Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Vương Quốc Anh: Luật pháp trong lĩnh vực văn hóa

05/01/2017 | 14:35

Vương Quốc Anh được hình thành từ 4 nước riêng biệt là England, Wales, Scotland và Bắc Ireland, và mỗi nước đều có những nét văn hóa riêng, để lại dấu ấn trên những di tích lịch sử hay những phong tục trên toàn Vương Quốc Anh. Do vậy, Vương Quốc Anh có những luật pháp chung và riêng trong công tác quản lý văn hóa.

1. Các điều khoản luật pháp chính trong lĩnh vực văn hóa

1.1. Sự phân chia phạm vi quyền hạn

Ngoài Chính phủ Vương quốc Anh, Nghị viện Scotland và Quốc hội Ireland có thể ban hành luật pháp căn bản của chính họ và thu thuế cho đất nước của họ. Việc này có thể bao gồm cả văn hóa.

Quốc hội xứ Wales chỉ có thể đưa ra luật pháp thứ cấp, bao gồm các lĩnh vực: văn hóa, môi trường, nhà ở, du lịch và nông nghiệp. Nó không có quyền lực để thay đổi thuế thu nhập, nhưng nó được phân bổ các quỹ dùng cho xứ Wales từ Bộ Tài chính Anh. Xứ Wales vẫn nằm trong khuôn khổ của Vương Quốc Liên Hiệp Anh, và luật pháp được thông qua ở Nghị viện Westminster.

Đảo Channel Island và đảo Man trực tiếp phụ thuộc vào Hoàng gia với hệ thống luật pháp và thuế của riêng họ.


Ảnh minh họa (nguồn: goldenskill.edu.vn)

Quyền lực được giao cho chính quyền địa phương tại cả bốn quốc gia của Vương quốc Anh để hỗ trợ văn hóa. Những cơ quan quyền lực như vậy được tự ý quyết định hơn là nghe theo lệnh trừ những trường hợp đã quy định trong các điều khoản của luật văn hóa.

Đạo luật Chính quyền Địa phương 1948 cho phép chính quyền địa phương được sử dụng, theo ý muốn của họ,  lên tới 2.5 đô la trên số tiền địa phương thu được cho mỗi sản phẩm giải trí và nghệ thuật.

Đạo luật Chính quyền Địa phương 1972 đã bỏ giới hạn trên về chi tiêu. Tính điều phối giữa những ưu tiên về văn hóa của chính quyền trung ương và những hành động của chính quyền địa phương được khuyến khích thông qua những hướng dẫn của Bộ. Tất cả chính quyền địa phương được khuyến khích phát triển những chiến lược văn hóa và giải trí.

1.2. Sự phân bổ các quỹ công cộng

Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ một cách truyền thống cho nghệ thuật thông qua nguyên tắc độc lập, nhờ đó Chính phủ thiết lập lượng quỹ tài trợ toàn bộ nghệ thuật, nhưng hầu hết không liên quan đến việc nó được phân bổ như thế nào và giao việc này cho các hội đồng văn hóa khác nhau (mặc dù một số nhà phê bình phản bác rằng nguyên tắc này đã bị xói mòn trong những năm gần đây). Những cơ quan trung gian như vậy đã được thành lập thông qua luật pháp và/hoặc Hiến chương Hoàng gia.

Theo lịch sử, đã từng có truyền thống không can thiệp trong quá trình ra quyết định về ai hay vấn đề gì được hỗ trợ với các quỹ tài trợ văn hóa của chính phủ. Các bộ trưởng có một mức độ tự quyết chắc chắn trong việc phân bổ các quỹ, ví dụ liên quan đến việc đòi hỏi sự thay đổi về cơ cấu hoặc tổ chức về/trong các cơ quan độc lập mà họ tài trợ, bắt buộc giới hạn về bao nhiêu tiền được chi tiêu cho quản lý hoặc đưa ra những mục tiêu cụ thể để các cơ quan này đáp ứng.

1.3. Luật thuế

Chương trình Nghệ thuật và Kinh doanh (A&B) tán thành những lợi ích qua lại của sự hợp tác giữa khu vực tư nhân với lĩnh vực nghệ thuật. Nó thực hiện một số chương trình giúp đỡ hai bên chấm dứt những bất đồng và những đề án thúc đẩy đầu tư kinh doanh ở Scotland, Xứ Wales và Bắc Ireland. Chương trình A&B  đưa ra những lời khuyên cụ thể liên quan đến nghệ thuật cho vấn đề xử lý thuế hỗ trợ của khu vực tư nhân.

Trong mối quan hệ với tài chính khu vực tư nhân, mô hình của Anh theo truyền thống tập trung vào vai trò của kinh doanh trong việc hỗ trợ lĩnh vực văn hóa, nhưng một số sự phát triển trong lĩnh vực nghệ thuật đã khuyến khích cái nhìn mới về khả năng gia tăng hỗ trợ cá nhân cho nghệ thuật. Những mô hình mới liên quan đến những người quyên góp, được biết đến như những tổ chức từ thiện ưa mạo hiểm, đã khuyến khích Bộ Tài chính cân nhắc triển khai thêm nhiều chế độ thuế có lợi, vì chương trình thuế tạo nên sự thu hút rõ rệt đối với những nhà quyên góp cá nhân. Phương thức mới của việc làm từ thiện đã tạo nên ảnh hưởng từ tháng Tư năm 2000 như một phần của những kế hoạch chính phủ.

Theo sau sự xem xét Luật thuế Từ thiện, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đề xuất sự đơn giản hóa và cải thiện chủ yếu tới việc xử lý những món quà từ thiện bao gồm việc giới thiệu cách đánh thuế quà được quyên góp. Những thay đổi đã được thực hiện một phần nhằm khuyến khích hỗ trợ tư nhân, bổ sung lượng tiền công cộng dành cho nghệ thuật, bảo tàng và di sản, và gia tăng lượng tiền dành cho từ thiện. Nhiều tổ chức văn hóa ở nước Anh có đủ tư cách làm từ thiện và do đó có thể thu được lợi ích từ những thay đổi này.

Có một số đề án nhằm khuyến khích sự hợp tác công cộng-tư nhân sử dụng khấu trừ thuế. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp tạm thời chuyển nhân viên tới tổ chức từ thiện hoặc giáo dục, như tổ chức nghệ thuật, chi phí lương và các chi phí khác mà người chủ thông thường tiếp tục phải trả sẽ tiếp tục được khấu trừ thuế. Một Kế hoạch Đầu tư Kinh doanh được chính phủ đưa ra nhằm giúp những công ty nhỏ huy động vốn. Nó đưa ra việc cắt giảm thuế cho lượng vốn và thu nhập giành được cho các nhà đầu tư ít nhất 1000 bảng Anh.

