Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Biểu tượng trường tồn tinh hoa văn hóa Việt
26/01/2017 | 13:11Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những quần thể xây dựng lâu đời và quan trọng bậc nhất tại Hà Nội. Những giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc của khu di tích đã làm cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt.
Giá trị lịch sử, văn hóa
Với bề dày gần một nghìn năm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đào tạo nên hàng ngàn các bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước. Được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trung tâm giáo dục lớn nhất của nước ta thời xưa, đồng thời cũng là nơi hun đúc nên bao truyền thống văn hóa giáo dục quý báu, trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, truyền thống trọng hiền tài của dân tộc. Tại đây, lưu giữ 82 bia tiến sĩ của triều Lê và triều Mạc, là nguồn sử liệu quý giá cho việc nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, giáo dục, điêu khắc Việt Nam. Vì những giá trị quý giá đó, bia tiến sĩ đã được UNESCO công nhận là di sản ký ức thế giới năm 2011 và được xếp vào bảo vật quốc gia năm 2015.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Biểu tượng trường tồn tinh hoa văn hóa Việt
Một công trình có giá trị nữa của Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Khuê Văn Các. Được xây dựng năm 1805, Khuê Văn Các có bệ chân cột hình vuông tượng trưng cho trái đất, tháp cao hai tầng lộ ra mặt trời, tượng trưng cho bầu trời, lối đi qua Gác Khuê Văn tượng trưng cho gió, trong khi hồ nước trước Khuê Văn Các biểu tượng cho nước. Từ năm 2012, kể từ khi Luật Thủ đô ra đời, Khuê Văn Các được chọn là biểu tượng của Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến. Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là điểm tham quan du lịch hấp dẫn, mỗi năm đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến thăm và là một trong những trung tâm hoạt động văn hóa khoa học lớn của Thủ đô Hà Nội.
Những hoạt động nổi bật năm 2016
Năm 2016 là một năm sôi động với nhiều sự kiện văn hoá được tổ chức ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hội chữ Xuân Bính Thân là sự kiện khởi đầu cho năm 2016 mà ngay từ lúc khai mạc đã thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan. Lượng du khách đến Hội chữ ngày một đông, đặc biệt tối và đêm giao thừa, ngày mùng 1, mùng 2 tết Bính Thân. Sau hai tuần mở cửa phục vụ, Hội chữ đã đón tiếp gần 50 ngàn lượt du khách, góp phần đáp ứng được nhu cầu thụ hưởng những giá trị văn hóa tinh thần của công chúng Thủ đô trong những ngày Tết. Ban Tổ chức mong muốn Hội chữ Xuân sẽ trở thành một sự kiện văn hóa thường niên của Thủ đô Hà Nội mỗi khi Tết đến Xuân về, là sân chơi lành mạnh cho những người yêu thích nghệ thuật Thư pháp, tránh tình trạng viết chữ tự phát bên vỉa hè phố Văn Miếu và mất trật tự an ninh, lộn xộn trong hoạt động viết chữ của những năm trước đây.
Khai mạc Hội chữ Xuân Bính Thân 2016. (Ảnh: Hà Tuấn)
Bên cạnh đó, những hoạt động tôn vinh các giá trị truyền thống của dân tộc cũng thường xuyên được tổ chức. Đêm nghệ thuật trình diễn áo dài 2016 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám với câu chuyện về những tà áo duyên dáng, điểm nhấn là các loài hoa và sự góp mặt của các nhà thiết kế nổi tiếng đến từ ba miền Bắc - Trung - Nam. Lễ hội áo dài có sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng lần đầu xuất hiện trên sân khấu thời trang như: NSND Trà Giang, NSND Ngọc Lan, NSND Như Quỳnh, NSƯT Thanh Loan, Thanh Tú, Kim Tiến, Vũ Dậu, Minh Châu… và người khuyết tật, một số phu nhân của đại sứ tại Hà Nội. Âm hưởng thướt tha, ngọt ngào của “Lễ hội Áo dài của chúng ta” còn đọng mãi trong ký ức người Hà Nội và du khách cả nước.
