Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Ban hành Nguyên tắc làm việc của Hội đồng cấp Bộ xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ 12

12/07/2012 | 01:00

(VP) - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Văn bản số 2052/BVHTTDL-TĐKT quy định Nguyên tắc làm việc của Hội đồng cấp Bộ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 12.

Nhiệm vụ của Hội đồng:

Nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 12 của các Hội đồng cấp cơ sở trình Hội đồng cấp Bộ;

Xây dựng và thông qua Bảng quy đổi tiêu chuẩn đặc thù ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch để làm cơ sở khi xem xét tiêu chuẩn: đề tài nghiên cứu khoa học và công tác đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ theo quy định tại điểm h, khoản 2 Điều 8 của Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT;

Tổ chức phiên họp sơ duyệt xét chọn các hồ sơ đủ điều kiện, đạt tiêu chuẩn trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 12;

Thông báo kết quả phiên họp sơ duyệt của Hội đồng cấp Bộ về các Hội đồng cấp cơ sở và trên trang thông tin điển tử của Bộ trong thời gian 07 ngày làm việc để lấy ý kiến thăm dò dư luận trước khi tổ chức phiên họp tán thành của Hội đồng cấp Bộ;

Trên cơ sở danh sách đã sơ duyệt và kết quả thăm dò dư luận, Hội đồng họp để xem xét, cân nhắc và bỏ phiếu tán thành những hồ sơ đủ điều kiện, đạt tiêu chuẩn trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 12;

Thông báo bằng văn bản về các Hội đồng cấp cơ sở những trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; không đạt số phiếu theo quy định trình Hội đồng cấp Nhà nước;

Xử lý dứt điểm, có kết 1uận về những khiếu nại liên quan đến việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú của Hội đồng cấp Bộ lần thứ 12 năm 2012;

Đối với các hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Hội đồng cấp Bộ xin ý kiến Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, có ý kiến bằng văn bản trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước;

Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nguyên tắc làm việc:

Hội đồng làm việc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì ủy quyền cho một Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp;

Phiên họp của Hội đồng được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có tên trong Quyết định. Trường hợp thành viên Hội đồng vắng mặt có lý do, Hội đồng xin ý kiến bằng văn bản;
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín.

Hội đồng hoàn chỉnh hồ sơ và lập danh sách các nhà giáo đạt từ 90% số phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có tên trong Quyết định, trình Hội đồng cấp Nhà nước xem xét, quyết định.

Hội đồng chỉ xem xét hồ sơ do các Hội đồng cấp cơ sở trình, được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, hồ sơ quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT. Hội đồng không xem xét đối với các trường hợp khai hồ sơ không đúng quy định, hồ sơ không đầy đủ không hợp lệ hoặc nộp hồ sơ không đúng tuyến trình và không đúng thời gian quy định.

Thành viên Hội đồng không được xem xét, đề nghị tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.

Đối tượng và tiêu chuẩn xét tặng:
Đối tượng xét tặng:
Giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; các trường, trung tâm giáo dục của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các cơ sở giáo dục; cán bộ, công chức công tác tại các phòng, ban của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp; cán bộ, công chức chuyên trách công tác quản lý giáo dục tại Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cán bộ nghiên cứu giáo dục tại các Viện nghiên cứu của Bộ (gọi chung là cán bộ quản lý giáo dục).

Các nhà giáo nhận quyết định nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ khi kết thúc nhận hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 11 (ngày 05/4/2010) đến thời gian kết thúc nhận hồ sơ xét tặng lần thứ 12 (ngày 05/5/2012) vẫn được đưa vào diện xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 12.

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân:
Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề; gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo;

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đơn vị trở thành Tập thể lao động xuất sắc;

Đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú từ 06 năm trở lên tính đến năm đề nghị (từ năm 2006 trở về trước);

Tiếp tục đạt thành tích cao sau khi được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú với một trong các hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu sau đây: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Huân chương Lao động, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc trở lên; Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước;

Có tài năng sư phạm xuất sắc, có uy tín lớn và ảnh hưởng trong ngành và trong xã hội, là nhà giáo đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, Ià nhà giáo mẫu mực được học trò và nhân dân kính trọng, có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học:

Giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao, có nhiều học sinh giỏi, sinh viên giỏi, có đóng góp phát hiện và bồi dưỡng học sinh, sinh viên tài năng, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước.

Có sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy, giáo dục hoặc quản lý giáo dục được Hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp Nhà nước xếp loại, tính từ sau năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Đối với cán bộ quản lý giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Không xét danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đối với những người trong thời gian bị thi hành kỷ luật, đang xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú:
Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu, chăm sóc, giáo dục học trò; gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo, được người học, đồng nghiệp, nhân dân kính trọng.

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có đóng góp trong việc xây dựng đơn vị, trường học trở thành Tập thể lao động xuất sắc;

Có ít nhất 07 năm là chiến sĩ thi đua cơ sở trong đó có 03 năm liên tục liền kề năm đề nghị xét tặng danh hiệu nhà giáo và có ít nhất 01 lần được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, cấp bộ hoặc được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen hoặc 03 lần được tặng Bằng khen của tỉnh, bộ đối với giáo viên, giảng viên.

Có tài năng sư phạm, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, giảng dạy đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao, có nhiều học sinh giỏi, sinh viên giỏi; có cải tiến hoặc sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp kỹ thuật, đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy, giáo dục hoặc quản lý giáo dục được Hội đồng khoa học các cấp đánh giá, xếp loại.

Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên đối với giáo viên, giảng viên. Đối với cán bộ quản lý giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Không xét danh hiệu Nhà giáo Ưu tú đối với những người trong thời gian bị thi hành kỷ luật, đang xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×