Toàn bộ bối cảnh đã thay đổi về vấn đề hỗ trợ thuế đối với phim ảnh. Một chương trình tín dụng thuế mới đã được đưa vào luật với sự thông qua của Đạo luật Tài chính 2006. Để đủ điều kiện khấu trừ thuế một bộ phim cần: được thực hiện bởi một công ty sản xuất phim của Vương Quốc Anh; nhằm mục đích phát hành thương mại; đưa Kế hoạch 1 đã được sửa đổi vào Đạo luật Điện Ảnh 1985 (Bài kiểm tra văn hóa cho Điện ảnh của Liên Hiệp Anh), được quản lý bởi Hội đồng Điện Ảnh Vương Quốc Anh, hoặc được thực hiện theo một trong những thỏa thuận hợp tác sản xuất phim của Vương quốc Anh, và; có ít nhất 25% ngân sách được chi tiêu ở Vương Quốc Anh. Để qua được bài kiểm tra văn hóa, nhà sản xuất phim cần chứng minh rằng dự án sẽ có “Chất lượng Anh” qua bốn mục: A) Nội dung Văn hóa (bối cảnh, nhân vật); B) Đóng góp Văn hóa (di sản, sự đa dạng); C) Trung tâm Văn hóa (nhiếp ảnh, hậu sản xuất); và D) Những người hoạt động Văn hóa (giám đốc, diễn viên).

Nếu những tiêu chí này đạt được, bộ phim có đủ điều kiện khấu trừ thuế. Những bộ phim của Anh tiêu tốn từ 20 triệu bảng Anh trở xuống có thể được khấu trừ thuế thêm 100% phần được xét đủ điều kiện chi tiêu ở Vương quốc Anh và trả lại phần hụt đi trong trao đổi cho việc thanh toán bằng tiền mặt là 25%, lợi nhuận trị giá ít nhất 20% của chi phí sản xuất đủ điều kiện. Những bộ phim Anh khác sẽ được nhận một khoản khấu trừ thêm là 80% của chi phí tại Vương Quốc Anh đủ điều kiện và sẽ có thể trả lại khoản hụt đi trong trao đổi cho việc thanh toán bằng tiền mặt là 20%, lượng lợi nhuận thông thường trị giá 16% của chi phí sản xuất đủ điều kiện. Khấu trừ Thuế của Phim chỉ được dành cho việc chi tiêu tại Vương quốc Anh. Định nghĩa của chi tiêu tại Vương quốc Anh được định nghĩa là “chi tiêu vào hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng hoặc tiêu dùng tại Vương Quốc Anh”.


Ảnh minh họa (nguồn: tapchitaichinh.vn)

Mỗi bộ phim được chứng nhận, khoản khấu trừ được yêu cầu bởi công ty trình bày phần thuế được trả lại – tuy nhiên nhiều bộ phim trong đó vẫn đang ở những bước đầu và có thể không yêu cầu khấu trừ thuế cho năm khác hoặc nhiều hơn. Trong năm tài chính 2007-2008, Hải quan và cơ quan thuế  ước tính rằng họ đã nhận được khoảng 100 triệu bảng Anh cho những yêu cầu về tín dụng thuế đối với phim.

Những đánh giá tài chính là cần thiết để chống lại những thất bại trên thị trường ngành công nghiệp điện ảnh trên khắp thế giới, và Hội đồng Điện Ảnh Vương quốc Anh đã cân nhắc rằng thật cần thiết khi những sự khuyến khích tại Vương Quốc Anh đã bảo toàn mức đầu tư vào việc thúc đẩy sản xuất nội địa. Chính phủ trước đây đã hoàn thành sự xem xét về vấn đề khuyến khích thuế phim (tháng Ba năm 2006), và ngành công nghiệp đã chào đón những phương thức mới nhằm đưa Vương quốc Anh trở thành một nơi hấp dẫn để làm phim. Ngành công nghiệp đã báo cáo rằng tín dụng thuế mới đang làm việc hiệu quả hơn bao giờ hết và có tác động tới dòng đầu tư vào và sản xuất phim nội địa tại Vương Quốc Anh.

Thông qua Hiệp định Châu Âu về hợp tác sản xuất phim, những bộ phim được tài trợ bởi Ủy ban Điện ảnh và truyền hình Bắc Ireland, và thực hiện nguyên tắc nhiếp ảnh hoặc hậu sản xuất tại cả Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, có thể thu được lợi ích từ khấu trừ thuế đối với phim và chương trình tín dụng thuế đối với phim của Vương quốc Anh (nếu họ sử dụng không quá 80% ngân sách của họ vào một khu vực và không ít hơn 25% ngân sách của họ vào Vương quốc Anh và không ít hơn 20% vào nước Cộng hòa Ireland). Tuy nhiên, vì những quy định cả “sử dụng và tiêu dùng”, nhà sản xuất chỉ có thể nhận được lợi ích lớn nhất của một trong hai chương trình thuế.

Chương trình Chấp nhận thay thế, tổ chức từ năm 1947, cho phép người có trách nhiệm trả thuế thừa kế, thuế chuyển đổi vốn hoặc thuế bất động sản để giải quyết một phần, hoặc toàn bộ khoản nợ, bằng cách sử dụng một tác phẩm nghệ thuật hoặc các vật thể khác tới Hội đồng Thuế Nội địa cho sở hữu công cộng. Để đủ điều kiện miễn trừ, một vật thể phải là lợi ích quốc gia, khoa học, lịch sử và kiến trúc. Những vật thể này thường là đồ cổ, các tác phẩm nghệ thuật...và cũng có thể là các lưu trữ. Vào năm 2006-2007, Vương quốc Anh đã giành được các tác phẩm nghệ thuật và các di sản có giá trị 25.3 triệu bảng Anh theo chương trình AIL. Nó quản lí trên danh nghĩa của chính phủ bởi Hội đồng Bảo tàng, Thư viện và Lưu trữ (MLA). Các cá nhân đưa ra các vật thể theo chương trình Chấp nhận thay thế có quyền hợp pháp giấu tên; một số khác chọn cách công khai tên tuổi.