“Lễ hội Áo dài của chúng ta” 2016 được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn đọng mãi
trong ký ức người Hà Nội và du khách cả nước
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 14 có chủ đề “Đất nước, cánh buồm Xuân” với sự tham gia của 26 câu lạc bộ thơ có nhiều hoạt động phong phú như: triển lãm về các nhà thơ thời kỳ chống Pháp, trưng bày các tác phẩm của nhiều tỉnh, thành phố, các trường đại học... đã trở thành một lễ hội thi ca có ý nghĩa trong đời sống văn học - nghệ thuật của đất nước.
Trong năm 2016, chương trình giáo dục di sản tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, mở ra những cơ hội mới cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Bên cạnh việc tổ chức phục vụ hơn 433 đoàn khuyến học, tổng số gần 40.000 học sinh, sinh viên đến từ các trường học tại Hà Nội và các địa phương khác, giáo dục di sản với hình thức hoạt động trải nghiệm tại di tích đã ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của nhiều trường học và các bậc phụ huynh. Từ việc khám phá những tri thức liên quan đến di sản, học sinh đã có những sáng tạo mô hình hóa các điểm tham quan trong di tích thành các sản phẩm văn hóa nghệ thuật vô cùng độc đáo, ấn tượng và đầy cảm xúc. Các cuộc thi tìm hiểu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám và lịch sử Việt Nam được tổ chức cho một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng được đánh giá khá hiệu quả trong công tác giáo dục lịch sử và truyền thống dân tộc. Các cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội và một số địa phương khác cũng đã cung cấp cho công chúng nhiều tư liệu quý giá về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tạo nên hiệu ứng xã hội tốt.
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 14 - sức sống của một sân thơ. (Ảnh: Viết Thành)
Các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế cũng được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trong năm 2016, sự kiện tuần lễ Bỉ lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với các hoạt động văn hóa đặc sắc đang mang đến cho công chúng Việt Nam nhiều cảm xúc, trong đó, sự kiện chính diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. “Đêm Gala Hà Nội” là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ IV cũng được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã góp phần quan trọng cho thành công của Liên hoan phim.
Cũng trong năm qua, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có nhiều hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến di sản như hợp tác với các chuyên gia đến từ Ôxtraylia, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… trong việc đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống thông tin, biển chỉ dẫn trong khu di tích. Việc hợp tác quốc tế khá hiệu quả đã đem đến cho Trung tâm nhiều cơ hội được tiếp cận với tri thức, kinh nghiệm của các quốc gia có nhiều thành công trong bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là điểm đến của nhiều đoàn khách quốc tế, trong đó có các nguyên thủ quốc gia. Năm 2016, Trung tâm đã tổ chức tiếp đón, thuyết minh, giới thiệu về di tích cho các Đoàn khách ngoại giao quốc tế, gồm 23 đoàn với tổng số 284 đại biểu, trong đó có các đoàn của Tổng thống Mianma, Tổng thống Cộng hòa Ailen, đoàn đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đoàn Đại sứ - Đại sứ quán Australia, Đoàn Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Cộng hòa Italia, Đoàn Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Cộng hòa Adecbaigian, Đoàn Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Cộng hòa Hungary, đoàn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada, đoàn Bí thư Thành phố Thượng Hải - Trung Quốc…
Trong năm 2017, thực hiện chủ trương chung của thành phố Hà Nội về phát triển văn hóa và du lịch, trên tinh thần quản lý di sản có trách nhiệm, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích theo hướng phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách, đưa di tích là điểm đến hấp dẫn. Đồng thời, tập trung phát triển chương trình giáo dục di sản, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường các hoạt động truyền thông để phát huy thực sự hiệu quả di sản quý giá mà cha ông để để lại cho các thế hệ sau./.
