Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Báo cáo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006-2010 trước ngày 16/5/2011

24/04/2011 | 14:05

(VP)- Ngày 18/4, Bộ VHTTDL đã yêu cầu UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các đơn vị trên địa bàn và giao Sở VHTTDL làm đầu mối tổng hợp báo cáo Bộ về việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMT) về văn hóa giai đoạn 2006-2011.

Đồng thời, trong quá trình đánh giá tổng quan việc thực hiện báo cáo, Bộ VHTTDL cũng lưu ý một số điểm như: tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành thực hiện chương trình; công tác xây dựng dự toán, giao dự toán sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí của chương trình hàng năm; tác động của chương trình đối với phát triển kinh tế-xã hội và đời sống văn hóa của nhân dân; hiệu quả của việc thực hiện chương trình, bao gồm hiệu quả về chính trị và kinh tế; đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai thực hiện chương trình ở địa phương, đồng thời nêu những đề xuất, kiến nghị về tổ chức, điều hành chương trình trong giai đoạn tới.

Ngoài ra, phần số liệu báo cáo theo cơ chế quản lý điều hành CTMT quốc gia các số liệu thông báo của Bộ VHTTDL hướng dẫn kế hoạch hàng năm mang tính định hướng.

Bộ VHTTDL yêu cầu UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các đơn vị có sử dụng nguồn kinh phí từ chương trình này khi tổng hợp số liệu báo cáo hàng năm là số liệu được UBND tỉnh/thành phố dự toán chính thức cho các đơn vị sử dụng kinh phí của CTMT quốc gia về văn hóa. Trong đó phân định rõ thành phần kinh phí hỗ trợ từ CTMT quốc gia về văn hóa, phần kinh phí đối ứng từ ngân sách địa phương và phần kinh phí huy động từ các nguồn khác.

Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006-2010 được Bộ VHTTDL phê duyệt ngày 31/7/2010 với mục tiêu nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành; huy động sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển văn hoá, để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực, là nhân tố góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; ngăn chặn nguy cơ xuống cấp các di tích và sự huỷ hoại văn hoá phi vật thể. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, thắng cảnh và vốn văn hoá phi vật thể để trở thành những sản phẩm văn hoá có giá trị, phục vụ công tác giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống văn hiến, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá của toàn xã hội nói chung và nhu cầu phát triển du lịch nói riêng.


HCTC
(Nguồn Công văn số 1191/BVHTTDL-KHTC)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×