Lĩnh vực sách đặc biệt được xử lý vì mục đích thuế giá trị gia tăng VAT, tới tỷ lệ 0%, như các tác phẩm của một số nghệ sĩ. Ngoài ra, từ khi Tòa án Tối cao Châu Âu quy định vào năm 2002, các chủ thể được quản lý trên nền tảng “tình nguyện một cách cần thiết” đã được miễn trừ khỏi việc trả thuế cho những khoản phải trả đầu vào bao gồm nhà hát, bảo tàng, di sản và các tổ chức văn hóa khác. Sự sàng lọc khiến một số tổ chức thu được lợi ích rõ rệt từ những khoản thuế được giảm vào thời điểm đó.

Cơ quan Thu thuế Nội địa đã quy định rằng Những khoản trợ cấp và phần thưởng cho nghệ sĩ được đánh thuế. Những người làm công việc sáng tác, như nhà văn, nhà soạn nhạc, nhà soạn kịch...có thể sắp xếp với Cơ quan Thu thuế Nội địa để khoản thuế của họ dàn trải trong nhiều năm nếu họ có thể chứng minh được rằng thu nhập của họ thay đổi rõ rệt vì sử dụng nhiều thời gian trong một số năm vào quá trình sáng tác khi thu nhập của họ thấp hơn bình thường.

Từ năm 2000, theo những điều khoản của Đạo luật Quà Viện trợ 1989,  những tổ chức phi lợi nhuận có thu nhập được sử dụng toàn bộ cho việc tu bổ di sản có thể yêu cầu khấu trừ thuế Viện trợ Quà vào những giá trị quyên góp thêm 28 penny cho mỗi bảng Anh được quyên góp. Sau sự tư vấn quốc gia để cải thiện sáng kiến Viện trợ Quà tặng năm 2007, gần đây Chính phủ đã thông báo rằng những hoạt động từ thiện có thể yêu cầu Viện trợ Quà tặng ở tỷ lệ cơ bản mới là 20%, nhưng họ cũng sẽ có quyền giảm tiếp giá trị 3 penny cho mỗi bảng Anh quyên góp nhận được theo chương trình. Khoản giảm chuyển tiếp này, áp dụng từ ngày 6 tháng 4 năm 2008 đến ngày 5 tháng 4 năm 2011, nhằm gia tăng thời gian cho các hoạt động từ thiện thích ứng với tỷ lệ cơ bản mới, do đó họ có thể tiếp tục nhận được 28 penny  trên mỗi bảng Anh quyên góp. Những người trả thuế tỷ lệ cao hơn có thể yêu cầu sự khác biệt giữa thuế tỉ lệ thấp bởi người nhận từ thiện thông qua chương trình Viện trợ Quà tặng với thuế tỉ lệ cao mà họ phải thực trả. Những thay đổi khác được đưa ra trong chương trình Viện trợ Quà tặng để cải thiện quá trình kiểm toán Hải quan và Cơ quan thu thuế nhằm giúp giảm những gánh nặng hành chính cũng như khuyến khích sử dụng kế hoạch nhiều hơn thông qua những cơ hội hướng dẫn và đào tạo mới trực tiếp tới lĩnh vực từ thiện.

1.4. Luật lao động

Hội đồng Nghệ thuật Anh đã ủy nhiệm Tổ chức Tìm kiếm Việc làm và Trung tâm Phát triển Giáo dục, Thẩm định và Nghiên cứu, tại trường Đại học Warwick, nhằm đảm bảo việc nghiên cứu thị trường lao động của nghệ sĩ và hiệu quả của hệ thống lợi nhuận và thuế. Báo cáo có tên Đạo luật cân bằng – nghệ sĩ, thị trường lao động và hệ thống lợi nhuận và thuế đã được phát hành vào tháng 12 năm 2002 và trình bày những kết quả từ một chuỗi những nhóm đã được tập trung vào với các nghệ sĩ đang hành nghề, đã khám phá những kinh nghiệm của họ về việc làm, ảnh hưởng của thuế Vương quốc Anh và các hệ thống an ninh xã hội đối với sự nghiệp của họ và các lựa chọn kinh doanh, và khả năng của họ để duy trì cuộc sống nghề nghiệp khả thi. Sự phân tích các thị trường lao động của nghệ sĩ cũng được đảm bảo, kiểm tra trạng thái việc làm, mô hình làm việc, tiền lương và việc nhận những lợi ích an ninh xã hội.

Luật lao động dành cho trẻ em được ban hành năm 1968 rằng trong vòng 12 tháng mới được tham gia biểu diễn một lần. Đến năm 2000, luật này bị hủy bỏ. Vào năm 2006, luật pháp đã phê chuẩn việc quản lý những người làm việc với trẻ em (và những người lớn bị tổn thương) trên căn cứ “thường xuyên” (một lần một tuần) hoặc “dồn dập” (từ bốn ngày trở lên trong khoảng thời gian 30 ngày). Điều này đòi hỏi việc điều chỉnh những cá nhân đó (bao gồm việc kiểm tra với Cục Lý lịch tư pháp Hình sự) trước khi họ liên lạc với những người lao động trẻ. Có thể hiểu rằng chính phủ mới có thể xem xét lại các quy định hiện tại để làm nó đỡ phức tạp và phiền hà hơn, trong khi vẫn đảm bảo an ninh thích hợp.

1.5. Các điều khoản về bản quyền

Các tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc và mỹ thuật nguyên bản (bao gồm các chương trình và dữ liệu máy tính), phim, các bản thu, các chương trình cáp, truyền hình và các bản in của các sách đã xuất bản được tự động bảo bệ bản quyền ở Vương quốc Anh nếu chúng đáp ứng những yêu cầu về việc bảo vệ. Trong các điều khoản chung, việc bảo vệ bản quyền có thể vẫn được dành cho những tác phẩm xuất bản đầu tiên (hoặc trong trường hợp chương trình truyền hình hoặc cáp được thực hiện hoặc gửi từ nhà nước thành viên Liên minh Châu Âu, hoặc từ các nước tham gia vào các hiệp định bảo vệ bản quyền, Tổ chức Thương mại Thế giới, hoặc các hiệp định song phương). Theo lịch sử, luật bản quyền tại Vương quốc Anh khác một số nước khác ở Châu Âu bởi việc nhấn mạnh nhiều vào người sở hữu “tài sản” hơn là người sáng tạo đầu tiên. Tuy nhiên, việc thông qua luật pháp qua nhiều năm, đặc biệt là Sắc lệnh Liên minh Châu Âu, đang thay đổi điều này. Người sở hữu bản quyền có các quyền chống lại những nhà sản xuất, những buổi biểu diễn công cộng, truyền hình, thuê và mượn, phát hành ra công chúng và việc điều chỉnh để phù hợp với tác phẩm của người đó một cách trái phép; và chống lại việc nhập khẩu, chiếm hữu, xử lý hoặc cung cấp công cụ cho những sao chép trái phép. Trong hầu hết các trường hợp, tác giả là người sở hữu bản quyền đầu tiên, và thời hạn của bản quyền đối với các tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc và mỹ thuật thường là cuộc đời của tác giả và một khoảng thời gian khoảng 70 năm kể từ khi người đó qua đời. Đối với phim, thời hạn thường là 70 năm, các bản thu và truyền hình được bảo vệ trong khoảng thời gian 50 năm.

