt, để thuận lợi trong việc triển khai Dự án Cải tạo nhà làm Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, tránh mất nhiều thời gian và chi phí trong việc lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án, Bộ VHTTDL kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định thầu và các gói thầu tư vấn, mua sắm thiết bị, trang trí nội ngoại thất (là những gói thầu các nhà thầu Việt Nam có khả năng tham gia); lựa chọn nhà thầu theo quy định (tiền lệ) của nước sở tại các gói thầu xây dựng công trình (là các gói thầu phía Việt Nam rất khó tham gia tại địa bàn Pháp).
Tính đến tháng 5/2012, Việt Nam có hai Trung tâm Văn hóa đang hoạt động tại nước ngoài gồm Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Viêng Chăn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris (Cộng hòa Pháp) do Bộ VHTTDL quản lý.
Trung tâm có chức năng tổ chức, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá văn hoá, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ở nước ngoài; xúc tiến du lịch, hỗ trợ các hoạt động thể thao; phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, tăng cường hiểu biết của nhân dân quốc gia tiếp nhận với Việt Nam; thông tin tình hình kinh tế-xã hội, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng mối quan hệ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc.
HCTC