Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Ấn Độ: Tái cơ cấu ngành điện ảnh theo hướng xã hội hóa

21/09/2018 | 15:34

Ấn Độ trở thành quốc gia sản xuất phim lớn thế giới, trung bình 1.000 bộ phim 1 năm, được thế giới biết đến với biệt danh Bollywood, nhưng lợi nhuận thu được rất thấp. Đứng trước thực tế đó, Ấn Độ đã tái cơ cấu ngành điện ảnh theo hướng xã hội hóa.

Ảnh minh họa. Nguồn: IE

Điện ảnh Ấn Độ “cày” nhiều kiếm chẳng bao nhiêu

Là đất nước có nền điện ảnh non trẻ, được du nhập từ phương Tây khoảng 100 năm trước, song hiện nay, Ấn Độ trở thành quốc gia sản xuất phim lớn thế giới, trung bình 1.000 bộ phim 1 năm và các bộ phim được dịch ra 30 thứ tiếng trên toàn thế giới.

Điện ảnh Ấn Độ cũng đạt được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, tiêu biểu là bộ phim “Triệu phú khu ổ chuột” với 8 giải Oscar. Ở Ấn Độ, có 5 trung tâm điện ảnh chính phân theo ngôn ngữ là: Bollywood, Telugu, Tamil, Kannada và Malayalam.

Điện ảnh Ấn Độ đang có nhiều lợi thế; tuy nhiên các sản phẩm điện ảnh cũng còn một số hạn chế như: Sự dài dòng của các phân cảnh; nhiều phim lồng quá nhiều ca nhạc; các bộ phim hiện đại chưa diễn tả được cuộc sống đời thực của xã hội Ấn Độ;...

Vài chục năm về trước, việc làm phim hoàn toàn dựa vào cảm hứng của mỗi người, và một đạo diễn thường tiêu nhiều hơn nguồn ngân sách cho phép để có thể tạo nên một bộ phim tuyệt vời. Và kể cả nếu bộ phim thành công ở các phòng vé, lợi nhuận vẫn là một giấc mơ rất xa vời vì nhiều nguyên nhân như: những rạp phim một phòng chiếu thường khá cũ kĩ, giá vé chỉ bằng một nửa so với các hệ thống rạp nhiều phòng chiếu. Sự thiếu hụt trầm trọng phòng chiếu ở Ấn Độ là lý do nước này có lượng người "cuồng" phim rất lớn nhưng cũng không cách nào xem phim tại rạp; một nguyên nhân khác là vi phạm bản quyền tràn lan. Tại các ga tàu hỏa hay trên các đoàn tàu lúc nào cũng có những người bán rong các DVD phim lậu... ‘Một bộ phận lớn của ngành công nghiệp này được điều hành bởi các cá nhân. Vì vậy, những tiêu chuẩn và khả năng chưa bao giờ được lập ra’, Malhotra, CEO và Giám đốc điều hành của Abundantia Entertainment cho biết.

Những hãng phim được cơ cấu lại đã cố gắng thay đổi cách quản lý bằng cách tạo ra những khuôn phép về tài chính và cố gắng ra mắt những bộ phim theo đợt, bao gồm những bộ phim dài và phim ngắn. Việc này là để nhằm giảm thiểu rủi ro đối với việc kinh doanh và đồng thời xây dựng được những thước đo chuẩn xác. ‘Nếu họ làm ra 10 đến 12 bộ phim thuộc nhiều thể loại khác nhau, nếu một hay hai bộ phim không lôi cuốn được khán giả, những bộ phim còn lại sẽ làm được điều ngược lại’. Vì vậy, những xưởng phim lớn đã quyết định phát hành theo đợt, họ đã tái cơ cấu, họ đang kiếm được nhiều tiền, và họ dùng đòn bẩy đấy để phát triển hơn nữa.

Một mặt vẫn tập trung vào những bộ phim như Chennai Express hay Dabangg, các hãng phim còn đầu tư vào các phim thiên về nội dung và tốn ít ngân sách hơn như Queen hay Kahaani. Trong khi những bộ phim hoành tránh đầy ngôi sao Chennai Express giúp cho hãng phim có được sự nổi tiếng và doanh thu, thì các bộ phim nhỏ mới là thứ giúp họ thu lại được nhiều lợi nhuận nhất. Vicky Doner hay The Lunchbox đều được sản xuất với mức ngân sách rất hạn chế nhưng lại đem lại nguồn thu lên tới 200 triệu rupee. Những dự án như vậy góp phần làm giảm sự thâm hụt tạo ra bởi các bom tấn xịt.

Tái cơ cấu ngành điện ảnh theo hướng xã hội hóa

                                                                 Ảnh minh họa. Nguồn: 24hinh.vn

Với chính sách xã hội hóa ngành điện ảnh, tháng 3/2018, hãng giải trí Abundantia Entertainment, một hãng sản xuất phim với quy mô còn khá nhỏ, đã nhận được một số tiền khá lớn từ hai nhà đầu tư chiến lược RW Media và Callista Capital. Hai công ty này đã cùng nhau mua 49% cổ phần của Abundantia. RW Mumbai là một công ty sản xuất chương trình truyền hình và truyền thông được đặt trụ sở ở Mumbai. Trong khi đó, Callista Capital là một công ty quản lý đầu tư ở Singapore.

Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên một công ty sản xuất nội dung của Ấn Độ nhận được một nguồn đầu tư về tài chính. Thực tế thì năm nay xuất hiện ngày càng nhiều những nguồn tài trợ ở đất nước này. Indus Media Capital đã công bố thành lập một quỹ phát triển trị giá 50 triệu đôla vào tháng 6 năm nay. Quỹ này được sáng lập bởi cựu Tổng giám đốc tài chính của công ty giải trí Reliance Entertainment Venkat Devarajan cùng với Naveen Chathappuram và Charles Leslie, những người đã có hàng thập niên kinh nghiệm trong việc đầu tư về phim ảnh ở Hollywood.

Đạo diễn Gurinder Chadha của bộ phim ‘Sút bóng như Beckham’ cũng đã hợp tác với nhà đầu tư phim Hollywood A.V.T Shankerdass (người đã rót tiền vào những bom tấn như Captain America hay Man of Steel) và Elisa Alvares, người trước đó đã làm việc với hãng phim Future Film Group của Anh để giới thiệu một khoản đầu tư 30 triệu đôla vào Ấn Độ.

‘Chúng tôi là một quỹ hoạt động ở nước ngoài tập trung vào những khán giả tiềm năng mới’, Shakardass, Giám đốc quản lý quỹ Bend It Media cho biết. Trong khi những quỹ được nhắc đến ở trên đều có kế hoạch đầu tư vào Ấn Độ cũng như những nội dung của Hollywood, nhà phân phối phim Rakesh Sippy mới đây cũng đã có một quỹ nhằm đầu tư và mở rộng thị trường cho các bộ phim của Bollywood.

Cách các nhà đầu tư quản lý nguồn vốn  

Bài học mà những hãng phim rút ra được đã giúp cho những công ty sản xuất nội dung, Madhu Mantena, đồng sáng lập của công ty sản xuất phim Phantom Films, chỉ ra "Chúng tôi luôn cố gắng để sản xuất ra những bộ phim tốt, mang lại nhiều doanh thu với chi phí sản xuất hợp lý và có được lại nguồn thu để bù vốn" .

Malhotra nói rằng anh ta chắc chắn Abundantia sẽ hoạt động như là một công ty phát hành phim, họ sẽ không tham gia với việc mua bán và trao đổi phim nhưng sẽ tham gia vào việc phát triển nội dung, cũng như việc sản xuất và marketing. Ví dụ, Abundantia hiện đang hợp tác với đạo diễn Neeraj Pandey trong bộ phim sắp tới của ông ‘Baby’, diễn chính bởi Akshay Kumar. Trong quá trình sản xuất, đội ngũ của Malhotra sẽ tham gia vào công đoạn phát triển kịch bản, tuyển diễn viên và thậm chí là làm cả những công việc liên quan đến trang phục: "Với cách làm như vậy, chúng tôi đã tránh được việc phải trả rất nhiều tiền cho việc sản xuất phim, chúng tôi hiểu được bản chất công việc chúng tôi đang làm, chúng tôi lọc ra những thứ mà thường sẽ không hiệu quả trong giai đoạn đầu của bộ phim. Điều này cho phép chúng tôi có được cơ hội lãi rất cao", Malhotra giải thích.

Tất cả những yếu tố trên cộng lại, cùng với mức độ liên kết với nhà nước và một đội ngũ tuyệt vời, đã biến Abundantia trở thành một nguồn thu hút đầu tư rất hâp dẫn, Ameet B. Naik, cộng sự quản lý của Naik Naik & Co. nói. ‘Nếu như bạn có một người như Ashok Wadhwa, một doanh nhân hiểu rõ về tài chính và Vikram Malhotra, người có kinh nghiệm liên doanh cũng như sở hữu kiến thức về việc làm phim, đó sẽ là một mô hình rất thành công khi thời cơ đến’, Naik khẳng định, anh rất lạc quan rằng nền sản xuất nội dung của Ấn Độ sẽ có thể thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa. ‘Các nhà làm phim càng ngày càng nhìn thấy được yếu tố kinh doanh, khi mà họ có thể làm ra được rất nhiều tiền và có khả năng trả lại nguồn vốn cho những nhà đầu tư.’

Những doanh nhân khởi nghiệp trẻ cũng đã bắt đầu dần dấn thân vào ngành kinh doanh phim ảnh. Họ là những người không chỉ muốn tạo ra những bộ phim hay mà cũng hứng thú làm việc trong một môi trường hội nhập. Toàn bộ mục đích của việc tạo ra những quỹ phim ảnh là để tạo ra một ngành kinh doanh hội nhập, ông Sippy của quỹ HBS Raksha Movies nói. Cha của ông, Ramesh Sippy, cũng đã phát hành những bộ phim của Bollowood ở Mumbai trong hàng thập kỷ. ‘Sáng kiến này là để nâng tầm ngành kinh doanh. Chúng ta đã có sẵn kiến thức, các chuyên gia, nên bây giờ tất cả những gì chúng ta cần làm là tận dụng chúng để xây dựng nên một ngành kinh doanh có tổ chức hơn’.

Một lý do lớn khác cho việc các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư nhìn thấy tiềm năng của các công ty sản xuất nội dung đó là sự nổi lên của các phương tiện truyền bá nội dung. ‘Trước đây chúng ta có bộ sưu tập nhạc truyền thống và các bộ phim chiếu rạp. Bây giờ chúng ta có cáp và vệ tinh, đầu thu kĩ thuật số, phát sóng trên mạng. Điều này giúp cải thiện về mặt kinh tế cho các bên đầu tư’, Dave của công ty Ambit chỉ ra.

 

Nguồn: cdn.fbsbx.com

 

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×