Đối với việc công nhận mối nguy hiểm tăng lên bởi việc vi phạm bản quyền của lĩnh vực phim ảnh tại Vương quốc Anh, Hội đồng Điện Ảnh Vương quốc Anh đã thực hiện một nghiên cứu cân nhắc cả quy mô và phạm vi của hành vi ăn cắp bản quyền và công cụ chống lại nó. Đối với các phương thức chống lại việc ăn cắp bản quyền, nghiên cứu đã khảo sát khung luật pháp; cưỡng chế; các công cụ an ninh; nhận thức giáo dục và người tiêu dùng; và sự phát triển của những mô hình kinh doanh mới. Kết quả của nghiên cứu này đã được trình bày trong bản báo cáo Hành vi ăn cắp bản quyền ở Vương quốc Anh, xuất bản năm 2004. Nó đưa ra 30 khuyến nghị cho chính phủ, hậu thuẫn chính phủ và ngành công nghiệp và những người có liên quan khác, hành động trên sự hợp tác bởi Đơn vị Đặc nhiệm chống ăn cắp bản quyền được dẫn đầu bởi Hội đồng Điện Ảnh Vương quốc Anh .

Bản báo cáo Liên hiệp Anh kỹ thuật số năm 2009 vạch ra tham vọng của chính phủ về việc phát triển kỹ thuật số, các đề xuất rằng Vương Quốc Anh nên trở thành một “trung tâm toàn cầu về ngành công nghiệp sáng tạo trong kỷ nguyên kỹ thuật số”. Theo bản báo cáo, ba vấn đề cốt yếu để lĩnh vực sáng tạo là hỗ trợ nội dung, sở hữu trí tuệ và vấn đề ăn cắp bản quyền internet, và sự phát triển của các kỹ năng. Để chống lại việc tải về bất hợp pháp, vấn đề cần quan tâm là tạo ra khung pháp luật rõ ràng hơn thiết lập mô hình nền tảng thanh toán, và khiến những người có quyền theo đuổi việc vi phạm ở tòa án. Sau đó, Luật Kinh tế Kỹ thuật số đã được thông qua vào năm 2010. Một chiến dịch thông tin nhằm giáo dục công chúng về những điều luật pháp cũng được đưa ra.

Sắc lệnh Liên minh Châu Âu cân đối Luật quyền bán lại của nghệ sĩ đã được triển khai ở luật Vương quốc Anh vào năm 2006. Nó sẽ được mở rộng tới những người thừa kế và các bất động sản của các nghệ sĩ đã qua đời vào năm 2012.

Từ năm 1982, Chương trình Quyền Cho mượn Công cộng (PLR) đã được đăng ký quyền bản quyền tác giả từ quỹ chính phủ trung ương (tổng 7.6 triệu bảng Anh vào năm 2006-2007) cho các khoản mượn sách từ thư viện công cộng ở Vương quốc Anh. Việc thanh toán được thực hiện theo số lần sách của tác giả được mượn (tỷ lệ nợ tăng từ 5.26 penny đến 5.57 penny trong năm 2005-2006). Hiện tại, trên 34.000 tác giả đã đăng ký PLR. Lượng tiền thanh toán hàng năm lớn nhất mà một tác giả có thể nhận được là 6600 bảng Anh trong năm 2006-2007.

Luật Bản quyền (Những người suy yếu Thị giác) 2002 đem lại lợi ích cho những người suy yếu thị giác gặp khó khăn trong việc tiếp cận các tư liệu bản quyền theo hình thức được xuất bản. Theo những điều kiện cụ thể, họ có thể tạo ra những bản sao chép đơn có thể tiếp cận của tư liệu bản quyền như sách, báo và sổ tay hướng dẫn cho việc sử dụng cá nhân mà không cần xin sự cho phép từ người sở hữu bản quyền.

1.6. Luật bảo vệ dữ liệu

Luật bảo vệ dữ liệu 1998 được tạo ra nhằm đảm bảo quá trình công bằng và hợp pháp của dữ liệu cá nhân của các cá nhân sống và các cập nhật của luật trước đó. Nó bắt buộc các tổ chức cung cấp văn bằng xác thực về tính bảo mật thông tin về con người, và tôn trọng sự riêng tư của họ. Đạo luật đã có hiệu lực bởi những văn bằng chứng nhận và bước đầu chỉ liên quan đến dữ liệu cá nhân trên hệ thống máy tính, nhưng hiện nay cũng áp dụng cho các dữ liệu cá nhân lưu trữ ở các hồ sơ giấy.

Các bản lưu trữ và hồ sơ cần thiết cho quyền tự do bảo vệ dữ liệu và thông tin và luật đưa ra những cơ hội cải thiện hồ sơ lưu giữ bởi các chủ thể công cộng. Luật bảo vệ dữ liệu có phạm vi khắp Vương quốc Anh, trong khi quyền tự do của luật thông tin được trao cho Scotland, nhưng không thực hiện ở xứ Wales.

Trong những năm đầu thập niên 90, có một mối quan tâm rõ rệt giữa các tổ chức văn hóa và từ thiện Vương quốc Anh về những ảnh hưởng tiềm tàng của những yêu cầu bảo vệ dữ liệu mà đã được dự đoán, ví dụ như ngăn cản việc thực hiện thông thường của trao đổi những danh sách thư tín giữa các tổ chức nghệ thuật/văn hóa. Việc bắt buộc những người nhận ở tương lai “lựa chọn gửi” hơn là “lựa chọn nhận” tới danh sách thư tín cho việc xúc tiến thường làm dịu đi những mối lo ngại như vậy.

1.7. Luật ngôn ngữ

Những điều khoản pháp luật cụ thể cho việc sử dụng các ngôn ngữ bản địa hoặc nước ngoài trong lĩnh vực văn hóa tồn tại ở Scotland, nơi Quỹ Vô tuyến truyền hình Xen-tơ đã được thành lập nhằm viện trợ cho việc sản xuất vô tuyến truyền hình Xen-tơ dưới Luật truyền hình 1990, và ở xứ Wales nơi Nhà chức trách Kênh thứ tư xứ Wales được thành lập bởi Luật truyền hình 1980 nhằm cung cấp dịch vụ vô tuyến truyền hình ngôn ngữ xứ Wales.

