Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Việt Nam được lựa chọn là điểm đến đầu tiên trong "Sáng kiến hợp tác thể thao và Y tế cộng đồng"

08/11/2023 | 16:29

Chiều 7/11, đoàn cán bộ của Cơ quan Y tế quốc tế PATH do bà Susanne Gaerte - quản lý cấp cao Olympism 365 Ủy ban Olympic quốc tế làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Cục TDTT để thảo luận về Sáng kiến hợp tác về thể thao và Y tế cộng đồng.

Theo chia sẻ của bà Susanne Gaerte, sáng kiến này được Ủy ban Olympic quốc tế và Cơ quan Y tế quốc tế PATH phối hợp triển khai nhằm thúc đẩy hơn nữa Chương trình Nghị sự Olympism 365 - tăng cường vai trò của thể thao như một yếu tố thúc đẩy sự phát triển mục tiêu phát triển bền vững.

Việt Nam được lựa chọn là điểm đến đầu tiên trong "Sáng kiến hợp tác thể thao và Y tế cộng đồng" - Ảnh 1.

Việt Nam được chọn là điểm đến đầu tiên của Sáng kiến hợp tác thể thao và Y tế cộng đồng.

Sáng kiến cũng nhằm mục đích xây dựng các tập thể quốc gia gồm các bên liên quan về y tế và thể thao ở ít nhất 05 quốc gia để cùng thực hiện các chương trình cộng đồng liên quan đến thể thao. Mục tiêu mà Sáng kiến hướng tới là 1 triệu người được tiếp cận với cơ hội hoạt động thể chất, nâng cao sức khỏe thông qua thể thao.

Trong số 5 quốc gia mà Sáng kiến đề cập đến có Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam được chọn là điểm đến đầu tiên của Sáng kiến này. Để Sáng kiến được đưa vào triển khai, bà Susanne Gaerte đề xuất thực hiện một loạt các cuộc tham vấn, thu thập ý kiến đóng góp từ các Bên liên quan trong lĩnh vực thể thao và y tế... từ đó xây dựng dự thảo khung kế hoạch hoạt động và kết quả.

Bà Nguyễn Thị Chiên – Phó Phòng Thể thao cho mọi người Cục TDTT chia sẻ: Thể thao cho mọi người là lĩnh vực luôn được Đảng và Chính phủ Việt Nam quan tâm, đầu tư. Trong những năm qua, nhiều hoạt động thể thao cho mọi người đã được triển khai tổ chức thường xuyên, thu hút lượng lớn người tham dự, qua đó góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc luyện tập thể thao.

Các hoạt động nổi bật được kể đến như: Chương trình sức khỏe Việt Nam, Cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể thao gương Bác Hồ vĩ đại (triển khai vào tháng 3 hàng năm nhằm nâng cao ý thức người dân về việc luyện tập nâng cao sức khỏe, với nhiều hoạt động và nhiều môn thể thao khác nhau. Mỗi người dân sẽ được vận động lựa chọn một môn thể thao phù hợp để tập luyện), Chương trình Bơi an toàn, phòng chống đuối nước ở trẻ em (triển khai vào tháng 5, tháng 6 hàng năm, tạo điều kiện cho các em học sinh có cơ hội tham gia tập luyện vào dịp hè), ngoài ra còn có những chương trình đối với người cao tuổi, thanh thiếu niên, phụ nữ, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên… nhằm hướng dẫn tập luyện đúng cách, đúng đối tượng…

Việt Nam được lựa chọn là điểm đến đầu tiên trong "Sáng kiến hợp tác thể thao và Y tế cộng đồng" - Ảnh 2.

Đoàn cán bộ của Cơ quan Y tế quốc tế PATH do bà Susanne Gaerte - quản lý cấp cao Olympism 365 làm việc tại Cục TDTT chiều ngày 7/11

Bà Nguyễn Thị Chiên cũng chia sẻ về thực trạng lĩnh vực thể thao cho mọi người, nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở, quy mô sự kiện, các tiêu chí để đánh giá về việc tập thể thao thường xuyên….

Sau khi nghe chia sẻ về các nội dung liên quan tới thể thao cho mọi người tại Việt Nam, bà Susanne Gaerte cùng các cộng sự bày tỏ vui mừng trước sự quan tâm mà Chính phủ Việt Nam dành cho lĩnh vực này. Bà Susanne Gaerte nhấn mạnh: đây sẽ là khởi đầu thuận lợi cho việc triển khai Sáng kiến tại Việt Nam.

Cùng với đó, các vấn đề được đoàn cán bộ của Cơ quan Y tế quốc tế PATH quan tâm như: hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, các chính sách, sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành liên quan... cũng được giải đáp rõ ràng, qua đó giúp cho việc xây dựng kế hoạch triển khai Sáng kiến đảm bảo các tiêu chí an toàn, toàn diện (nhiều đối tượng tham gia) và bền vững (mang tính chất thường xuyên).

Thể thao và hoạt động thể chất có lợi ích sức khỏe đáng kể. Để cải thiện sự đóng góp của thể thao cộng đồng nhằm thúc đẩy cuộc sống lành mạnh và đạt được mức giảm tương đối 15% tỉ lệ không hoạt động thể chất trên toàn cầu, Ủy ban Olympic quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới đã khởi động dự án hợp tác kĩ thuật kéo dài 3 năm trong lĩnh vực này. Khuôn khổ Kế hoạch hành động toàn cầu về hoạt động thể chất 2018 – 2030 và trụ cột ưu tiên Thể thao, Sức khỏe và Cộng đồng tích cực của Chiến lược Olympic395, chiến lược tổng thể của Ủy ban Olympic quốc tế nhằm tăng cường thể thao như một yếu tố thúc đẩy quan trọng của các Mục tiêu phát triển bền vững. Để thúc đẩy các chương trình hoạt động thể chất, Sáng kiến Hợp tác Thể thao và Sức khỏe Cộng đồng được thành lập.

Nhiều hoạt động khác nhau sẽ được lên kế hoạch cùng với các bên liên quan ở địa phương như: Các chương trình giáo dục, hoạt động thể chất và thể thao dụa vào cộng đồng tại nơi làm việc, trường học và/hoặc mỗi cộng đồng.

Theo tdtt.gov.vn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×