Với bề dày gần một nghìn năm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đào tạo nên hàng ngàn các bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước. Được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trung tâm giáo dục lớn nhất của nước ta thời xưa, đồng thời cũng là nơi hun đúc nên bao truyền thống văn hóa giáo dục quý báu, trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, truyền thống trọng hiền tài của dân tộc. Tại đây, lưu giữ 82 bia tiến sĩ của triều Lê và triều Mạc, là nguồn sử liệu quý giá cho việc nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, giáo dục, điêu khắc Việt Nam. Vì những giá trị quý giá đó, bia tiến sĩ đã được UNESCO công nhận là di sản ký ức thế giới năm 2011 và được xếp vào bảo vật quốc gia năm 2015.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Biểu tượng trường tồn tinh hoa văn hóa Việt
Những hoạt động nổi bật năm 2016
Năm 2016 là một năm sôi động với nhiều sự kiện văn hoá được tổ chức ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hội chữ Xuân Bính Thân là sự kiện khởi đầu cho năm 2016 mà ngay từ lúc khai mạc đã thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan. Lượng du khách đến Hội chữ ngày một đông, đặc biệt tối và đêm giao thừa, ngày mùng 1, mùng 2 tết Bính Thân. Sau hai tuần mở cửa phục vụ, Hội chữ đã đón tiếp gần 50 ngàn lượt du khách, góp phần đáp ứng được nhu cầu thụ hưởng những giá trị văn hóa tinh thần của công chúng Thủ đô trong những ngày Tết. Ban Tổ chức mong muốn Hội chữ Xuân sẽ trở thành một sự kiện văn hóa thường niên của Thủ đô Hà Nội mỗi khi Tết đến Xuân về, là sân chơi lành mạnh cho những người yêu thích nghệ thuật Thư pháp, tránh tình trạng viết chữ tự phát bên vỉa hè phố Văn Miếu và mất trật tự an ninh, lộn xộn trong hoạt động viết chữ của những năm trước đây.
Khai mạc Hội chữ Xuân Bính Thân 2016. (Ảnh: Hà Tuấn)
“Lễ hội Áo dài của chúng ta” 2016 được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn đọng mãi
trong ký ức người Hà Nội và du khách cả nước
Trong năm 2016, chương trình giáo dục di sản tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, mở ra những cơ hội mới cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Bên cạnh việc tổ chức phục vụ hơn 433 đoàn khuyến học, tổng số gần 40.000 học sinh, sinh viên đến từ các trường học tại Hà Nội và các địa phương khác, giáo dục di sản với hình thức hoạt động trải nghiệm tại di tích đã ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của nhiều trường học và các bậc phụ huynh. Từ việc khám phá những tri thức liên quan đến di sản, học sinh đã có những sáng tạo mô hình hóa các điểm tham quan trong di tích thành các sản phẩm văn hóa nghệ thuật vô cùng độc đáo, ấn tượng và đầy cảm xúc. Các cuộc thi tìm hiểu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám và lịch sử Việt Nam được tổ chức cho một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng được đánh giá khá hiệu quả trong công tác giáo dục lịch sử và truyền thống dân tộc. Các cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội và một số địa phương khác cũng đã cung cấp cho công chúng nhiều tư liệu quý giá về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tạo nên hiệu ứng xã hội tốt.
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 14 - sức sống của một sân thơ. (Ảnh: Viết Thành)
Cũng trong năm qua, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có nhiều hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến di sản như hợp tác với các chuyên gia đến từ Ôxtraylia, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… trong việc đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống thông tin, biển chỉ dẫn trong khu di tích. Việc hợp tác quốc tế khá hiệu quả đã đem đến cho Trung tâm nhiều cơ hội được tiếp cận với tri thức, kinh nghiệm của các quốc gia có nhiều thành công trong bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là điểm đến của nhiều đoàn khách quốc tế, trong đó có các nguyên thủ quốc gia. Năm 2016, Trung tâm đã tổ chức tiếp đón, thuyết minh, giới thiệu về di tích cho các Đoàn khách ngoại giao quốc tế, gồm 23 đoàn với tổng số 284 đại biểu, trong đó có các đoàn của Tổng thống Mianma, Tổng thống Cộng hòa Ailen, đoàn đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đoàn Đại sứ - Đại sứ quán Australia, Đoàn Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Cộng hòa Italia, Đoàn Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Cộng hòa Adecbaigian, Đoàn Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Cộng hòa Hungary, đoàn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada, đoàn Bí thư Thành phố Thượng Hải - Trung Quốc…
Trong năm 2017, thực hiện chủ trương chung của thành phố Hà Nội về phát triển văn hóa và du lịch, trên tinh thần quản lý di sản có trách nhiệm, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích theo hướng phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách, đưa di tích là điểm đến hấp dẫn. Đồng thời, tập trung phát triển chương trình giáo dục di sản, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường các hoạt động truyền thông để phát huy thực sự hiệu quả di sản quý giá mà cha ông để để lại cho các thế hệ sau./.
TS Lê Xuân Kiêu