Luật Truyền thông 2003 tạo ra chủ thể truyền hình Xen-tơ, Seirbhis nam Meadhanan Gàidhlig (Dịch vụ Đa phương tiện Xen-tơ), với quyền lực lớn hơn để bảo vệ quy định ở Scotland về các chương trình truyền hình và phát thanh Xen-tơ chất lượng cao và phong phú. Tuy nhiên, sự tiến bộ về việc bảo vệ kênh kỹ thuật số Xen-tơ trở nên chậm lại và được đánh dấu bởi việc trì hoãn quyền hạn pháp lý liên quan giữa Chính phủ Vương quốc Anh và Chính phủ Scotland. Đạo luật năm 2003 cũng đưa ra bổ sung về việc xóa bỏ dịch vụ công cộng của Chính quyền xứ Wales, nhưng vẫn giữ lại quy định về truyền hình ngôn ngữ xứ Wales do bản chất của nó.

1.8. Luật chung về các lĩnh vực khác

Luật Tự do Thông tin (FOI) khiến mọi người có thể yêu cầu thông tin từ một nhà chức trách công có trách nhiệm ở Anh, xứ Wales, Bắc Ireland (các nhà chức trách công Scotland thực hiện theo Luật Tự do Thông tin 2002 (Scotland). Những luật này đưa ra quyền chung về việc tiếp cận thông tin được lưu giữ bởi chính quyền và bắt buộc tất cả các chủ thể công cộng bao gồm các Bộ của chính phủ, Các hội đồng Nghệ thuật, các dịch vụ văn hóa công cộng (Bảo tàng Liên Hiệp Anh, Thư viện Liên Hiệp Anh, Hội đồng Liên Hiệp Anh, Ủy ban Xổ số Quốc gia…) để công khai thông tin trong vòng 20 ngày làm việc, không có trường hợp ngoại lệ. Không có yêu cầu về nơi cư trú, cơ sở hoặc quốc tịch hợp lệ đối với pháp nhân (bao gồm công ty) được quyền thực hiện yêu cầu. Tất cả các loại thông tin được ghi chép như thông tin giấy hoặc điện tử bao gồm các yêu cầu công khai.

Theo đó, từ bản phát hành 2002 thì Hành động Cá nhân, Lợi ích Công cộng, sự xem xét trên diện rộng của chính phủ về lĩnh vực từ thiện và tình nguyện. Các tổ chức từ thiện cần chứng minh rằng tất cả các hành động của họ phù hợp với nguyên tắc “cung cấp lợi ích công cộng” và phải đăng ký với những bằng chứng cho việc này. Nếu các tổ chức từ thiện (bao gồm các công ty nghệ thuật) bị phát hiện không đưa ra những lợi ích công cộng, Ủy ban có quyền thi hành thay đổi, kể cả đến khi tài sản trực tiếp của các tổ chức dành cho mục đích từ thiện.

Luật Phân biệt Người tàn tật (DDA) được ban hành năm 1997 tiếp tục sửa đổi và cập nhật nhằm bảo vệ người tàn tật khỏi sự phân biệt trên diện rộng các lĩnh vực như tiếp cận các dịch vụ giáo dục, giao thông công cộng và giành được sự tiếp cận thể chất cho những người trên, cũng như luật pháp nhằm đảm bảo sự tiếp cận công bằng trong việc làm. Những hướng dẫn luật tổng quát đi vào thực hiện tháng 5 năm 2004 nhằm đảm bảo rằng các tòa nhà mới và không thuộc gia đình riêng đang tồn tại được thiết kế để những người bị suy giảm hoạt động hoặc cảm giác có thể tiếp cận và sử dụng.

Luật Bình đẳng 2006 là bản sửa đổi mới nhất của DDA và chuyển đổi vai trò của Ủy ban Quyền Người tàn tật cho Ủy ban Bình đẳng và Nhân quyền (EHRC) có quyền đưa ra hướng dẫn và bắt buộc thực hiện tất cả đạo luật bình đẳng (chủng tộc, giới tính, tàn tật, tôn giáo và tín ngưỡng, định hướng giới tính và tuổi tác).

2. Luật ở các lĩnh vực cụ thể

2.1. Nghệ thuật trực quan và ứng dụng


Các nghệ sĩ ở Vương Quốc Anh ngày nay nhận “Quyền Bán lại của các nghệ sĩ” nhờ đó họ sẽ thu được lợi ích từ một tỉ lệ lợi nhuận tạo ra khi các tác phẩm của họ được bán lại. Vào năm 1996, Ủy ban Liên minh Châu Âu đề xuất và sau đó thông qua (vào năm 2001) Sắc lệnh có nội dung tất cả các nhà nước thành viên đưa quyền này vào các luật nội địa của họ cho đến năm 2006. Mặc dù nhìn chung đã bị các nhà đấu giá Vương Quốc Anh phản đối, Nghị viện Anh cuối cùng đã thực hiện luật cho các nghệ sĩ quyền này và cho đến năm 2012, quyền này được điều chỉnh cho bất động sản của các nghệ sĩ đã qua đời trong vòng 70 năm trước đó.

Khi thuê hoặc quản lý các xưởng nơi các nghệ sĩ làm việc, có rất nhiều luật định tách biệt khỏi Luật Sức khỏe và An toàn tại nơi làm việc cần được đánh giá (như Luật Các quy định về Tòa nhà cao tầng 1976 và Luật Phòng chống Hỏa hoạn 1971) ngoài bảo hiểm, nghiệp vụ cho thuê và các nghĩa vụ hợp đồng. Nhiều tổ hợp xưởng sẽ không bảo hiểm những phần sáng tạo và mang tính cá nhân của mỗi xưởng cá nhân, do đó đây trở thành trách nhiệm của nghệ sĩ đi thuê. Bảo hiểm Trách nhiệm pháp lý công cộng là cần thiết khi đảm nhận mỗi phân xưởng hoặc hoạt động nghệ thuật liên quan đến thành viên của công chúng, ở trung tâm cộng đồng, công viên ngoài trời và trường học. Không có bảo hiểm, nếu một người bị thương hoặc thiết bị bị vỡ, nghệ sĩ có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân.

