Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Về “ Làng” với Phiên chợ vùng cao đón năm mới 2019

01/01/2019 | 07:47

Về tham gia các hoạt động Chợ phiên vùng cao đón chào năm mới 2019 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Mông đến từ tỉnh Điện Biên đã giới thiệu nghề giữ lửa - nghề rèn của dân tộc mình.

Nghề rèn thủ công truyền thống của dân tộc Mông đã có từ bao đời nay, việc rèn các nông cụ nhằm phục tập quán canh tác trong lao động sản xuất của đồng bào. Các sản phẩm được tạo ra hoàn toàn bằng thủ công, từ khâu cắt sắt, tạo hình, quai búa, làm tay cầm… tất cả được làm bằng tay không có sự can thiệp của máy móc.

Giới thiệu nghề rèn của người Mông ở Điện Biên - Ảnh 1.

Giới thiệu nghề rèn của người Mông ở Điện Biên - Ảnh 2.

Đồng bào Mông dùng than củi để đốt lò.

Trước đây, bản người Mông thường đi kiếm mua sắt, thép ở những nơi khác mang về rèn thành công cụ. Về sau nhờ có những phế liệu của nền công nghiệp như: nhíp ô tô, mảnh bom, xà beng, choòng đục đá… người ta không phải đi tìm nguyên liệu nữa - Anh Giang A Dệnh, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho biết.

Cũng như nhiều dân tộc khác, thợ rèn Mông dùng than củi để đốt lò, dùng bễ thụt để thổi lửa, công cụ sản xuất chủ yếu ngoài cái bễ thụt còn có đe, các cỡ búa, kìm và một chậu nước và một thân cây chuối để tôi sắt.

Giới thiệu nghề rèn của người Mông ở Điện Biên - Ảnh 3.

Dùng bễ thụt để thổi lửa.

Các sản phẩm trong nghề rèn truyền thống của dân tộc Mông rất phong phú, đó là những công cụ được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động sản xuất hàng ngày như: Dao, rìu, liềm, thuổng, cuốc, xẻng,... chúng vốn được làm từ thép nên sản phẩm rất bền, sử dụng đến mòn vẹt mà vẫn còn rất sắc bén.

Thông thường có hai cách rèn chính. Có người rèn dao sẽ được hình thành từ phần chuôi trước, rồi mới đến phần lưỡi. Nhưng có người thì ngược lại, khi nào rèn được phần lưỡi ưng ý người ta mới trau chuốt đến phần chuôi, đây là cách rèn hay được áp dụng nhiều nhất.

Giới thiệu nghề rèn của người Mông ở Điện Biên - Ảnh 4.

Dụng cụ để rèn dao.

Giới thiệu nghề rèn của người Mông ở Điện Biên - Ảnh 5.

Công đoạn rèn dao.

Người Mông quan niệm hình dáng của dao không quan trọng mà quan trọng là ở chất lượng. Hình dáng có thể sửa được nhưng độ sắc ngọt của dao thì chỉ rèn một lần. Để có thể học được nghề rèn, người thợ phải có sức khỏe, có cảm nhận thật tinh tế của đôi tai và đôi mắt. Quan trọng phải dùng tay, dùng sức, sự cảm nhận, đặc biệt là sự nhạy bén của đôi mắt. Khi con dao được rèn xong phải có độ rắn mà không giòn, dẻo mà không mềm, đó đòi hỏi kỹ thuật điêu luyện của người thợ rèn.

Giới thiệu nghề rèn của người Mông ở Điện Biên - Ảnh 6.

Đây là một phần văn hóa trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Mông, Điện Biên được giới thiệu tới đông đảo du khách tham quan.

Với việc đưa văn hóa của đồng bào Mông và đồng bào các dân tộc các vùng Tây Bắc, Đông Bắc giới thiệu tại "Ngôi nhà chung" là một trong những điểm nhấn trong hoạt động trong dịp Tết Dương lịch 2019 đã tạo nên không gian vô cùng sôi động, đầy màu sắc thu hút du khách tới tham quan, thưởng thức, mua sắm, giao lưu cùng chung vui những ngày đầu năm mới với đồng bào Mông và cộng đồng các dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Công đoạn rèn dao.

Lan ANh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×