Việc Liên minh Châu Âu tăng thuế VAT về bán hàng nghệ thuật từ 2.5% lên 5% bị phản đối trong nhiều năm bởi những người buôn bán và sưu tầm ở Vương Quốc Anh, những người lo sợ sẽ bị mất đi vị trí thống trị của họ tại thị trường Vương Quốc Anh.

2.2. Biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc

Luật Nhà hát 1968 đã bãi bỏ vai trò của văn phòng Hoàng gia Anh và cơ quan kiểm duyệt đối với kịch bản tại nhà hát. Những buổi trình diễn khiêu dâm vẫn bị cấm và những người có liên quan có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý bị khởi tố bởi Cơ quan Dân sự nếu các từ ngữ và hành động của vở kịch cấu thành nên hành vi phạm pháp (như hành động khiêu dâm, sự khích động đến căm thù chủng tộc hoặc sự khiêu khích dẫn tới sự rạn nứt hòa bình). Họ cũng có thể chịu trách nhiệm cho hành động dân sự phỉ báng.

Luật Giấy phép giải trí 2003 về điều chỉnh luật giải trí và pha chế rượu hoặc các loại nước giải khát vào ban đêm đã đi vào thực hiện ở Liên Hiệp Anh. Theo hệ thống này, khái niệm về giấy phép giải trí công cộng riêng biệt biến mất, nghĩa là chỉ có giấy phép riêng lẻ sẽ cần thiết để cung cấp rượu, đưa ra hoạt động giải trí (như biểu diễn nhạc sống, hòa nhạc, nhảy hoặc chiếu phim), cung cấp đồ uống ban đêm hoặc bất kì sự kết hợp nào giữa các hoạt động trên (nó bãi bỏ Luật Kỷ niệm ngày Chủ nhật, Luật Giải trí ngày Chủ nhật, Luật Nhà hát ngày Chủ nhật và một số phần trong Luật Nhà hát 1968).

2.3. Luật Di sản văn hóa

Luật Bảo tàng 1845 trao quyền cho các hội đồng thành phố đánh thuế 0,25 penny trên tổng thu nhập của một người dân để cung cấp cho hoạt động bảo tàng công cộng. Đạo luật Di sản Quốc gia 1983 làm sáng tỏ sự quản lý di sản và thành lập Di sản Liên Hiệp Anh (chính thức được biết là Ủy ban Tòa nhà và Công trình kỷ niệm Lịch sử cho Liên Hiệp Anh). Các tòa nhà có đặc trưng cụ thể về kiến trúc hoặc lịch sử được “ghi vào danh sách” theo các cấp độ cụ thể của tầm quan trọng tương ứng với các Bộ ngành chính phủ hoặc các cơ quan được chỉ định ở cả bốn quốc gia của Vương quốc Anh. Các Bộ ngành chính phủ cũng chịu trách nhiệm soạn ra kế hoạch về công trình cổ và đưa ra cấp độ bảo vệ tương tự cho các tòa nhà được “ghi vào danh sách”. Hiện tại có khoảng 20.000 cổng vào (khoảng 31.400 khu vực) trong kế hoạch cho Liên Hiệp Anh. Các cơ quan lên kế hoạch địa phương tại Anh và chính phủ trung ương ở Bắc Ireland có nghĩa vụ pháp luật chọn lựa, như các khu vực “bảo tồn” những địa điểm đó vì những lợi ích lịch sử hoặc kiến trúc đặc biệt. Di sản Liên Hiệp Anh cho đến nay đã ghi chép hơn 9.400 khu vực bảo tồn ở Liên Hiệp Anh.

Các cơ quan và Ban ngành chính hỗ trợ công việc của cơ quan chính phủ trung ương bảo vệ môi trường lịch sử là Di sản Liên Hiệp Anh, Scotland Lịch sử, các công trình kỷ niệm Lịch sử xứ Wales, và Cơ quan Môi trường Bắc Ireland (NEIA). Họ hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý liên quan đến bảo tồn, bảo vệ và duy trì các công trình cổ xưa, các tòa nhà lịch sử và các khu vực bảo tồn.

Ở Scotland, cơ quan đảm nhận các chức năng này, Scotland lịch sử, cũng là một phần của Chính phủ Scotland và trực tiếp chịu trách nhiệm trước các Bộ trưởng Scotland. Trách nhiệm ghi chép lại các di sản văn hóa đã được xây dựng ở Scotland thuộc về Ủy ban Hoàng gia về Các công trình Lịch sử và Cổ xưa của Scotland (RCAHMS). Cục Kiến trúc và Địa điểm của Chính phủ Scotland làm việc liên quan mật thiết với Scotland Lịch sử, RCAHMS và các chủ thể tương ứng khác về vấn đề ảnh hưởng phương thức bền vững để thiết kế, các vấn đề liên quan đến các tòa nhà mới tại các khu vực lịch sử và chất lượng của môi trường được xây dựng mở rộng có liên quan đến các công trình lịch sử.

Quỹ Kỷ niệm Di sản Quốc gia cung cấp các hỗ trợ tài chính đối với sự tiếp nhận, duy trì và bảo tồn các tòa nhà, đất đai, công trình nghệ thuật và các đối tượng khác có tầm quan trọng lớn đối với di sản quốc gia. Một cơ quan độc lập, Cơ quan Quốc gia, chịu trách nhiệm đối với hơn 300 ngôi nhà và khu vườn lịch sử và 49 công trình và nhà máy công nghiệp trong Liên Hiệp Anh mở cho công chúng (nó cũng trông coi các khu rừng, gỗ, đầm lầy, bãi biển, nông trại, cao nguyên, đảo, các di tích khảo cổ, lâu đài, dự trữ tự nhiên và các ngôi làng). Nó được tài trợ chủ yếu từ hội phí thành viên và khoản thu nhập tạo ra từ việc bán các sản phẩm, đồ lưu niệm… Cơ quan Quốc gia cho Scotland, một tổ chức từ thiện độc lập, chịu trách nhiệm tương tự cho 128 địa điểm dọc suốt Scotland. Một số lượng lớn các tòa nhà lịch sử và khu vực khảo cổ học thuộc sở hữu tư nhân.

2.4. Luật thư viện

Luật Thư viện Công cộng 1850 trao quyền cho các cơ quan địa phương cung cấp dịch vụ thư viện miễn phí trên cơ sở tự quyết. Vào năm 1853, nó đã mở rộng tới Scotland và Ireland và tỷ suất thuế được tăng lên vào năm 1855, nhưng hỗ trợ từ những nhà hảo tâm và các doanh nhân giàu có là chìa khóa cho sự phát triển của hệ thống thư viện công cộng cho đến năm 1919 khi sự giới hạn tài chính bị bãi bỏ. Luật Thư viện công cộng và Bảo tàng 1964 khiến các cơ quan địa phương được cung cấp các tư liệu không phải sách cho khoản nợ thông qua các thư viện công cộng (ví dụ các bản thu âm, phim, tranh ảnh) và khiến sự cung cấp thư viện trở thành bắt buộc. Luật Quyền cho mượn công cộng 1979 lập nên quyền cho tác giả được trả thù lao cho các khoản nợ bởi sách của họ thông qua hệ thống thư viện công cộng. Vào năm 2003, DCMS xuất bản Khuôn khổ cho Tương lai, mục tiêu quốc gia đầu tiên của chính phủ cho thư viện công cộng Anh.


Ảnh minh họa (nguồn: hotcourses.vn)

Vào tháng 6 năm 1999, Chính phủ Vương Quốc Anh thông báo rằng các thư viện công cộng phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu của DCMS. Các tiêu chuẩn này lần đầu tiên được công bố vào năm 2000, sau khi được tư vấn bởi Liên hiệp Thư viện và Liên hiệp Chính quyền Địa phương, nhưng đã bị hủy bỏ vào năm 2008 do sự hội nhập với sự quản lý rộng hơn của chính quyền địa phương.

Cục Văn hóa, Nghệ thuật và Giải trí ở Bắc Ireland đưa ra tiêu chuẩn thư viện công cộng vào năm 2006.

Có luật thư viện riêng biệt ở Bắc Ireland (Luật Thư viện 2008). Sự quản lý các thư viện gần đây đã được chuyển giao cho cơ quan thư viện chuyên biệt mới, Cơ quan Thư viện Bắc Ireland.

Theo Luật Ký gửi Thư viện, người xuất bản tác phẩm bằng bản in (bao gồm sách, sách nhỏ, báo, tạp chí, âm nhạc, bản đồ…) có trách nhiệm gửi nhữntg bản sao đến các thư viện ký gửi chính thức ở Vương Quốc Anh.

2.5. Quy hoạch kiến trúc và không gian

Từ Luật Kiến trúc sư 1997, Ban Đăng ký Kiến trúc sư (ARB) đã quy định nghề nghiệp kiến trúc sư tại Vương Quốc Anh. Để được mang tư cách “kiến trúc sư”, một người phải có đủ điều kiện phù hợp và đăng ký với ARB. ARB có quyền hành động chống lại bất kì người nào lạm dụng danh hiệu. Tất cả các kiến trúc sư đăng ký với ARB cũng phải tuân theo Luật Kiến trúc sư.

Có một số luật liên quan đến thiết kế và quy hoạch kiến trúc, môi trường tại Vương Quốc Anh. Ví dụ, Luật Quy hoạch Thành phố và Đất nước 1947 khẳng định các quyền phát triển thuộc về nhà nước và các cơ quan địa phương bắt buộc để chuẩn bị các quy hoạch cho các khu vực của họ và đề ra mục đích điều chỉnh sử dụng đất; Luật Công trình xây dựng 1984 bảo vệ công chúng bằng việc đảm bảo rằng các tòa nhà xung quanh họ có thể được thiết kế và xây dựng an toàn – các quy định cũng bao quát các vấn đề như bảo tồn năng lượng và tiếp cận cho người tàn tật, họ có thể áp dụng cả hai cho các tòa nhà mới và các công trình đã hoàn thành với các tòa nhà đang tồn tại, Các Quy định về Công trình xây dựng (Thiết kế và Quản lý) 1994 yêu cầu sự tiếp cận phối hợp giữa vấn đề sức khỏe và an toàn ở mỗi bước của dự án công trình.

Hiện tại, không có Luật Phần trăm cho Nghệ thuật quốc gia. Tuy nhiên, từ năm 1988, hơn 50 cơ quan chính quyền thành phố và vùng miền đã thông qua chính sách “phần trăm cho nghệ thuật” và triển khai chương trình trong mối quan hệ với các chương trình cải tạo, công trình xây dựng, môi trường và quy hoạch. Các hiệp hội Phát triển Đô thị bắt buộc đưa ra “môi trường thu hút trực quan”.

Chính sách Chính phủ về Kiến trúc và Môi trường Xây dựng cho Bắc Ireland được đưa ra vào tháng 6 năm 2006. Văn bản này là một bước tiến rõ rệt trong nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc và môi trường xây dựng, đưa ra một chuỗi các dự án công cộng như những ví dụ cho việc thực hành tích cực để thúc đẩy khu vực tư nhân để theo đuổi những mục tiêu tương tự.

2.6. Phim, video và nhiếp ảnh

Luật cho ngành công nghiệp điện ảnh ở Vương Quốc Anh trở lại từ năm 1909, khi Luật chiếu phim được thông qua đưa ra việc cấp phép cho các triển lãm trên và sự an toàn cho khán giả. Sự nhấn mạnh về tính an toàn đã được duy trì qua nhiều năm tại các văn bản khác như Luật Xenluloit và Chiếu phim 1922, Luật Chiếu phim 1952 và Luật Phòng chống Hỏa hoạn 1971 – hai luật sau đã được củng cố trong một bộ phận quan trọng của Luật Rạp chiếu phim 1985. Luật Chiếu phim 1982 (sửa đổi) áp dụng những yêu cầu về việc cấp phép nhất định cho các câu lạc bộ chiếu phim khiêu dâm cũng được củng cố tại Luật 1985.

Luật Giải trí ngày Chủ nhật 1932, được sửa đổi bởi Luật Rạp chiếu phim ngày Chủ nhật 1972 và Luật Rạp chiếu phim 1985, quy định việc mở và sử dụng rạp chiếu phim vào các ngày Chủ nhật. Luật 1932 cũng thành lập Quỹ Chiếu phim vào ngày Chủ nhật để “khuyến khích sử dụng và phát triển chiếu phim như một phương tiện giải trí và truyền tải kiến thức. Đây là cách Tổ chức Phim Liên Hiệp Anh bắt đầu được tài trợ.

Vấn đề tài chính của ngành công nghiệp phim ảnh Liên Hiệp Anh từ lâu đã là đối tượng của luật cụ thể. Luật Chiếu phim 1957 thành lập Cơ quan Quỹ Phim Liên Hiệp Anh mà đến lượt nó chịu trách nhiệm thanh toán cho các nhà làm phim Liên Hiệp Anh, Tổ chức Phim cho Trẻ em, Tập đoàn Tài chính Phim Quốc gia, Tổ chức Phim Liên Hiệp Anh nhằm đào tạo các nhà làm phim. Luật Tài chính Thuế Phim 1981 củng cố các điều khoản liên quan đến Cơ quan và thuế của chủ các rạp chiếu phim. Cơ quan này đã đóng cửa vào năm 1988.

Luật Tổ chức Phim Liên Hiệp Anh 1949 cho phép Nghị viện viện trợ tiền để thành lập Tổ chức.

Luật Thu Video 1984 quản lý sự phân phối các bản thu video nhằm hạn chế sự mô tả hoặc bắt bước các hành động tình dục của con người và bạo lực.

Sự chứng nhận phân loại đối với trình diễn phim công cộng được thông qua bởi Ban Phân loại Phim Liên Hiệp Anh.

2.7. Phương tiện truyền thông đại chúng

Luật truyền thông 2004 thành lập Văn phòng Truyền thông (Ofcom) như một chủ thể điều chỉnh phương tiện truyền thông đại chúng độc lập, thay thế năm chủ thể điều chỉnh khác đang tồn tại - Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông, Ủy ban Truyền hình Độc lập, Văn phòng Truyền hình, Cơ quan Phát thanh và Cơ quan Truyền thông phát thanh. Ofcom được tài trợ bởi Cục Kinh doanh, Sáng tạo và Kỹ năng và Cục Văn hóa, Truyền thông đại chúng và Thể thao và chịu sự quản lý của Nghị viện Vương Quốc Anh. Nhiệm vụ của nó là đảm bảo rằng truyền hình và phát thanh thương mại, mạng lưới truyền thông và không dây, các dịch vụ vệ tinh được điều khiển, cạnh tranh và phát triển đem lại nhiều lợi ích công cộng hơn. Ofcom cũng có một số quyền hạn liên quan tới truyền hình và phát thanh BBC và thông báo cho Thư ký Nhà nước về những vụ hợp nhất báo chí dự kiến.

Hạn ngạch sản xuất độc lập đã được thực hiện theo luật định trong mối quan hệ với những nhà phát thanh dịch vụ công cộng và trên mặt đất của Vương Quốc Anh. Luật Phát thanh 1990 đòi hỏi BBC,các công ty ITV, Kênh số 4 và Kênh số 5 dành ít nhất 25% thời gian chương trình đủ điều kiện của họ để phát thanh một chuỗi các sản phẩm độc lập đa dạng. Các nghĩa vụ sản xuất thuộc Châu Âu và độc lập tiếp tục đầu tư vào ngành công nghiệp nghe nhìn trong khi vẫn khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo.

Sắc lệnh truyền hình Liên minh Châu Âu Truyền hình không Biên giới (TVWF) là công cụ pháp luật chính tại cấp độ Liên minh Châu Âu liên quan đến các dịch vụ nghe nhìn. Mục 4 được triển khai bởi Vương Quốc Anh thông qua Luật truyền hình 1990 và 1996, yêu cầu Nhà nước Thành viên đảm bảo rằng các nhà phát thanh, trong quyền hạn của họ, dành được tỷ lệ chủ yếu trong thời gian chuyển giao phù hợp cho các tác phẩm Châu Âu. Ngoài ra, theo Mục 5, ít nhất 10% thời gian chuyển giao của họ được dành cho các tác phẩm Châu Âu độc lập, bao gồm một tỷ lệ “phù hợp” cho các tác phẩm Châu Âu độc lập gần đây.

Sắc lệnh Dịch vụ truyền thông nghe nhìn đại chúng 2007 (AVMS) cập nhật Sắc lệnh TVWF trước đó, cụ thể bằng việc mở rộng phạm vi của nó bao gồm dịch vụ video theo yêu cầu (VOD). AVMS là Sắc lệnh thị trường đơn, được tạo ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các động thái tự do của các dịch vụ truyền hình và video theo yêu cầu trong kế hoạch giữa các Nhà nước Thành viên. Mỗi Nhà nước Thành viên được yêu cầu chịu những tiêu chuẩn tối thiểu nhất định liên quan đến quảng cáo (bao gồm tài trợ và mua hàng từ xa), hạn ngạch của các chương trình truyền hình độc lập và thuộc Châu Âu, sự bảo vệ người vị thành niên và trật tự công cộng, các quyền trả lời phát thanh truyền hình, và tiếp cận phát thanh truyền hình các sự kiện thể thao chính và các sự kiện khác. AVMS là “nền-trung lập” và bao quát các dịch vụ phát thanh truyền hình và video theo yêu cầu bất luận công cụ truyền tải là gì – trên mặt đất, vệ tinh, truyền hình cáp, Internet, điện thoại di động và các công cụ khác.

Các Nhà nước Thành viên Liên minh Châu Âu được đòi hỏi triển khai các yêu cầu của Sắc lệnh AVMS trước tháng 12 năm 2009. Sắc lệnh được triển khai ở Vương Quốc Anh bởi hệ thống theo pháp luật bao gồm chủ thể thuộc ngành công nghiệp này và Ofcom với luật pháp được thông qua theo cách của Luật Cộng đồng Châu Âu 1972. Chính phủ đang làm việc với Ofcom về việc cơ cấu lại và sửa đổi vai trò và luật của hoạt động của các chủ thể đang tồn tại và cụ thể là làm việc liên hệ mật thiết với các nhà cung cấp các dịch vụ VOD của Vương Quốc Anh để tạo nên chủ thể hợp tác điều chỉnh mà có thể quy định nội dung chương trình trong lĩnh vực này.

Mặc dù Sắc lệnh AVMS xuất hiện để mở rộng quy định cho rất nhiều tư liệu nghe nhìn chưa được quy định trước đây theo Sắc lệnh TVWF, đặc biệt về Internet, mục đích của Ofcom chỉ là quy định tư liệu nghe nhìn về internet giống phát thanh truyền hình, đối lập với tư liệu ngẫu nhiên như các trò chơi hoặc các địa điểm vào các kì nghỉ.

Hệ thống án lệ  được phát triển qua các vụ việc được tòa án xét xử ở Vương Quốc Anh. Việc sử dụng án lệ làm nguồn chính cho thấy đặc điểm tư duy pháp lí chủ nghĩa kinh nghiệm hay lối suy luận quy nạp đi từ trường hợp cá biệt đến cái tổng quát, nguyên tắc. Hệ quả tích cực của nó là làm thành một hệ thống luật mở, gần gũi với đời sống thực tế, tạo nên tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo và linh hoạt trong tư duy pháp luật.

Thu Hiền lược dịch (Nguồn: culturalpolicies)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×